Hình 2.8: DOANH SỐ THU NỢ HSXKD THEO ĐỐI TƯỢNG TẠI NHNO&PTNT TỈNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM (2008 – 2010)

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu (Trang 27 - 30)

NHNO&PTNT TỈNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM (2008 – 2010)

Nhìn chung tình hình thu nợ theo đối tượng HSXKD trong 3 năm có sự chuyển biến mạnh mẽ điều này cho thấy khách hàng sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả, đồng thời Ngân hàng luôn có biện pháp hợp lý để thu hồi nợ nhằm đảm bảo cho HĐKD phát triển. Đạt được như vậy là do Ngân hàng đã thực hiện tốt việc đôn đốc trả nợ của khách hàng như: gửi giấy báo kịp thời đến với khách hàng khi đến hạn trả nợ. Mặt khác Ngân hàng còn nhận được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương nên việc thẩm định các món vay được chính xác hơn hạn chế được việc cho vay sai đối tượng và việc kiểm tra sử dụng vốn được kịp thời hơn. Đồng thời ý thức trả nợ của khách hàng ngày càng cao cộng với việc khách hàng đã chọn được các phương án SXKD mang lại hiệu quả kinh tế tạo nguồn thu ổn định cho gia đình.

2.3.3 Phân tích tình hình dư nợ HSXKD theo đối tượng tại NHNO&PTNTtỉnh Bạc Liêu qua 3 năm (2008 – 2010) tỉnh Bạc Liêu qua 3 năm (2008 – 2010)

Bảng 2.7: TÌNH HÌNH DƯ NỢ HSXKD THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNO&PTNT TỈNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM (2008 – 2010)

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

NĂM CHÊNH LỆCH

2008 2009 2010

2009/2008 2010/2009Tuyệt đối % Tuyệt Tuyệt đối % Tuyệt

đối % Ngành nông nghiệp 475.594 657.342 849.549 181.748 38,21 192.207 29,24  Trồng trọt 131.884 185.824 242.236 53.940 40,90 56.412 30,36  Chăn nuôi 343.710 471.518 607.313 127.808 37,18 135.795 28,80 + Thủy sản 310.133 427.309 540.309 117.176 37,78 113.000 26,44 + Gia súc, gia cầm, cá 33.577 44.209 67.004 10.632 31,66 22.795 51,56 Ngành TM – DV 140.581 170.584 213.100 30.003 21,34 42.516 24,92 Ngành khác 61.268 74.881 74.286 13.613 22,22 -595 -0,80 Tổng 677.443 902.807 1.136.935 225.364 33,27 234.128 25,93

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh tại NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu)

Ghi chú: + TM – DV: Thương mại dịch vụ

Ngành nông nghiệp

Dư nợ cho mục đích này đều tăng qua các năm vì sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi mà những ngành này ngày càng phát triển và mở rộng. Đây là những lĩnh vực hoạt động chủ lực nó đem lại thu nhập cao, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế địa phương. Do đó Ngân hàng cũng mở rộng đầu tư tín dụng chi lĩnh vực này thể hiện qua DSCV, DSTN và dư nợ của ngành này đều tăng và chiếm tỷ trọng cao.

Trồng trọt

Dư nợ ngành này tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ ngành nông nghiệp. Dư nợ năm 2009 tăng 53.940 triệu đồng tương đương 40,90% so với năm 2008, năm 2009 mặc dù DSCV và DSTN đều tăng nhưng do DSTN chiếm tỷ trọng thấp hơn những năm trước và dư nợ năm 2008 chuyển sang cũng khá cao nên làm dư nợ năm 2009 tiếp tục tăng. Đến năm 2010 dư nợ tiếp tục tăng lên 56.412 triệu đồng với tốc độ tăng 30,36% so với năm 2009. Sở dĩ dư nợ tăng liên tục qua 3 năm là do trong thời gian này kinh tế thị trường gặp nhiều khó khăn, việc sản xuất của bà con nông dân không được thuận lợi nên có

nhiều khách hàng đã xin gia hạn nợ khi nợ đến hạn làm cho dư nợ của ngành này tăng lên.

