Ma trận tương quan của các biến độc lập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 37 - 39)

Ma trận tương quan của tất cả các biến độc lập được sử dụng trong phân tích được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan của các biến

Nguồn: Tính toán từ STATA [PL4]

Dựa vào bảng 4.2, ta nhận thấy:

 Mối quan hệ giữa ROE và SIZE là đồng biến với hệ số tương quan là 0.1601, đúng như kỳ vọng của tác giả.

 Mối quan hệ giữa ROE và COST là nghịch biến với hệ số tương quan là –0.3253,

đúng như kỳ vọng của tác giả.

SIZE 0.1601 0.1857 -0.2598 0.3520 -0.2811 -0.3504 1.0000 RGDP 0.1260 -0.0371 0.2593 -0.1554 0.3607 1.0000 INF 0.3706 -0.1440 0.4407 0.0500 1.0000 i -0.3069 0.2127 -0.3629 1.0000 LIQ 0.3461 -0.3518 1.0000 COST -0.3253 1.0000 ROE 1.0000 ROE COST LIQ i INF RGDP SIZE

29

 Mối quan hệ giữa ROE và LIQ là đồng biến với hệ số tương quan là 0.3461, điều

này trái với sự kỳ vọng của tác giả.

 Mối quan hệ giữa ROE và i là quan hệ nghịch biến với hệ số tương quan -0.3069,

đúng với kỳ vọng của tác giả.

 Mối quan hệ giữa ROE và RGDP là đồng biến, đúng với kỳ vọng của tác giả. Trong khi đó, tác giả kỳ vọng mối quan hệ giữa ROE và INF là nghịch biến, thì kết quả cho thấy đây là mối quan hệ đồng biến.

Thông qua bảng kết quả ma trận tương quan, ta có thể thấy các cặp biến trong mô hình đều có hệ số tương quan thấp, cao nhất là 0.3706 là hệ số giữa ROE và INF. Tuy nhiên hệ số này chỉ đáng ngại khi ở mức trên 0.8, điều này có thể đưa đến kết luận là không có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến ở mô hình được đưa ra. Bên cạnh đó, tác giả củng sử dụng hệ số nhân tử phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF) để có kết luận thật chính xác về vấn đề đa cộng tuyến trong mô hình.

Bảng 4.3. Hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF)

Nguồn: Tính toán từ STATA [PL5]

Theo bảng thống kê kết quả hệ số nhân tử phóng đại phương sai VIF thì hệ số VIF của các biến độc lập đều dưới 5, luận văn có thể kết luận không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

Qua hai kiểm định đều cho kết quả mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Vì vậy, nghiên cứu không cần phải loại bỏ biến độc lập nào ra khỏi mô hình trước khi ước lượng hồi quy.

Mean VIF 1.40 COST 1.17 0.854331 RGDP 1.27 0.786966 SIZE 1.35 0.738050 i 1.42 0.706366 INF 1.54 0.650875 LIQ 1.64 0.609145 Variable VIF 1/VIF

30

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)