Công ty có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nắm giữ tiền mặt ở
một tỷ lệ cao. Đòn bẩy tài chính là một trong số những phương pháp này. Bất cứ khi
nào có thâm hụt tiền mặt, công ty có thể vay nguồn vốn nếu công ty có khả năng
phát hành nợ. Lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết dòng tiền tự do dự đoán một
mối tương quan âm giữa đòn bẩy tài chính và nắm giữ tiền mặt của các công ty.
Saddour (2006) cho rằng đòn bẩy tài chính làm tăng giám sát của thị trường vốn. Vì vậy các công ty ít sử dụng đòn bẩy tài chính mà có thể tích lũy số lượng tiền mặt để
không bị giám sát bởi thị trường vốn. Ngoài ra nợ có thể được sử dụng tài trợ cho các cơ hội đầu tư của công ty và có thể được xem để thay thế tiền mặt. Vì vậy, có
một mối tương quan âm giữa đòn bẩy tài chính và nắm giữ tiền mặt của các công ty.
Kết quả tương tự được tìm thấy bởi Opler và các cộng sự (1999), Nguyen (2005), Afza và Adnan (2007), Hardin III và các công sự (2009), Kafayat và các cộng sự (2014) cho rằng các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính cao có thể dễ dàng tiếp cận hơn với thị trường vốn nên nắm giữtiền mặt ít hơn.
Đồng quan điểm với lý thuyết trật tựphân hạng thì lý thuyết dòng tiền tựdo cũng dự đoán một mối tương quan âm giữa đòn bẩy và nắm giữ tiền mặt, vì các công ty sử dụng vốn vay ít có thể chịu ít giám sát từ bên ngoài hơn và do đó cho
phép nhà quản lý quyết định giữ lượng tiền mặt cao hơn theo vấn đề động cơ đại diện. Tuy nhiên, Ferreira và Vilela (2004) cho rằng mô hình đánh đổi cũng có thể
dự đoán một mối tương quan dương giữa đòn bẩy và nắm giữ tiền mặt vì đòn bẩy
làm tăng xác suất phá sản và do đó các công ty giữtiền mặt nhiều hơn đểgiảm xác suất kiệt quệtài chính.
Giả thuyết 4: Đòn bẩy tài chính có mối tươngquan dương đến việc nắm giữ tiền mặt.