Hình 2.9: TÌNH HÌNH DƯ NỢ HSXKD THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNO&PTNT TỈNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM (2008 – 2010)

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu (Trang 30 - 33)

VỐN TẠI NHNO&PTNT TỈNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM (2008 – 2010)

Nhìn chung qua 3 năm dư nợ cho vay HSXKD của Ngân hàng ở mức cao và giá trị của khoản nợ phải thu này lớn dần qua từng năm. Doanh số cho vay HSXKD ngày càng tăng, nguồn vốn thu về cũng tăng lên cho thấy chất lượng tín dụng đối với HSXKD của Ngân hàng ngày càng hiệu quả. Ngoài việc đầu tư mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp Ngân hàng còn mở rộng đầu tư vào TM – DV và nhiều ngành SXKD khác nên nguồn vốn vay của khách hàng cũng góp phần vào mục tiêu chung phát triển kinh tế của địa phương.

2.3.4. Phân tích tình hình nợ xấu HSXKD theo đối tượng tạiNHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu qua 3 năm (2008 – 2010) NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu qua 3 năm (2008 – 2010)

Bảng 2.8: TÌNH HÌNH NỢ XẤU HSXKD THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNO&PTNT TỈNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM (2008 – 2010)

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Ngành nông nghiệp 11.490 8.646 5.924 -2.844 -24,75 -2.722 -31,48  Trồng trọt 3.092 2.365 1.971 -727 -23,51 -394 -16,66  Chăn nuôi 8.398 6.281 3.953 -2.117 -25,21 -2.328 -37,06 + Thủy sản 7.520 5.632 3.521 -1.888 -25,11 -2.111 -37,48 + Gia súc, gia cầm, cá 878 649 432 -229 -26,08 -217 -33,44 Ngành TM – DV 3.400 2.389 1.450 -1.011 -29,74 -939 -39,31 Ngành khác 1.639 1.242 843 -397 -24,22 -399 -32,13 Tổng 16.529 12.277 8.217 -4.252 -25,72 -4.060 -33,07

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu)

Ghi chú: TM – DV: Thương mại dịch vụ

Nhìn chung tổng giá trị nợ xấu cho vay HSXKD theo đối tượng giảm dần qua các năm, nợ xấu của từng ngành nghề thể hiện hiệu quả từng ngành phân tích nợ xấu từng ngành là phân tích nguyên nhân xảy ra tình trạng ấy, sự biến động nợ xấu HSXKD theo đối tượng sử dụng vốn qua từng năm được thể hiện cụ thể như sau:

Ngành nông nghiệp

Từ bảng số liệu ta thấy qua 3 năm khoản nợ xấu đối với mục đích sản xuất nông nghiệp đều giảm. Mặc dù những hộ vay tiền cho mục đích sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi gặp nhiều khó khăn nhưng ý thức trả nợ của người dân ngày một tăng lên làm cho nợ xấu của Ngân hàng giảm xuống.

Trồng trọt

Tuy trong 3 năm qua tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, thiên tai sâu bệnh hoành hành, giá cả nguyên liệu đầu ra biến động liên tục nhưng nhờ sự can thiệp của Chính phủ nên việc sản xuất của bà con nông dân cũng được cải thiện vẫn đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Vì vậy nợ xấu của ngành nông

đồng tương đương 23,51% so với năm 2008, đến năm 2010 tiếp tục giảm 394 triệu đồng tương ứng giảm 16,66% so với năm 2009.

Chăn nuôi

Thủy sản : Nhìn chung qua bảng số liệu thì tình hình nợ xấu

HSXKD của Ngân hàng rất tốt, giảm dần qua các năm trong đó ngành thủy sản là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất. Vì DSCV của Ngân hàng tập trung chủ yếu vào ngành này nên nếu phát sinh tình trạng nợ xấu xảy ra ở ngành này cao cũng là điều dễ hiểu. Trong những năm gần đây việc nuôi tôm sú của người dân ngày càng có hiệu quả đạt lợi nhuận càng cao vì thế việc trả nợ của người dân cho Ngân hàng cũng tăng lên làm giảm nợ xấu của Ngân hàng. Cụ thể: năm 2009 nợ xấu Ngân hàng là 5.632 triệu đồng giảm 1.888 triệu đồng tương ứng 25,11% so với năm 2008, sang năm 2010 nợ xấu tiếp tục giảm 2.111 triệu đồng tương đương giảm 37,48% so với năm 2009.

Gia súc, gia cầm, cá: Nhìn chung nợ xấu của Ngân hàng trong lĩnh

vực này cũng giảm qua mỗi năm do tình hình dịch bệnh ngày càng được khắc phục tốt, người dân dần phục hồi được sản xuất, giá cả những mặt hàng thịt và trứng ngày càng được ổn định. Chính vì vậy thu nhập của người dân chăn nuôi gia súc, gia cầm và chăn nuôi cá nước ngọt ngày càng tăng nên khả năng trả nợ Ngân hàng cũng được cải thiện làm giảm nợ xấu của Ngân hàng trong lĩnh vực này.

Ngành Thương mại – Dịch vụ

Tỷ lệ nợ xấu của ngành này chiếm tỷ trọng thấp hơn so với ngành thủy sản và nông nghiệp và tỷ lệ này giảm dần qua mỗi năm. Cụ thể năm 2009 giảm hơn so với năm 2008 là 1.011 triệu đồng, sang năm 2010 nợ xấu ngành này giảm 939 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân là do nền kinh tế ngày càng phát triển trong đó việc kinh doanh ngày càng hiệu quả, vì các đơn vị kinh doanh và hộ sản xuất ngày càng có kinh nghiệm và có uy tín cao trên thị trường nên dẫn đến lợi nhuận trong kinh doanh tăng khả năng trả nợ cho Ngân hàng tăng lên vì vậy làm giảm tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng.

Ngành khác

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ xấu đối với ngành khác cũng giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2009 giảm 397 triệu đồng so với năm 2008, sang năm 2010 giảm 399 triệu đồng so với năm 2009. Nợ xấu những ngành này giảm qua mỗi năm là do DSCV đối với những ngành này giảm dần qua các năm.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng đối với HSXKD tại NHNO&PTNT Tỉnh Bạc Liêu (Trang 30 - 33)