CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trích ly protease từ thịt đầu tôm sú (Trang 41 - 42)

V jmax ỹmi n'

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

• ■

Thịt đầu tôm sú là nguồn nguyên liệu thích hợp cho việc thu nhận protease có tính chất kiềm nhờ hàm lượng protein cao.

Thí nghiệm đã xác định được các thông số cơ bản của quá trình ly trích protease từ thịt đầu tôm sú gồm:

- Tỷ lệ nguyên liệu và dung môi trích ly là 1: 4 (w/v)

- Dung môi thích họp để trích ly protease là Glycine - NaOH pH 9

- Nhiệt độ và thời gian trích ly là hai thông số có ảnh hưởng tương tác đến hiệu quả tách chiết. Mối tương quan giữa các nhiệt độ (Xi) và thời gian trích ly (X2) đến hoạt tính protease sinh ra (Y, u/g CKNL) đã được xử lý bằng phương pháp bề mặt đáp ứng và được thể hiện qua phương trình:

Y=13,3812 - 0,515772*Xi + 0,401258*x2 - 2,07049*Xi2 - 1,32184*Xi*X2 - 1,432*X22

với R2 = 0,975

Hoạt tính protease thu được cao nhất là 13,48 u/g ở nhiệt độ tối ưu là 46 °c với thời gian là 44,6 phút, sử dụng dung môi trích ly là glycine - NaOH ở pH 9 và tỷ lệ nguyên liệu và dung môi 1: 4 (w/v).

5.2 ĐÈ NGHỊ

Thời gian thực hiện đề tài quá ngắn, khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình trích ly ở khoảng rộng chưa xác định được giá trị cụ thể, qua quá trình tiến hành đề tài có một số đề xuất như sau:

- Khảo sát riêng biệt nhân tố pH và loại dung môi trước khi thực hiện kết hợp hai nhân tố ở thí nghiệm khảo sát pH của dung môi ảnh hưởng đến quá trình trích ly.

- Khảo sát thời gian trích ly ở nhiều mức độ khác nhau hơn để có được kết quả chính xác và tốt nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trích ly protease từ thịt đầu tôm sú (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w