MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện tiên lãng lãnh đạo quá trình chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm 1996 2005 (Trang 101 - 131)

6. Cấu trúc đề tài

3.2MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Một là: Phải nắm vững và vận dụng tốt những chủ trương, chính sách

của Đảng, Thành phố vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về vị trí, tiềm năng, lợi thế của huyện, cần phải đánh giá đúng những tồn tại, yếu kém từ đó đề ra những chủ trương, giải pháp phù hợp phát huy tốt nội lực. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài, tranh thủ sự lãnh đạo, giúp đỡ của Thành phố để xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể đẩy mạnh chuyển dịch kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ huyện và các cấp chính quyền cần phải xác định chủ trương, phương hướng cụ thể, từ đó đề ra các giải pháp, chương trình hành động phù hợp với hoàn cảnh thực tế của địa phương. Đối với một huyện đất chật người đông, điều kiện tự nhiên không thuận lợi như Tiên Lãng, trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích. Bố trí cơ cấu trà và giống lúa hợp lý, tích cực tiếp thu giống lúa có năng suất, chất lượng cao, phẩm chất tốt vào trong sản xuất. Tăng cường , khuyến khích phát triển chăn nuôi theo nhiều hình thức nhất là chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại. Chú trọng nâng cao chất lượng con giống và áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi, làm tốt công tác phòng, trừ dịch bệnh đảm bảo phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.

Là một huyện ven biển, Tiên Lãng có tiềm năng đặc biệt về nuôi trồng và khai thác thủy sản. Trong 10 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vừa qua thủy sản luôn được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Vì vậy, thời gian tới huyện cần tích cực triển khai quy hoạch chi tiết từng vùng, điều chỉnh quy mô sản xuất để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản theo hướng bán

thâm canh, thâm canh, công nghiệp. Tích cực đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản như lựa chọn các con nuôi có năng suất và giá trị kinh tế cao, chất lượng giống tốt kết hợp với việc xây dựng các cơ sở chế biến…tạo cơ sở vững chắc cho ngành thủy sản của huyện phát triển, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Hai là: Thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố các tổ chức Đảng

thực sự trong sạch làm hạt nhân xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đảm bảo các tiêu chuẩn cho từng chức danh. Làm tốt công tác quản lý Đảng viên, nhất là việc phân công công tác cho Đảng viên; việc đánh giá chất lượng Đảng viên hàng năm.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, đặc biệt coi trọng kiểm tra của các cấp, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động của Ủy ban kiểm tra các cấp. Kiểm tra toàn diện nhưng đi sâu vào việc kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết, chỉ thị của các cấp và cấp ủy trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong các tổ chức Đảng, thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức tập trung dân chủ, thường xuyên tiến hành phê bình và tự phê bình. Coi trọng công tác kiểm tra Đảng viên, tổ chức Đảng và khi có dấu hiệu vi phạm phải xử lý kịp thời những Đảng viên, tổ chức Đảng vi phạm khuyết điểm.

Trong quá trình thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, các cán bộ, Đảng viên phải làm tốt công tác tuyên truyền, dân vận và gương mẫu thực hiện tạo niềm tin cho nhân dân, để nhân dân tự giác làm theo.

Ba là: Tăng cường công tác quản lý của nhà nước trên tất cả các mặt

hoạt động kinh tế - xã hội theo đúng những quy định mà pháp luật đề ra. Mọi hoạt động của ác cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đoàn thể quần chúng đều phải được giám sát, quản lí chặt chẽ để kịp thời phát hiện,

giải quyết những hạn chế, tiêu cực nảy sinh, đảm bảo ổn định tình hình nông thôn. Thực hiện tốt những chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Bốn là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn liền với đổi

mới nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Trong giai đoạn mới cần chú ý tới việc nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân, dáp ứng nhu cầu văn hóa, xã hội để tạo niềm tin của nhân dân với Đảng, khiến cho nhân dân làm theo các đường lối, chủ trương mà Đảng đề ra, tích cực sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trong sản xuất phải liên tục áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới, lựa chọn các giống cây, con, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, Tiên Lãng cũng cần phải tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thành hệ thống điện - đường - trường - trạm theo đúng mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế huyện đến năm 2010, nhất là hệ thống giao thông liên lạc - đây là vấn đề then chốt tạo động lực phát triển cho nền kinh tế huyện trong tương lai.

