ĐẢNG BỘ TIÊN LÃNG LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện tiên lãng lãnh đạo quá trình chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm 1996 2005 (Trang 27)

6. Cấu trúc đề tài

2.1 ĐẢNG BỘ TIÊN LÃNG LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

KINH TẾ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1996 – 2000

2.1.1 Chủ trƣơng của trung ƣơng Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản, là ngành ra đời sớm nhất trong các ngành kinh tế hiện có. Nông nghiệp bao giờ cũng gắn liền với nông dân, nông thôn và môi trường tự nhiên. Phát triển nông nghiệp không thể tách khỏi sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn và bảo vệ môi trường sinh thái. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội: Cung cấp lương thực thực phẩm nuôi sống toàn xã hội; cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm cho xã hội; cung cấp một khối lượng lớn các mặt hàng xuất khẩu có giá trị, đem về nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước và là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho các ngành kinh tế - xã hội; nông nghiệp nông thôn còn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế; nông nghiệp là ngành có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Một nền nông nghiệp bền vững sẽ là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của xã hôi loài người.

Không chỉ là ngành kinh tế ra đời sớm, nông nghiệp còn là ngành sản xuất đặc biệt, có nhiều điểm khác biệt so với các ngành kinh tế khác:

Thứ nhất: Đối tượng sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sinh vật

sống (cây trồng, vật nuôi) chúng sinh trưởng và phát triển theo quy luật của tự nhiên như quy luật vận động của thời tiết, khí hậu…

Thứ hai: Trong nông nghiệp, ruộng đất là nguồn tư liệu sản xuất chủ

Thứ ba: Trong nông nghiệp thời gian sản xuất và thời gian lao động

không ăn khớp với nhau làm cho nông nghiệp có tính thời vụ sâu sắc.

Thứ tư: Chu kì sản xuất nông nghiệp nói chung lâu dài và không giống

nhau giữa các loại cây trồng và vật nuôi.

Từ những đặc điểm trên của ngành nông nghiệp cho thấy việc phân phối vùng, quy hoạch, bố trí hợp lí cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm sinh thái của từng vùng trên cơ sở nhu cầu của thị trường và lợi thế của từng vùng là một việc vô cùng quan trọng. Đó là yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp nông thôn.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này nên trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 12/1996) của Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1996 - 2000 với nội dung cụ thể như sau: “Phát triển nông nghiệp toàn diện hướng vào đảm bảo an toàn lương thực quốc gia trong mọi tình huống tăng nhanh nguồn rau quả, thực phẩm; cải thiện chất lượng bữa ăn, giảm suy dinh dưỡng. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn có hiệu quả. Trên cơ sở đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực chủ yếu là lúa, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp, cây ăn quả. Tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm, phát triển kinh tế biển, đảo, kinh tế rừng khai thác có hiệu quả, tiềm năng của nền nông nghiệp sinh thái; tăng nhanh sản lượng gắn liền với công nghiệp chế biến và xuất khẩu, mở rộng thị trường nông thôn; tăng thu nhập của nông dân. Đẩy mạnh việc xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội” [4, tr 174 - 175].

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra trên nhiều lĩnh vực mà trước tiên là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; giữa trồng trọt, chăn nuôi; giữa chế biến và dịch vụ; khôi phục và phát triển ngành nghề, đẩy mạnh

áp dụng khoa học công nghệ mà trước hết là công nghệ sinh học và sản xuất; tập trung phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trên cơ sở khai thác các thế mạnh của vùng…căn cứ vào tình hình thực tế của đất nước,Đảng cũng chỉ rõ những giải pháp cụ thể để tiến hành chuyển dịch kinh tế nông nghiệp là: Bố trí lại mùa vụ để tránh thiên tai, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ theo chiều hướng tăng các vụ có năng suất cao hoặc chuyển sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn; áp dụng các biện pháp khoa học kí thuật tiên tiến, các biện pháp sinh học và công nghệ sinh học vaò trong sản xuất, đặc biệt là các giống mới có năng suất, chất lượng tốt, thích ứng được với từng vùng sinh thái, đẩy mạnh thâm canh tăn vụ…; phát triển mạnh các cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại rau đậu có hiệu quả kinh tế cao, hình thành những vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến tại chỗ để hạ giá thành sản phẩm; đổi mới hệ thống giống có năng suất cao, chất lượng tốt; phát triển các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi. Mạng lưới thú y, bảo hiểm vật nuôi, thị trường tiêu thụ sản phẩm tạo động lực cho ngành chăn nuôi phát triển.