Chăn nuôi

Ngành này có dư nợ tăng qua các năm do trong những năm này ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh đang phát triển mạnh, tuy loại hình này chi phí cao nhưng mang lại lợi nhuận khá và giá cả ngày càng tăng cao. Vì vậy dư nợ lĩnh vực này tăng cao góp phần làm tăng tổng dư nợ ngành chăn nuôi của tỉnh.

Thủy sản: Năm 2009 dư nợ đạt 427.309 triệu đồng tăng 117.176

triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 37,78% so với năm 2008, sang năm 2010 dư nợ tiếp tục tăng 113.000 triệu đồng tương đương 26,44% so với năm 2009. Tuy nhiên dư nợ giai đoạn 2008 – 2009 có tốc độ tăng cao hơn so với giai đoạn 2009 – 2010 nguyên nhân là do trong giai đoạn này các nhà máy khó khăn về đầu ra, trong khi đó giá thuốc, giá thức ăn thủy sản thì lại tăng so với cùng kỳ, nhưng giá tôm nguyên liệu thì lại hạ thê thảm. Vì thế mà dư nợ của Ngân hàng tăng lên đáng kể, trong giai đoạn năm 2009 bước sang 2010 DSCV ngành thủy sản tăng và DSTN cũng tăng cao vì vậy dư nợ của Ngân hàng có tốc độ thấp hơn so với giai đoạn 2008 – 2009.

Gia súc, gia cầm, cá: Dư nợ đối tượng này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong

tổng dư nợ hộ sản xuất. Tuy nhiên dư nợ đối tượng này tăng qua từng năm cho thấy Ngân hàng ngày càng chú trọng đầu tư vào loại hình sản xuất này.

Ngành Thương mại – Dịch vụ

Dư nợ đối với ngành TM – DV trong 3 năm không ngừng tăng trưởng, tốc độ tăng dư nợ năm 2009 so với năm 2008 là 21,34% và năm 2010 so với năm 2009 là 24,92%. Nguyên nhân làm cho dư nợ của Ngân hàng đối với ngành này tăng là do Ngân hàng chuyển sang đầu tư cho vay TM – DV với số lượng lớn, mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng đứng thứ 3 trong cơ cấu ngành nhưng dư nợ của ngành có chiều hướng gia tăng đáng kể vì nhu cầu phát triển của ngành trong địa bàn. Những năm qua ngành TM – DV rất được chú trọng phát triển của Tỉnh nhà, mặc dù công tác thu nợ rất hiệu quả nhưng do DSCV tăng nhanh nên dư nợ ngành này cũng tăng đáng kể.

Ngành khác

Tình hình dư nợ qua các năm đối với ngành nghề khác có sự biến động tăng giảm qua các năm, dư nợ năm 2009 là 74.881 triệu đồng tăng 13.613 triệu đồng so với năm 2008. Vì nhu cầu của người dân tăng cao trong năm này cả về mặt số lượng lẫn chất lượng do đó DSCV trong năm này gia tăng và dư nợ trong năm

trước chuyển sang cũng tương đối cao nên tổng dư nợ cũng tăng theo. Sang năm 2010 dư nợ giảm 595 triệu đồng so với năm 2009 do trong năm này DSCV đối với ngành nghề khác giảm đi nên dư nợ đối với ngành nghề này cũng giảm theo. Nguyên nhân là do trong thời gian gần đây Ngân hàng đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng là chỉ chú trọng đến việc mở rộng cho vay đối với khách hàng có nguồn trả nợ và tài sản đảm bảo chắc chắn, không cho vay theo số lượng, tiến hành sàng lọc thật kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu (Trang 27 - 30)