Những bài học trên đây có quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là kết quả của quá trình đúc kết kinh nghiệm sau một quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp lâu dài căn cứ trên cơ sở những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những yếu kém còn tồn tại trong nền kinh tế nông nghiệp. Những bài học này sẽ giúp cho Huyện ủy, Chính quyền và nhân dân huyện Tiên Lãng có cái nhìn toàn diện, sâu sắc, đúng đắn hơn về những cái đã được, những cái chưa được của 10 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện, từ đó sẽ đề ra những chủ trương, giải pháp cụ thể tạo ra những bước đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp huyện trong giai đoạn 2005 - 2010.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, là một yếu tố khách quan trong tiến trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, Việc xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý đối với Tiên Lãng vừa là yêu cầu cơ bản vừa là vấn đề bức thiết. Tiên Lãng là một huyện ven biển của thành phố Hải Phòng với các tỉnh duyên hải Bắc Bộ. Đó là những điều kiện thuận lợi để Tiên Lãng có thể phát triển một nền kinh tế phong phú, đa dạng.

Trong những năm vừa qua thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, nhất là chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Đảng bộ, UBND cùng toàn thể nhân dân Tiên Lãng đã có nhiều cố gắng đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất lúa, phát triển rau màu (nhất là các cây trồng vụ đông, vụ đông - xuân có giá trị kinh tế cao), cây công nghiệp, cây ăn quả…phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, khôi phục lại một số ngành thủ công nghiệp truyền thống, dịch vụ đã phát triển. Nhưng do điều kiện đặc thù của huyện giao thông đường bộ khó khăn, bốn mặt đều là sông nước, lại nằm ở vùng xa các trung tâm thành thị và khu công nghiệp, ít tài nguyên khoáng sản, cho nên cơ cấu kinh tế của huyện ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, công nghiệp và dịch vụ rất thấp. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp tuy có chuyển dịch nhưng tốc độ chuyển dịch vẫn còn rất chậm, nông nghiệp vẫn mang tính thuần nông, chưa có những đột biến, đời sống nhân dân tuy đã được cải thiện một bước, xóa được đói, giảm được nghèo nhưng để làm giàu thì còn gặp không ít khó khăn.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một quá trình lâu dài, phức tạp. Để thực hiện tốt quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Lãng, cần giải quyết tốt các nội dung sau: phải làm rõ và quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp; cần có những nhìn nhận, đánh giá hoàn toàn khách quan, đầy đủ về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, những thuận lợi, khó khăn của huyện ttrong chuyển dịch kinh tế để từ đó đề ra những giải pháp khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng thế mạnh của huyện; Căn cứ vào thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện trong những năm vừa qua để đưa ra những Dự án, Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả, khả thi, đầy tính thuyết phục, kêu gọi sự hỗ trợ của thành phố, sự đầu tư của các doanh nghiệp…

Mặc dù khó khăn còn nhiều, biện pháp tháo gỡ còn hạn chế nhưng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có cộng với sự hỗ trợ của Thành phố và trung ương kết hợp với tinh thần năng động, sáng tạo, vượt khó, Đảng bộ và nhân dân Tiên Lãng nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, đưa nền nông nghiệp huyện từ độc canh lúa sang sản xuất hàng hóa, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ Huyện Tiên lãng (1998), Lịch sử Đảng bộ Huyện

Tiên Lãng (1930 - 1995), Nxb Hải Phòng.

2. Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền (1998), Trung tâm Châu Á - Thái Bình Dương (VAPEC), Nông nghiêp Việt Nam bước vào thế kỉ XXI, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng (2000), Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng (1975 - 2000), Tập 3, Nxb Hải Phòng

4. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Đảng cộng sản Việt Nam (2001) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng bộ xã Cấp Tiến (2005), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng

bộ xã Cấp Tiến khóa XXVII trình đại hội đại biểu Đảng bộ xã Cấp Tiến lần thứ XXVII (nhiệm kì 2000 - 2010), Lưu trữ Đảng bộ xã Cấp Tiến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Đảng bộ xã Bạch Đằng (2005), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ xã Bạch Đằng khóa 19 trình đại hội Đảng bộ xã Bạch Đằng lần thứ 20 (nhiệm kì 2005 - 2010), Lưu trữ Đảng bộ xã Bạch Đằng.

8. Huyện ủy Tiên Lãng, Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ các năm 1995, 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005,

lưu trữ văn phòng Huyện ủy Tiên Lãng.

9. Huyện ủy Tiên Lãng (1996), Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện

về tình hình thực hiện Nghị quyết đại hội XXIII (1991 - 1995), phương hướng - nhiệm vụ nhiệm kì XXIV (1996 - 2000), Lưu tại văn phòng huyện

ủy Tiên Lãng.