Thực hiện chủ trương mới của Đại hội Đảng VIII, trong giai đoạn 1996 - 2000, thành phố Hải Phòng tiếp tục đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Tập trung mọi tiềm lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI (tháng 11/1996) nêu rõ: “Cần sớm tập trung chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn theo chiều hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển thủy sản theo chiều hướng giảm đánh bắt ven bờ, tăng cường vùng bán khơi” [3,tr303 - 304]. Đại hội cũng đề ra một số chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2000, riêng về nông nghiệp phải đạt tốc độ tăn bình quân từ 5 - 5,5%. Những giải pháp cụ thể để đẩy mạnh quá trình chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố: Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ; áp dụng các biện pháp sinh học và công nghệ sinh học vào sản xuất; khai thác tới mức cao nhất tiềm năng đất đai, lao động; Tích cực quai đê, lấn biển, mở rộng diện tích gieo trồng kết hợp với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ một cách thích hợp; Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao…Riêng ngành thủy sản, được coi là thế mạnh của thành phố nhưng trong nhiều năm chuyển dịch chậm, hiệu quả thấp, vì vậy từ năm 1995, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố và ngành thủy sản chủ trương tập trung chỉ đạo và thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh nuôi trồng, tăng quy mô khai thác xa bờ. Bước đầu ngành thủy sản sẽ triển khai thực hiện 5 chương trình phát triển thủy sản và xây dựng quy hoạch chiến lược phát triển đến năm 2010 kết hợp với xây dựng cơ sở hạ tầng như các khu neo đậu và dịch vụ hậu cần nghề cá ở Bạch Long Vĩ, Cát Bà, các cơ sở nuôi trồng thủy sản…tạo điều kiện khai thác các thế mạnh về thủy sản, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố.

2.1.2. Đảng bộ huyện Tiên Lãng chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1996 - 2000

Sau 10 năm thực hiện “đổi mới” theo đường lối đúng đắn của Đảng, nền kinh tế Tiên Lãng đã có những chuyển biến theo hướng tich cực. Kết quả và kinh nghiệm thu được là những thuận lợi cơ bản để Đảng bộ và nhân dân Tiên Lãng tiếp tục vươn lên, thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1996 - 2000). Bên cạnh những thuận lợi, Tiên Lãng cũng đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách: xuất phát điểm của địa phương còn nhiều mặt thấp, nhất là điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn vốn hạn hẹp; nguồn lao động tuy đông nhưng chất lượng lao động thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của việc đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa nông nghiệp và cải biến cơ cấu

kinh tế nông thôn; mạng lưới giao thông tuy có phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại và phát triển kinh tế của huyện; trình độ quản lí kinh tế còn thấp thêm vào đó là tư tưởng trông chờ, ỷ lại…đã hạn chế sự phát triển kinh tế huyện.

Trên cơ sở những thuận lợi, thời cơ mới, quán triệt những nhiệm vụ, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng bộ thành phố về phát triển kinh tế, Đảng bộ và nhân dân Tiên Lãng không ngừng phát huy những thành quả đạt được trong những năm 1991 - 1995. Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế một cách vững chắc, đặc biệt là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 24 (tháng 1/1996) chủ trương: “khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực để phát triển sản xuất - kinh doanh, dịch vụ ở tất cả các thành phần kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao hơn và vững chắc hơn, trong đó trọng tâm hàng đầu là đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn và giải quết được nhiều việc làm cho người lao động” [14,tr21]

2.1.2.1. Mục tiêu cần đạt được trong 5 năm (1996 - 2000)

Để hòa nhập với tốc độ phát triển chung, tránh nguy cơ tụt hậu và tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chủ trương phát triển kinh tế của huyện Tiên Lãng trong kế hoạch 5 năm (1996 - 2000) là: “Tập trung phát triển cả sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ với tốc độ cao, tăng trưởng mạnh. Cơ cấu phát triển các ngành đến năm 2000 sẽ là: Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 65%, công nghiệp: 15% và dịch vụ: 20%, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm 10,6%/năm” [14, tr22].

Để đạt được mục tiêu đề ra, trong nghị quyết chung Đảng bộ huyện đã xác định và khẳng định: “Nông nghiệp vẫn được coi là mặt trận sản xuất hàng đầu”. Hướng phát triển nông nghiệp trong những năm tới phát triển toàn diện trồng trọt và chăn nuôi, thâm canh tăng năng suất và đạt tỷ suất hàng hóa cao, đảm bảo một nền nông nghiệp ổn định: Thâm canh, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững; Tăng sản lượng lương thực bình quân theo đầu người trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đáp ứng yêu cầu thị trường của nội thành và xuất khẩu như: gạo đặc sản, lợn nạc, lợn sữa, rau quả cao cấp, gia cầm…phấn đấu đạt hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích từ 35 - 40 triệu đồng/ha canh tác.

Trong 5 năm (1996 - 2000) Tiên Lãng sẽ đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - dịch vụ của huyện theo hướng sản xuất hàng hóa, trong đó lấy trồng trọt làm trọng tâm. Phấn đấu đảm bảo vững chắc mục tiêu an toàn về lương thực, đồng thời lấy giá trị thu được trên một đơn vị diện tích để bố trí các loại cây trồng, con vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, phấn đấu năm 2000 đạt 50% diện tích cho thu nhập từ 27 triệu đồng/ha trở lên. Mục tiêu cụ thể được đặt ra như sau:

Giá trị tổng sản lượng Nông - Lâm - Ngư nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân từ 6 - 6,5%/năm (1996 - 2000).

