Tình hình lợi nhuận các ngân hàng thương mại Việt Nam trên sàn giao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 44)

chứng khoán TP.Hồ Chí Minh.

Thông qua phương pháp thống kê, tác giả có được cái nhìn tổng quan về ROE của các ngân hàng thương mại Việt Nam trên thị trường chứng khoán TP.HCM như sau:

Đồ thị 4.1 : ROE của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014

Nguồn : tổng hợp từ bảng số liệu nghiên cứu

Năm 2007, khủng hoảng kinh tế thế giới chưa thực sự bùng nổ nên chưa có sự ảnh hưởng đáng kể đến thị trường Việt Nam, vì vậy ngành tài chính – ngân hàng Việt Nam vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng trung bình 15% so với các năm trước và các ngân hàng vẫn có được tỷ lệ ROE khá cao. Trong đó, 2 ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngoại thương Việt Nam (VCB) có tỷ lệ ROE khá cao là 28.12% và 17.67%.

Năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ tại Mỹ, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt Nam gặp các khoản lỗ do tỷ giá biến động tăng đột biến, vì vậy các doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn vốn để phát triển. Điều này làm cho lợi nhuận một số ngân hàng tăng và có tỷ lệ tăng trưởng tốt như NH

0.0000 0.0500 0.1000 0.1500 0.2000 0.2500 0.3000 ACB CTG EIB MBB NVB SHB STB VCB 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

36

TMCP Á Châu (ACB), Công Thương (CTG), NH Quân Đội (MBB), NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Sài Gòn Thương Tín (STB) và Ngoại thương (VCB).

Năm 2009, Chính phủ đã có những chính sách mới nhằm nới lỏng chính sách tiền tệ, khiến cho nguồn vốn lưu thông trong nền kinh tế dễ dàng hơn. Việc kích thích nền kinh tế cũng giúp cho các ngân hàng có được sự tăng trưởng khá cao về doanh thu, dẫn đến ROE tăng đột biến so với các năm trước. Trong đó phải kể đến ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB), đây là ngân hàng luôn dẫn đầu ngành tài chính ngân hàng đã có được mức tăng ROE đáng kể từ 19.56% năm 2008 lên 23.61% năm 2009. Trong khi đó, 2 ngân hàng hàng đầu khác lại giảm ROE so với năm trước là NH TMCP Á Châu (ACB) và Sài Gòn Thương Tín (STB).

Việc cạnh tranh gay gắt trong ngành sau 3 năm giá nhập WTO khiến cho thị trường ngày càng có nhiều tổ chức tài chính, các ngân hàng nước ngoài. Trong năm 2010, các ngân hàng có mức giảm ROE nhiều nhất là ngân hàng Á Châu (từ 21.78% năm 2009 xuống còn 20.52% năm 2010), ngân hàng Công Thương (từ 20.86% năm 2009 xuống còn 18.79% năm 2010), ngân hàng Quốc Dân (từ 11.52% năm 2009 xuống còn 9.67% năm 2010) và ngân hàng Ngoại Thương (từ 23.61% năm 2009 xuống còn 20.75% năm 2010).

Năm 2011, các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục gặp phải sự sụt giảm về doanh thu so với năm trước, trong khi chi phí tài chính và chi phí bán hàng tăng quá cao. Nguyên nhân của việc các chi phí tăng cao là do tình hình lạm phát tăng rất cao vào quý 3/2011, có lúc lên đến hơn 20%, dẫn đến chi phí vốn của các doanh nghiệp kéo lợi nhuận về mức rất thấp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn vốn để phát triển, thêm vào đó việc lãi suất ngân hàng tăng cao dẫn đến sự tăng trưởng ROE của các ngân hàng thương mại.

Năm 2012, khủng hoảng khu vực đồng Euro phủ bóng đen lên thế giới; nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc giảm sút gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Các ngân hàng và công ty tài chính tiếp tục có sự căng thẳng về thanh khoản và thu hồi nợ cũ, nhất là những khoản cho vay với lãi suất cao trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản (BĐS) và chứng khoán. Đặc biệt, nếu việc thu hồi nợ không tốt làm gia tăng rủi ro mới gắn với sự giảm giá mạnh và trầm lắng hơn nữa thị trường BĐS, kể cả BĐS thế chấp. Lạm phát và mặt bằng lãi suất khá cao; cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt, dự

37

trữ ngoại hối chưa cải thiện gây áp lực lên thị trường tiền tệ và tỷ giá; hệ số tín nhiệm quốc gia thấp và chỉ số cạnh tranh tụt bậc liên tiếp nhiều năm. Chính những động thái trên đã khiến cho ROE của các NHTM trong năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011.