10. Huyện ủy Tiên Lãng (2000), Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ khóa

24 (nhiệm kì 1996 - 2000) trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ 25 (nhiệm kì 2000 - 2005), Lưu trữ văn phòng huyện ủy Tiên Lãng.

11. Huyện ủy Tiên Lãng (2000), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện

Tiên Lãng lần thứ XXIV, Lưu trữ văn phòng huyện ủy Tiên Lãng

12. Huyện ủy Tiên lãng (2004), Báo cáo tình hình kết quả công tác 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2004, Lưu trữ văn phòng

huyện ủy Tiên Lãng.

13. Huyện ủy Tiên lãng (2005), Báo cáo tình hình kết quả công tác 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2005, Lưu trữ văn phòng

huyện ủy Tiên Lãng.

14. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000), Báo cáo tình thình thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 2000 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên lãng năm 2001, Lưu trữ phòng Nông

nghiệp - PTNT Tiên Lãng.

15. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2002), Báo cáo kết quả thực

hiện kế hoạch sản xuất Nông nghiệp năm 2002, phương hướng nhiệm vụ năm 2003, Lưu trữ phòng Nông nghiệp - PTNT Tiên Lãng.

16. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2003), Báo cáo kết quả thực

hiện kế hoạch sản xuất Nông nghiệp năm 2003, phương hướng nhiệm vụ năm 2004, Lưu trữ phòng Nông nghiệp - PTNT Tiên Lãng.

17. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004), Báo cáo kết quả thực

hiện kế hoạch sản xuất Nông nghiệp năm 2004, phương hướng nhiệm vụ năm 2005, Lưu trữ phòng Nông nghiệp - PTNT Tiên Lãng.

18. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Báo cáo kết quả thực

hiện kế hoạch sản xuất Nông nghiệp năm 2005, phương hướng nhiệm vụ năm 2006, Lưu trữ phòng Nông nghiệp - PTNT Tiên Lãng.

19. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Báo cáo kết quả thực

hiện kế hoạch sản xuất Nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2005 và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2000 - 2010, Lưu trữ phòng Nông nghiệp

20. Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Tiên Lãng (2002), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2002 và phương hướng nhiệm vụ năm 2003, Lưu

phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Tiên Lãng.

21.Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Tiên Lãng (2003), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ năm 2004, Lưu

phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Tiên Lãng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22. Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Tiên Lãng (2004), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ năm 2005, Lưu

phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Tiên Lãng.

23. Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Tiên Lãng (2005), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2006, Lưu

phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Tiên Lãng.

24. Phòng Nông nghiệp huyện Tiên Lãng (2002), Đề án phát triển thủy sản

huyện Tiên Lãng giai đoạn 2002 - 2005 và những năm tiếp theo, Lưu trữ

phong Nông nghiệp huyện Tiên Lãng.

25. Phòng Nông nghiệp huyện Tiên Lãng (2002), Đề án đẩy mạnh phát triển

chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Tiên Lãng giai đoạn 2002 - 2010, Lưu trữ phòng nông nghiệp huyện Tiên Lãng.

26. Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng (1997), Báo cáo tình hình thực hiện kế

hoạch Nhà nước năm 1996, phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 1997, Lưu trữ văn phòng ủy ban

nhân dân huyện Tiên Lãng.

27. Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng (1999), Báo cáo tình hình thực hiện kế

hoạch Nhà nước năm 1998, phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 1999, Lưu trữ văn phòng ủy ban

28. Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng (2000), Báo cáo tình hình thực hiện kế

hoạch Nhà nước năm 1999, phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2000, Lưu trữ văn phòng ủy ban

nhân dân huyện Tiên Lãng.

29. Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng (2002), Chương trình hành động thực

hiện nghị quyết số 06 của Ban thường vụ Thành ủy về thâm canh tăng năng suất lúa và phát triển cây vụ đông giai đoạn 2002 - 2005, Lưu trữ

Văn phòng ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng.

30. Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng (2006), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 2006, phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2007, Lưu trữ văn phòng ủy ban

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Cơ cấu trà và giống huyện Tiên Lãng từ 1991 - 1998

STT m

Vụ chiêm Vụ mùa

DTGC Chiêm cũ Xuân Sớm Xuân chính vụ Xuân

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện tiên lãng lãnh đạo quá trình chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm 1996 2005 (Trang 101 - 131)