Giải thích biến không có ý nghĩa thống kê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 49 - 50)

Thứ nhất, kết quả hồi quy cho thấy biến Tính thanh khoản (LIQ), không có tác động đến Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE). Trong nghiên cứu trước, Bourke (1989) phát hiện ra rằng thanh khoản có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng ở châu Âu, Bắc Mỹ và Úc.

Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy LIQ không ảnh hưởng đến ROE vì lý do tổng nợ phải trả tăng dần qua từng năm, trong khi tổng các tài sản có tính lỏng (bao gồm những tài sản có khả năng thanh toán ngay lập tức như: tiền mặt, vàng, kim loại quý; tiền gửi tại ngân hàng NN, ngân hàng nước ngoài; Tiền gửi và cho vay các TCTD khác) lại những biến đổi không ngừng: tăng dần đều trong 9 năm đầu, sau đó lại giảm vào các năm 2011, 2012; tăng vọt vào năm 2013 sau đó lại có xu hướng giảm vào năm 2014. Vì vậy, tính thanh khoản của ngân hàng không có sự thay đổi phù hợp với sự thay đổi của ROE, dẫn đến việc không gây ảnh hưởng nhiều lên lợi nhuận của các NHTM Việt Nam

Thứ hai, kết quả hồi quy cho thấy biến Tốc độ tăng trưởng GDP (RGDP) không có tác động đến Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế trên Vốn chủ sở hữu (ROE). Điều này có kết

41

quả ngược lại với giả thuyết của nhóm tôi rằng Tốc độ tăng trưởng GDP (RGDP) có ảnh hưởng đến Tỷ lệ ROE. Nghiên cứu của chúng tôi là khác so với nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng tăng trưởng GDP và lạm phát làm ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu suất của lĩnh vực ngân hàng. Kosmidou et al. (2006) phát hiện ra rằng lạm phát và tăng trưởng GDP là yếu tố quyết định lợi nhuận cho các ngân hàng tại UK.

Nhưng đối với các ngân hàng thương mại Malaysia trong nghiên cứu của Ong Tze San và The Boon Heng (2012), tăng trưởng GDP và lạm phát không là yếu tố quyết định khả năng sinh lời trong bất kỳ mô hình đo lường bằng ROA, ROE, và NIM. Ong Tze San và The Boon Heng (2012) cho rằng các ngân hàng hoạt động trong môi trường kinh tế vĩ mô khác nhau sẽ bị ảnh hưởng bằng các biến kinh tế vĩ mô khác nhau. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Naceur ( 2003) kiểm tra khả năng sinh lời của ngân hàng Tunisia thực hiện trong thời gian 1900-2000 đã phát hiện ra rằng: Tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát không ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. Còn trong nghiên cứu này có thể giải thích là tốc độ tăng GDP thường có xu hướng giảm nhanh hơn và tăng chậm hơn so với lợi nhuận Ngân hàng, vì lý do tốc độ tăng GDP thường dựa vào tình hình kinh tế cả năm, trong khi lợi nhuận Ngân hàng có thể được hồi phục chỉ với 6 tháng cuối năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)