3.1. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
Tạo dựng hình ảnh và uy tín của Ngân hàng trong công chúng: Để thu hút khách hàng trước hết Ngân hàng phải tạo được niềm tin và uy tín đối với khách hàng, vì mục tiêu mà khách hàng hướng đến để lựa chọn là đảm bảo được mức độ an toàn của nguồn vốn và có được lợi nhuận cao. Vì thế Ngân hàng cần chú trọng nhiều đến việc quảng bá thương hiệu của mình, về hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, về sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, về lợi ích của khách hàng tiêu biểu đã giao dịch với Ngân hàng.
Đa dạng hóa các loại TGTK: Hiện nay các hình thức tiết kiệm của
Ngân hàng vẫn còn đơn điệu chưa đáp ứng hết được nhu cầu của người có vốn nhàn rỗi. Vì vậy nên mở rộng đa dạng hóa các loại TGTK theo hướng thỏa mãn tối đa nhu cầu tiền gửi của công chúng.
Các biện pháp khuyến mãi: Đa dạng các hình thức huy động tiền gửi
như huy động tiết kiệm bốc thăm trúng thưởng, thể thức tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang với mức lãi suất hấp dẫn, phần thưởng giá trị, thường xuyên gửi quà, thiệp hoặc lịch đến với khách hàng vào những ngày lễ hoặc dịp tết nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng.
Phong trào thi đua trong nội bộ Ngân hàng: Thường xuyên phát động
những đợt thi đua huy động vốn giữa các cán bộ tín dụng, quy định một chỉ tiêu nhất định cán bộ nào huy động vốn càng nhiều thì phần thưởng sẽ tăng tương ứng.
Xây dựng chiến lược đối với khách hàng:
Thường xuyên khai thác khách hàng tiềm năng, cử cán bộ tín dụng đến những địa bàn có mật độ dân cư cao vì ở đây tiềm năng vốn nhàn rỗi rất lớn hoặc đến các khu chợ mua bán đông đúc, đa số những hộ ở đây thường sử dụng đồng vốn nhàn rỗi vào việc chơi hụi với mức lãi suất khá cao so với lãi suất huy động của Ngân hàng.
Đối với những khách hàng lớn Ngân hàng nên tiếp xúc với khách hàng ở cả hai lĩnh vực huy động vốn và cho vay vốn để khi khách hàng làm ăn tốt có lợi nhuận sẽ tiếp tục giữ tiền của họ tại Ngân hàng.
Ngân hàng phải giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng truyền thống.
Khuyến khích các chủ thể SXKD thanh toán không dùng tiền mặt mà qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, vừa giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm được chi phí trong kiểm đếm, bảo quản vừa làm tăng tính hiệu quả riêng của đồng vốn Ngân hàng.
Đội ngũ nhân viên: Cán bộ nhân viên làm công tác huy động, phải có
nghiệp vụ, khi giao tiếp với khách hàng ngoài việc nói năng niềm nở, lịch sự, cán bộ còn phải biết tư vấn, đưa lời khuyên, trả lời các câu hỏi của khách hàng một cách thỏa đáng các vấn đề liên quan đến lãi suất, thể lệ, chế độ tiền gửi, việc thanh toán, chuyển tiền,… làm được như vậy sẽ tăng được niềm tin của khách hàng đối với chi nhánh và họ sẽ yên tâm khi gửi gắm tài sản của mình.
Hoạt động Marketing: Mở rộng hoạt động marketing hình thức huy
động, lãi suất huy động qua báo, tạp chí, đài và tivi, hoặc đặt pano, áp phích quảng cáo tại trung tâm thương mại và những nơi đông dân cư.
Nâng cao trình độ công nghệ: Muốn thu hút được nhiều nguồn vốn để
đáp ứng nhu cầu cho vay phục vụ nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì phải thực hiện huy động vốn công nghệ thông tin để việc giao dịch của khách hàng nhanh chóng, tiện lợi. Khi trang bị máy ATM phải đảm bảo hệ thống thanh toán qua thẻ ít bị trục trặc, có thể thanh toán nhiều nơi đáp ứng tâm lý thuận tiện gửi tiền và rút tiền của khách hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần đầu tư hệ thống máy tính hiện đại và nâng cao trình độ sử dụng máy cho nhân viên.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
Đối với công tác thẩm định
Xét duyệt chặt chẽ trước khi cho vay và định kỳ hạn trả nợ linh hoạt, phù hợp với chu kỳ sinh trưởng và sản xuất của vật nuôi, cây trồng. Cán bộ tín dụng cần bám sát địa bàn, phân tích kĩ tình hình tài chính của các hộ để quyết định đúng mức vốn cần thiết, thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ nhằm đạt đến mục tiêu chung của cả Ngân hàng và khách hàng là hiệu quả sử dụng vốn.