Trong năm 2013, các con số tài chính cho thấy hoạt động kinh doanh của Eximbank đang có nhiều trục trặc. Hoạt động tín dụng tiếp tục xu hướng giảm đi kèm theo chất lượng nợ ngày càng đáng lo ngại. Tỉ lệ nợ xấu tăng vọt lên mức 3.36% vào thời điểm cuối quý III/2013, cao hơn các ngân hàng có quy mô tài sản tương đương. Điều này làm cho ROE của Eximbank suy giảm mạnh, từ 13.53% trong năm 2012 xuống còn 4.49% vào năm 2013

Năm 2014, Eximbank tiếp tục suy giảm lợi nhuận, tỷ số ROE chỉ đạt 0.40%, thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng có quy mô tài sản tương đương như ngân hàng Á Châu (ROE trong năm 2014 là 10.37%, tăng 2.69%s o với năm trước), ngân hàng Ngoại Thương (ROE trong năm 2014 là 10.33%, tăng 0.30% so với năm trước). Nhìn chung, tình hình kinh doanh của các ngân hàng trong năm 2014 là khả quan và triển vọng trong những năm tiếp theo là rất tốt

Trong thời gian qua, lạm phát có nhiều biến động, năm 2008 lạm phát tăng cao lên tới 19.89%, đây là mức tăng cao nhất từ năm 2001 đến nay; nguyên nhân là do trong năm này giá xăng tăng 11.5%, tình trạng thiếu lương thực trầm trọng trên thế giới vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 đã làm cho giá gạo trong nước tăng nhanh có thời điểm tăng từ 50% đến 100%; bên cạnh đó giá nguyên vật liệu trên thế giới cũng tăng mạnh đã gây ảnh hưởng đến giá cả tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt lạm phát liên tục giảm vào các năm 2012 - 2014. Lạm phát giảm xuống hơn 2.5 lần, chỉ còn 6.81% năm 2012, đến cuối năm 2013 lạm pát chỉ đạt 6.04% và trong năm 2014 đã xuống đến mức kỷ lục là 1.84%.

38

Đồ thị 4.2. Lạm phát giai đoạn 2007 - 2014

Nguồn: tổng hợp từ bảng số liệu nghiên cứu

Từ bảng thống kê mô tả, thấy rằng tăng trưởng kinh tế qua các năm dao động từ 5.25% đến 8.48%, giá trị trung bình là 6.16% và độ lệch chuẩn là 1%. Nhìn chung mức tăng trưởng GDP qua các năm đều đạt trên 5%, cho thấy tình hình kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 đến 2014 ở mức tăng trưởng ổn định, không có nhiều biến động. Năm 2010, với sự nổ lực và cố gắng hết sức đã đưa mức tăng trưởng kinh tế đạt cao nhất với 6.78%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.78%, đóng góp 0.47 điểm phần trăm; công nghiệp xây dựng tăng 7.7%, đóng góp 3.20 điểm phần trăm; dịch vụ tăng 7.52%, đóng góp 3.11 điểm phần trăm. Tuy nhiên sang năm 2012, với những khó khăn của ngành ngân hàng như tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục, tỷ lệ nợ xấu tăng cao…đã gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế; vì vậy trong năm này mức tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5.03%, mức tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn 2007 - 2014. Sau đó, tăng trưởng GDP đã có sự tăng trở lại vào các năm 2012 và 2014, với các số liệu cụ thể là 5.42% và 5.98%.

0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% 20% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Lạm phát

39

Đồ thị 4.3. Tốc độtăng trưởng kinh tế giai đoạn 2007 - 2014

Nguồn: tổng hợp từ bảng số liệu nghiên cứu

4.4.2.2. Giải thích biến có ý nghĩa thống kê

Thứ nhất, kết quả hồi quy cho thấy biến Tỷ lệ Tổng chi phí trên Tổng thu nhập (COST) có quan hệ nghịch biến đến Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế trên Vốn chủ sở hữu (ROE) . Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Bouke (1989) ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc; Guorong Jiang et al. (2003) ở Hong Kong, Panayiotis P. Athanasoglou et.al (2005) ở Hy Lạp, trong đó Kosmiduo (2007) cho rằng chính việc quản lý các khoản chi phí kém đã dẫn đến thu nhập của ngân hàng giảm. Bên cạnh đó, việc thu nhập ngân hàng không tăng vào các năm mà lợi nhuận ngân hàng tăng mạnh cũng dẫn đến kết quả này

Thứ hai, theo kết quả của mô hình hồi quy: Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) quan hệ nghịch biến với lãi suất. Trong việc kinh doanh của một Ngân hàng, lãi suất luôn là vấn đề được quan tâm nhất, lãi suất cao hay thấp đều ảnh hưởng không nhỏ đến việc cho vay cũng như huy động vốn của ngân hàng. Khi lãi suất tăng, việc huy động vốn của ngân hàng sẽ thuận lợi hơn, nhưng việc tìm đầu ra cho nguồn vốn này lại là vấn đề khó khăn, vì các doanh nghiệp sẽ dè chừng hơn trong việc vay vốn với lãi suất cao. Ngược lại, lãi suất thấp sẽ khiến việc cho vay dễ hơn nhưng lại gây khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động vốn. Mà nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng chủ yếu là dựa vào hoạt động cho vay, nếu lãi suất cho vay cao thì mọi

0% 1% 2% 3% 4% 5% 6% 7% 8% 9% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 RGDP

40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

người ngại vay tiền, chính vì thế làm giảm một lượng thu của ngân hàng, ảnh hưởng tới lợi nhuận.

Thứ ba, Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) có quan hệ đồng biến với tỷ lệ lạm phát (INF). Thông thường mọi người đều cho rằng mối quan hệ giữa INF và ROE là nghịch biến mới hợp lý. Nhưng theo Perry *(1992) cho rằng mối quan hệ này còn phụ thuộc vào lạm phát này là lạm phát dự kiến hay lạm phát bất ngờ. Ông cho rằng nếu đây là lạm phát dự kiến thì các ngân hàng sẽ có các biện pháp điều chỉnh thích hợp, điều này sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận. Trường hợp còn lại là lạm phát bất ngờ, khiến các ngân hàng không kịp điều chỉnh gây tác động tiêu cực đến lợi nhuận.

Thứ tư, quy mô ngân hàng tác động tích cưc đến Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE). Quy mô ngân hàng càng lớn chứng tỏ uy tín của ngân hàng đối với khách hàng trên thị trường càng cao, từ đó dẫn đến tăng hiệu quả kinh doanh tăng lợi nhuận.

4.4.2. Giải thích biến không có ý nghĩa thống kê

Thứ nhất, kết quả hồi quy cho thấy biến Tính thanh khoản (LIQ), không có tác động đến Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE). Trong nghiên cứu trước, Bourke (1989) phát hiện ra rằng thanh khoản có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng ở châu Âu, Bắc Mỹ và Úc.

Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy LIQ không ảnh hưởng đến ROE vì lý do tổng nợ phải trả tăng dần qua từng năm, trong khi tổng các tài sản có tính lỏng (bao gồm những tài sản có khả năng thanh toán ngay lập tức như: tiền mặt, vàng, kim loại quý; tiền gửi tại ngân hàng NN, ngân hàng nước ngoài; Tiền gửi và cho vay các TCTD khác) lại những biến đổi không ngừng: tăng dần đều trong 9 năm đầu, sau đó lại giảm vào các năm 2011, 2012; tăng vọt vào năm 2013 sau đó lại có xu hướng giảm vào năm 2014. Vì vậy, tính thanh khoản của ngân hàng không có sự thay đổi phù hợp với sự thay đổi của ROE, dẫn đến việc không gây ảnh hưởng nhiều lên lợi nhuận của các NHTM Việt Nam

Thứ hai, kết quả hồi quy cho thấy biến Tốc độ tăng trưởng GDP (RGDP) không có tác động đến Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế trên Vốn chủ sở hữu (ROE). Điều này có kết

41

quả ngược lại với giả thuyết của nhóm tôi rằng Tốc độ tăng trưởng GDP (RGDP) có ảnh hưởng đến Tỷ lệ ROE. Nghiên cứu của chúng tôi là khác so với nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng tăng trưởng GDP và lạm phát làm ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu suất của lĩnh vực ngân hàng. Kosmidou et al. (2006) phát hiện ra rằng lạm phát và tăng trưởng GDP là yếu tố quyết định lợi nhuận cho các ngân hàng tại UK.

Nhưng đối với các ngân hàng thương mại Malaysia trong nghiên cứu của Ong Tze San và The Boon Heng (2012), tăng trưởng GDP và lạm phát không là yếu tố quyết định khả năng sinh lời trong bất kỳ mô hình đo lường bằng ROA, ROE, và NIM. Ong Tze San và The Boon Heng (2012) cho rằng các ngân hàng hoạt động trong môi trường kinh tế vĩ mô khác nhau sẽ bị ảnh hưởng bằng các biến kinh tế vĩ mô khác nhau. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Naceur ( 2003) kiểm tra khả năng sinh lời của ngân hàng Tunisia thực hiện trong thời gian 1900-2000 đã phát hiện ra rằng: Tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát không ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. Còn trong nghiên cứu này có thể giải thích là tốc độ tăng GDP thường có xu hướng giảm nhanh hơn và tăng chậm hơn so với lợi nhuận Ngân hàng, vì lý do tốc độ tăng GDP thường dựa vào tình hình kinh tế cả năm, trong khi lợi nhuận Ngân hàng có thể được hồi phục chỉ với 6 tháng cuối năm.

4.5. Kết luận chương

Tóm lại, thông qua việc phân tích kết quả hồi quy đã cho thấy Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2014 chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các yếu tố vi mô và vĩ mô. Điều này được thể hiện ở sự tác động của các biến tỷ lệ Tổng chi phí trên Tổng thu nhập (COST), lãi suất (i), tỷ lệ lạm phát hàng năm (INF) và quy mô ngân hàng (SIZE). Tuy nhiên trong phạm vi và dữ liệu nghiên cứu, tác giả đã không tìm thấy mối quan hệ giữa các biến khả năng thanh khoản hiện thời và tốc độ tăng trưởng GDP với ROE của các NHTM.

42

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

5.1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu của tác giả về vấn đề hiện đang được ngành ngân hàng quan tâm đó là Nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng Thương mại Việt Nam được sử dụng bộ dữ liệu bảng bất cân xứng thu thập từ các bản cân đối kế toán, bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong trong báo cáo thường niên của 8 ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán giai đoạn 2007 - 2014, sử dụng 6 biến để phân tích mối quan hệ giữa chúng với lợi nhuận của NHTM bao gồm: quy mô ngân hàng (SIZE); Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập; Khả năng thanh khoản; Lãi suất cơ bản (i); Tỷ lệ lạm phát hàng năm; Tốc độ tăng trưởng GDP. Kết quả đạt được sau khi chạy mô hình là phù hợp có 2 biến độc lập không tương quan với ROE gồm: Khả năng thanh khoản, Tốc độ tăng trưởng GDP và 4 biến độc lập tương quan với ROA gồm: quy mô ngân hàng (SIZE); Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập Lãi suất cơ bản (i); Tỷ lệ lạm phát hàng năm.

Lãi suất có tác động mạnh nhất đến lợi nhuận của ngân hàng vì khi có một sự thay đổi lãi suất trên thị trường, ngân hàng sẽ không tính toán được mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đến lợi nhuận của ngân hàng gây ra khó khăn cho việc kiểm soát rủi ro lãi suất.

Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập có tác động thứ hai đến lợi nhuận của ngân hàng nên việc quản lý các khoản chi phí sao cho hiệu quả, quản lý kém sẽ dẫn đến thu nhập của ngân hàng giảm. Lợi nhuận hàng năm của ngân hàng mà tăng nhưng thu nhập của ngân hàng lại không tăng chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí không tốt. Cần tiết kiệm chi phí, giảm tối đa chi phí quản lý, quảng cáo, khuyến mại và chi phí hoạt động để có điều kiện tối đa hóa lợi nhuận.

Tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP tác động đến Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản, tăng trưởng kinh tế dẫn đến việc thúc đẩy lợi nhuận của các ngân hàng thương mại, trong khi tăng trưởng kinh tế thường đi đôi với lạm phát, chính vì điều đó Chính phủ phải cân nhắc trong việc ban hành các chính sách kinh tế nhằm đạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 44)