Về trồng trọt: Tổng diện tích trồng cây lương thực đến năm 2000 đạt

15.568 ha trong đó lúa 14.368 ha chiếm 92,29%, màu lương thực 1.200 ha chủ yếu là cây vụ đông.

Cây lúa:

+ Diện tích: Đến năm 2000 diện tích gieo trồng lúa là 14.368 ha, vụ xuân là 7.050 ha, trong đó lúa đặc sản là 200 ha; vụ mùa 7.318 ha trong đó lúa đặc sản là 450 ha

+ Năng suất đến năm 2000 bình quân đạt 90 tạ/ha + Sản lượng lương thực quy thóc 77 - 80 nghìn tấn

+ Mức sản xuất lương thực bình quân đầu người đạt 480 - 500 kg/người

Cây màu lương thực: Diện tích cây màu lương thực năm 1994 là 941 ha,

trong đó diện tích trồng ngô giai đoạn 1990 - 1993 đạt tới 175 ha. Trong những năm phấn đấu mở rộng diện tích cây màu lương thực ở những vùng đất 2 vụ có điều kiện tăng vụ, cụ thể:

+ Phát triển mạnh ngô lai, nhất là vụ đông, đến năm 2000 diện tích ngô đạt 400 - 450 ha, năng suất 40 - 50 tạ/ha, sản lượng đạt 1600 - 2000 tấn.

+ Cây khoai lang vẫn là cây trồng chủ yếu trong nhóm cây lương thực đến năm 2000 giữ diện tích trồng khoai lang là 400 ha, sản lượng đạt 2.800 tấn.

+ Cây khoai tây: Năm 1994 diện tích đạt 198 ha, năng suất 75 tạ/ha. Phấn đấu đến năm 2000 đưa diện tích khoai tây lên 300 - 350 ha, năng suất đạt 130 tạ/ha. Để đạt được những kết quả trên, trong những năm tới cần đẩy mạnh công tác khuyến nông, đưa nhanh các giống mới và cần thiết phải có chính sách đầu tư cũng như giải quyết chế biến sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm.

Cây thực phẩm: Mở rộng diện tích trồng rau, đáp ứng đủ nhu cầu về

lượng và chất cho nhu cầu rau xanh của nhân dân trong huyện, có một phần để cung cấp cho thị trường thành phố. Tiến tới huyện sẽ trở thành một vành đai rau của khu công nghiệp Kiến An, Đồ Sơn, sản xuất rau sạch, rau cao cấp cho xuất khẩu.

+ Cây thuốc lào: là cây có giá trị kinh tế cao, trong những năm tới ổn định diện tích trồng cây thuốc lào là 800 - 900 ha, sản lượng đạt 1.120 tấn, nghiên cứu chế biến các sản phẩm của cây thuốc lào để đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Cây cói: Cải tạo, mở rộng diện tích trồng cói của huyện trên đất ven sông Văn Úc và cả đất nội đồng, đưa các giống cói có chất lượng cao vào sản xuất thay thế các giống cói cũ, tăng cường đầu tư thâm canh để từng bước đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng cói cho công nghiệp dệt chiếu của huyện.

+ Cây đậu tương: Phát triển cây đậu tương ở 2 vụ hè thu và vụ đông để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, làm thức ăn gia súc.

Cây ăn quả: Cải tạo vườn tạp, trước mắt tập trung cải tạo vườn ở 3 xã

đường 10 và một số xã quanh thị trấn, đưa cây ăn quả có giá trị cao vào sản xuất như vải, nhãn, chuối…Trong đó, cây vải có thể trồng tập trung thành vùng sản xuất lớn ở 3 xã đường 10, đây là vùng có điều kiện sản xuất: gần nông trường Quý Cao và vùng vải Thanh Hà…

(Xem: Bảng 2.1: Chỉ tiêu diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu huyện Tiên lãng thời kì 1996 - 2010, sau trang 27)

Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi toàn diện: Gia súc. Gia cầm, đặc sản

đưa tỷ trọng chăn nuôi trong GDP của nông nghiệp từ 29,88% (1994) lên 36,70% (2000), cụ thể như sau:

+ Chăn nuôi gia súc: Chú trọng phát triển chăn nuôi trâu, bò, đưa tổng số đàn trâu, bò lên khoảng 7.765 con, trong đó đàn bò thịt có khoảng 1.000 con để đảm bảo sức kéo và nguồn thịt cung cấp cho thị trường

+ Chăn nuôi lợn: Thay đổi dần tập quán chăn nuôi mang tính tận dụng cao hiện có sang phương thức chăn nuôi công nghiệp, đưa tổng đàn lợn lên 6,2 vạn con, sản lượng thịt hơi sản xuất 5.000 tấn.

+ Chăn nuôi gia cầm: Phát triển mạnh đàn gà công nghiệp, đàn vịt siêu

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện tiên lãng lãnh đạo quá trình chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm 1996 2005 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)