Đối với các HSXKD đặc biệt là những hộ nông dân đa số thế chấp làm đảm bảo cho họ là Bất động sản nên cán bộ tín dụng cần phải xem xét thận
trọng để tránh trường hợp tài sản làm đảm bảo như diện tích đất nằm trong vùng quy hoạch của Chính phủ dẫn đến giá trị thực tế bị giảm sút so với giá trị kê khai. Đối với khách hàng cũ quen biết cũng phải thẩm định trước và sau khi cho vay nhằm nắm rõ về tình hình SXKD của họ, không vì chủ quan mà đánh giá sai khách hàng dẫn đến tình trạng sử dụng vốn sai mục đích ảnh hưởng đến tình hình tài chính của khách hàng và ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng.
Đối với công tác cho vay
Cán bộ tín dụng phải thực hiện đúng quy trình cho vay ngay từ khi thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay vốn.
Một vấn đề quan trọng trong và sau khi cho vay là Ngân hàng cần thường xuyên cử cán bộ tín dụng sâu sát việc sử dụng vốn vay tình hình sản xuất của cán bộ nông dân để quản lý tốt hơn đặc biệt là khoản vay lớn và những khách hàng mới giao dịch lần đầu.
Đối với những HSXKD đặc biệt là những hộ nuôi trồng thủy sản, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm và hộ trồng lúa không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn, dẫn đến nợ xấu của Ngân hàng tăng lên thì Ngân hàng cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân các hộ này bị thua lỗ.
Đa số nguồn vốn cho vay HSXKD của Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn nên thị trường tiềm năng của Ngân hàng về vốn trung – dài hạn còn rất lớn, do đó Ngân hàng cần mở rộng đầu tư sang thị trường này.
Nên giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng truyền thống, khách hàng có uy tín vay trả sòng phẳng và những khách hàng kinh doanh hiệu quả đi sâu vào giải quyết những nhu cầu mới của họ.
Đối với công tác thu nợ
Thu hồi nợ là vấn đề của Ngân hàng bởi vì Ngân hàng chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, Thương mại – Dịch vụ,… những ngành nghề luôn đi cùng với rủi ro, thu nhập của hộ nông dân phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giá cả các sản phẩm rất nhạy cảm với những biến động của thị trường. Vì vậy Ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao khả năng thu hồi nợ:
Cán bộ tín dụng cần bám sát theo dõi khách hàng để đảm bảo thu nợ vào thời điểm kết thúc mùa vụ hay kỳ SXKD nhằm đảm bảo khách hàng trả nợ đúng hạn, tránh khách hàng sử dụng vốn vay vào mục đích khác dẫn đến rủi ro không thu hồi được nợ.
Đối với khách hàng không có thiện chí trả nợ thì Ngân hàng nên cử cán bộ tín dụng đến nhắc nhở và vận động trả nợ, nếu các hộ này vẫn không thay đổi thì cán bộ tín dụng nên xử lý kiên quyết hơn, trường hợp đặc biệt mới cần đến sự can thiệp của Chính quyền địa phương.
Tích cực xử lý các khoản nợ tín dụng đến hạn, quá hạn xử lý nợ rủi ro theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp.
Một số công tác khác
Cần đơn giản cụ thể hóa các thủ tục và quy trình cho vay sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
Khuyến khích người dân địa phương sản xuất tập trung, chuyển hướng thâm canh với quy mô lớn nhằm hạn chế việc cho vay dàn trải đồng thời công tác kiểm tra giám sát người dân sử dụng vốn vay được chặt chẽ hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.
Cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các nghiệp vụ tín dụng có liên quan đến khách hàng vay vốn, tạo điều kiện cho họ nắm bắt và thực hiện tốt các nguyên tắc, quy trình thủ tục vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả.