2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
3.1.1. Giai đoạn từ khi gieo đến khi mọc
Khả năng mọc mầm của hạt giống là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tiêu chuẩn của hạt giống tốt, giống tốt thì có tỉ lệ nảy mầm cao. Qua theo dõi thì chúng tôi thấy tất cả các giống đem thí nghiệm đều có thời gian nảy mầm tương đương nhau. Thời gian từ gieo đến mọc của các tổ hợp ngô rau lai trồng vụ thu từ 4 - 5 ngày.
Trong mỗi giống tỉ lệ nảy mầm cũng khá cao. Các tổ hợp ngô rau lai R1, R4, R5, R6 nảy mầm đều, mầm cây phát triển ngang nhau. Còn đối với tổ hợp ngô rau lai R2, R3 thì tỉ lệ nảy mần kém hơn.
3.1.2.Giai đoạn gieo đến trỗ cờ
Sau khi mọc mầm, cây ngô bước sang giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, ở giai đoạn này các bộ phận trên mặt đất ( thân, lá ) sinh trưởng chậm, sau đó thì thân lá tăng nhanh, bộ rễ phát triển mạnh. Thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các tổ hợp ngô rau lai từ 47 - 53 ngày. Đối với tổ hợp ngô rau lai R2 thì có thời gian trỗ cờ là 47 ngày. Các tổ hợp ngô rau lai R1, R3, R6 là 49
20
ngày, tổ hợp ngô rau lai R4 từ 52 ngày. Và có thời gian phun cờ muộn nhất là tổ hợp ngô rau lai R5 với thời gian là 53 ngày.Qua theo dõi thì tổ hợp ngô rau lai R2 trỗ cờ sớm nhất. Tổ hợp ngô rau lai R4, R5 có thời gian trỗ cờ muộn hơn so với 2 giống đối chứng là từ 52-53 ngày.
3.1.3.Giai đoạn từ trỗ cờ đến phun râu
Đối với ngô rau, ngay sau khi cây trỗ cờ ta phải tiến hành cắt cờ để tránh cho bắp không thụ phấn và thu hoạch bắp non.
Thời gian từ trỗ cờ đến phun râu của các tổ hợp ngô rau lai từ 1 - 3 ngày. Đối với tổ hợp ngô rau lai R2 có thời gian trỗ cờ đến phun râu là trong 1 ngày. Các tổ hợp ngô rau lai R1, R3,R4,R5, R6 có thời gian trỗ cờ đến phun râu là 2 ngày.
Qua theo dõi 3 các tổ hợp ngô rau lai tôi thấy các giống có thời gian từ trỗ cờ đến phun râu là tương đương nhau, không có sự chênh lệch nhiều. Đối với tổ hợp ngô rau lai R2 có thời gian trỗ cờ đến phun râu là nhanh nhất. Tiếp đến là tổ hợp ngô rau lai R4, R5, còn R1, R3, R6 có thời gian trỗ cờ đến phun râu là 3 ngày cùng thời gian với giống đối chứng 3.1.4. Giai đoạn từ phun râu đến thu bắp non
Thời gian từ lúc phun râu đến lúc thu hoạch đối với các tổ hợp ngô rau lai là từ 2-3 ngày. Thời gian thu hoạch ngô rau là rất quan trọng và được theo dõi cẩn thận. Bởi nếu thu hoạch không đúng thời gian thì ngô rau sẽ bị quá già ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bắp. Đối với lần thu bắp thứ nhất thì trong thời gian sau khi cắt cờ từ 1 - 3 ngày, và thu lần 2,lần 3 là từ 2-3 ngày. Tổ hợp ngô rau lai có thời gian phun râu tới thu hoạch tương đương với 2 giống đối chứng, dài nhất là R5 ( 55 ngày), và R2 có thời gian phun râu tới thu hoạch ngắn nhất ( 48 ngày).
21
3.1.5. Thời gian sinh trƣởng
Thời gian sinh trưởng của mỗi giống ngô phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau từ thời vụ, đất đai, khí hậu, giống… đặc biệt là thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào thời vụ.
Xác định thời điểm thu hoạch đúng để đảm bảo năng suất và chất lượng bắp non. Với đặc trưng của ngô rau là thu bắp non để làm thương phẩm, nếu thu hoạch bắp khi chưa đạt độ chuẩn, chất dinh dưỡng tích lũy trong hạt chưa nhiều, bắp non sẽ ảnh hưởng tới chất lượng.
Trong điều kiện vụ thu năm 2014, thời gian sinh trưởng của các tổ hợp ngô rau lai trồng vụ thu là từ 59-66 ngày. Đối với tổ hợp ngô rau lai R2 có thời gian sinh trưởng là nhanh nhất trong 59 ngày. Tiếp đến là các tổ hợp ngô rau lai R1, R3, R4, R6 có thời sinh trưởng ngắn hơn giống đối chứng, với giống R5 có thời gian sinh trưởng dài nhất là 66 ngày.
3.2. Một số đặc trƣng về hình thái của các tổ hợp ngô rau lai
Để thấy rõ hơn về khả năng sinh trưởng của các tổ hợp ngô rau lai qua từng giai đoạn, chúng tôi tiến hành đo chiều cao cây và số lá ở các thời điểm định kỳ, sau trồng để xác định được tốc độ tăng trưởng của các tổ hợp ngô rau lai trong thí nghiệm.
Chúng tôi tiến hành đo từ gốc (chạm đất) của cây ngô đến lá trên cùng nhìn thấy bẹ lá, đếm lá từ lá đầu tiên đến lá đã tách bẹ. Kết quả theo dõi thể hiện trong bảng 3.2.
22
Bảng 3.2. Động thái tăng trƣởng, chiều cao cây, số lá trên cây của các tổ hợp ngô rau lai trồng vụ thu 2014 tại Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Giống R1 R2 R3 R4 R5 R6 LVN23 SG22
Chỉ tiêu
Ngày theo dõi
Cao Cây (cm) Số Lá Cao Cây (cm) Số Lá Cao Cây (cm) Số Lá Cao Cây (cm) Số Lá Cao Cây (cm) Số Lá Cao Cây (cm) Số Lá Cao Cây (cm) Số Lá Cao Cây (cm) Số Lá 28/08/2014 34,6 4,6 37,7 4,3 25,9 3,9 34,4 4,2 31,1 3,6 29,5 3,8 28,6 3,5 30,0 4,3 12/09/2014 69,8 8,3 76,9 8,4 65,4 6,7 73,6 7,7 69,7 6,8 78,2 7,3 71,3 6,9 62,1 7,3 19/09/2014 108,9 10,8 112,7 10,6 100,8 9,1 105,1 10,2 112,5 9,3 112,6 9,3 104,0 9,3 108,9 9,9 26/09/2014 134,5 22,2 148 21,6 138,8 19,8 146,3 22,1 152,9 20,3 163,8 20,3 148,2 21,4 150,8 21,0
23
3.3.1 Tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây
Động thái tăng trưởng chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh chính xác thời gian sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Tốc độ tăng trưởng là một chỉ tiêu đặc trưng cho hình thái của cây, không chỉ phụ thuộc vào giống mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, các biện pháp kỹ thuật chăm sóc.Tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây ngô thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng.
Từ số liệu bảng 3.2 và 3.1 ta thấy, giai đoạn đo sau trồng từ 30 - 37 ngày chiều cao cây tăng trưởng nhanh nhất. Từ kết quả theo dõi động thái tăng trưởng có thể nhận biết được khả năng tăng trưởng của từng giống, qua đó đưa ra quy trình chăm sóc hoặc tác động vào giai đoạn nào là tốt nhất cho sự sinh trưởng của cây ngô.
Thời kỳ đầu thân phát triển rất chậm, khi cây được 3 – 5 lá điểm sinh trưởng thân vẫn còn nằm dưới mặt đất. Giai đoạn sau thân phát triển nhanh dần, đặc biệt là ở thời kỳ trước trỗ thân phát triển rất nhanh, một ngày đêm có thể tăng 5 – 8 cm. Từ ngày thứ 30 - 37 (trong thời gian 1 tuần ) tốc độ tăng trưởng chiều cao của giống đối chứng SSG 22 là mạnh nhất là 46,8 cm và chậm nhất là R4 31,5 cm. Các tổ hợp ngô rau lai R1, R2, R3, R5, R6 tốc độ tăng trưởng mạnh hơn giống đối chứng LVN23.
3.3.2. Động thái tăng trƣởng số lá
Tốc độ ra lá phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh. Tốc độ ra lá của cây càng cao thì khả năng sinh trưởng của cây càng mạnh.
Điều kiện môi trường thuận lợi cho giống phát triển tốc độ ra lá nhanh hơn. Số lá tăng nhanh và mạnh nhất vào ngày thứ 37 đến 44 ngày sau khi reo.
Tốc độ tăng trưởng của các tổ hợp ngô rau lai khá cao, cao nhất là giống đối chứng LVN23 trong 7 ngày tăng 12,1 lá. Đa phần các giống đều có
24
tốc độ tăng trưởng số lá thấp hơn 2 giống đối chứng, trong đó có tổ hợp ngô rau lai R3 thấp nhất.
3.3.3. Đặc điểm hình thái của các tổ hợp ngô rau lai
Đặc điểm hình thái của cây bao gồm các đặc điểm về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá/cây… Đặc điểm hình thái của giống cho biết được mức độ đồng đều, khả năng thụ phấn thụ tinh, khả năng chống đổ gẫy, chống chịu với sâu bệnh và tiềm năng cho năng suất. Tuy nhiên, đặc điểm này khác nhau giữa các giống. Kết quả theo dõi đặc điểm hình thái và sinh lý của các tổ hợp ngô rau lai được trình bày ở bảng 3.3.a, 3.3.b.
Bảng 3.3.a. Đặc điểm hình thái cây của các tổ hợp ngô rau lai trồng vụ thu 2014 tại Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Chỉ tiêu Tổ hợp lai Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) % Chiều cao đóng bắp Số lá trên cây (lá) Vị trí đóng bắp (lá) R1 142,4a±9,3 49,8a±5,0 34,9 22,2c±1,6 16,5±1,4 R2 154,0b±12,2 59,9bc±7,4 38,9 21,6bc±1,8 16,9±1,5 R3 144,7a±12,1 51,3a±6,1 35,5 19,9a±1,5 14,9±1,5 R4 152,0b±11,5 51,1a±6,2 33,6 22,1c±2,0 16,7±1,8 R5 155,7b±8,9 61,6bc±6,3 39,6 20,3a±2,1 20,3±1,6 R6 163,6c±12,2 49,9a±5,6 30,5 20,3a±1,9 20,3±1,9 LVN23 (đ/c) 151,4 b ±13,3 58,5b±6,7 38,7 21,4bc±2,9 16,6±2,7 SG22 (đ/c) 154,5 b ±11,3 62,1c±6,8 40,2 20,7ab±1,9 20,7±1,9 CV(%) 7,5 11,1 9,1 LSD0.05 5,9 3,1 1,0
Ghi chú: a, b, c, d, - cùng cột, các chữ khác nhau là khác nhau có ý nghĩa ở mức α=0,05, ký hiệu dùng chung cho các bảng.
25
Bảng 3.3.b. Đặc điểm hình thái cây của các tổ hợp ngô rau lai trồng vụ thu 2014 tại Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Chỉ tiêu Tổ hợp lai Đường kính gốc (cm) Trạng thái cây (điểm) Tỷ lệ % cây có số bắp sinh học 1 2 3 4 5 6 R1 1,39b±0,2 2 16,7 40,0 23,3 16,7 3,3 R2 1,27a±0,2 1 3,3 23,3 60,0 13,3 0,0 0,0 R3 1,31ab±0,2 1 3,3 46,7 33,3 13,3 0,0 3,3 R4 1,32ab±0,2 1 3,3 13,3 63,3 10,0 10,0 0,0 R5 1,32ab±0,2 2 26,7 36,7 26,7 10,0 0,0 R6 1,34ab±0,2 2 33,3 50,0 13,3 3,3 0,0 LVN23 (đ/c) 1,26 a ±0,2 3 6,7 43,3 30,0 10,0 10,0 SG22 (đ/c) 1,27a ±0,2 1 16,7 66,7 16,7 CV(%) 13,7 LSD0.05 0,09
3.3.a.1. Chiều cao cây
Chiều cao cây ngô được tính từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên. Chiều cao cây là một chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Chỉ tiêu này liên quan chặt chẽ đến di truyền, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt. Chiều cao cây hợp lý cho phép bộ lá được phân tán trong không gian nhằm tận dụng được tối đa lượng ánh sáng mặt trời, khả năng chống gãy đổ. Vì vậy, việc chọn tạo ra các giống ngô có chiều cao hợp lý và thích hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương là hết sức cần thiết.
Chiều cao cây của các tổ hợp ngô rau lai dao động từ 142,4 – 163,6 cm. Trong đó tổ hợp lai R1 có chiều cao cây thấp nhất là 142,4 cm, tiếp đến là R3 với chiều cao cây là 144,7 cm thấp hơn giống đối chứng SG22 và LVN23. Tổ
26
hợp giống ngô lai R2, R4, có chiều cao cây tương đương với giống đối chứng, R5, R6 có chiều cao hơn 2 giống đối chứng.
3.3.a.2. Chiều cao đóng bắp
Độ cao đóng bắp được xác định bằng khoảng cách tính từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng. Đây là một căn cứ quan trọng để đánh giá khả năng chống đổ của giống.
Chiều cao đóng bắp của tổ hợp ngô rau lai từ 49,8 – 62,1 cm, giống R1, R6 có chiều cao đóng bắp thấp nhất, tiếp đến là giống R3, R4, R6 thấp hơn giống đối chứng. Giống R2, R5 có chiều cao đóng bắp tương đương với giống đối chứng.
3.3.a.3. Số lá trên cây
Số lá trên cây là yếu tố quyết định khả năng quang hợp của cây xanh. Ngô là cây một lá mầm quang hợp theo chu trình C4 nên hiệu suất quang hợp thường cao thích nghi với cường độ ánh sáng mạnh. Vì vậy để tạo điều kiện cho cấy ngô quang hợp cần chú ý tới sự phát triển của bộ lá. Số lá ngô càng tồn tại lâu thì hiệu suất quang hợp càng cao, góp phần tăng năng suất.
Số lá trên cây của các tổ hợp ngô rau lai dao động từ 19-22 lá. Số lá trên cây của từng giống tương đối ổn định và tương đương với giống đối chứng. Số lá trung bình cao nhất là tổ hợp ngô rau lai R1 là 22,2 lá, thấp nhất là R3 19,9 lá.
3.3.a.4. Đường kính gốc
Thân ngô đặc và có các lóng ngô phát triển chiều dài không đồng đều. Chiều dài của các lóng trên thân không đều nhau. Ở gần gốc lóng ngắn, lên cao lóng to và dài dần, phát triển nhất là những lóng mang bắp. Các lóng về phía ngọn lại ngắn và bé dần. Đường kính thân có thể từ 1 - 2 cm tùy vào từng giống, môi trường và trình độ thâm canh. Hình thái của các lóng, đặc biệt là những lóng gần gốc có ảnh hưởng nhiều đến tính chống đổ và hệ rễ. Các lóng
27
gốc nếu nhỏ và dài hệ rễ thường yếu, cây dễ bị đổ. Trái lại nếu lóng gốc ngắn, mập th hệ rễ thường phát triển mạnh, tính chống đổ cao.
Đường kính gốc của các tổ hợp ngô rau lai dao động từ 1,26 – 1,39 cm, tổ hợp lai R1 có đường kính gốc cao nhất. Còn các tổ hơp còn lại R3, R4, R5, R6 thì có đường khính gốc cao hơn đường kính gốc của 2 giống đối chứng.
3.3.a.5. Trạng thái cây
Trạng thái cây: Các tổ hợp ngô rau lai R2, R3, R4, SG22 có trạng thái cây tốt nhất (điểm 1), LVN23 kém nhất (điểm 3), R1, R5, R6 ở mức điểm 2.
3.4. Đặc trƣng hình thái bắp của các tổ hợp ngô rau lai
Đặc điểm hình thái bắp và hạt của các giống ngô rau như độ che kín bắp, chiều dài bắp, đường kính bắp, khoảng cách hang trong bắp, độ mịn kết quả đánh giá thể hiện qua bảng 3.4.
Bảng 3.4. Đặc trƣng hình thái bắp của các tổ hợp ngô rau laitrồng vụ thu 2014 tại Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Chỉ tiêu Tổ hợp lai Độ che kín bắp (điểm) Chiều dài bắp bao tử (cm) Đường kính bắp (cm) Độ mịn R1 1 10,5±1,3 1,3±0,1 2 R2 2 11,5±1,3 1,4±0,1 2 R3 2 11,3±1,5 1,3±0,1 2 R4 1 12,1±1,4 1,3±0,1 1 R5 2 11,8±1,2 1,2±0,1 2 R6 2 10,0±0,8 1,2±0,1 1 LVN23 (đ/c) 2 9,7±1,1 1,2±0,2 2 SG22 (đ/c) 2 10,2±1,2 1,4±0,2 1 3.4.1. Độ che kín bắp
Độ bao bắp có ý nghĩa quan trọng, cũng là đặc trưng của giống. Lá bi có tác dụng ngăn cách hạt ngô với môi trường bên ngoài, hạn chế các tác nhân gây hại như: Mưa, gió, sự thay đổi nhiệt độ và sự xâm nhập của sâu bệnh. Ngoài ra độ bao bắp còn có ý nghĩa rất lớn trong bảo quản bắp, đặc biệt với
28
việc bảo quản ngô cả bắp để sử dụng làm lương thực lâu dài của đồng bào các dân tộc vùng cao. Độ che kín bắp cũng là một yếu tố làm tăng lượng hạt ngô trong bắp, bảo đảm và tăng năng suất của ngô.
Độ che kín bắp: các tổ hợp ngô rau lai R1 và R4 có độ kín bắp tốt (điểm 1), các tổ hợp lai còn lại có độ che kín bắp R2, R3, R5, R6 (điểm 2) tương đương giống đối chứng.
3.4.2. Chiều dài bắp
Chiều dài bắp được đo ở phần bắp có hàng dài nhất. Chiều dài bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền và điều kiện canh tác. Chiều dài bắp càng lớn thì khả năng cho năng suất càng cao và ngược lại. Vì vậy đây là chỉ tiêu để đánh giá khả năng cho năng suất của một giống.
Các tổ hợp ngô rau lai trồng vụ thu có chiều dài bắp từ 9,7 – 12,1 cm. Tổ hợp giống ngô rau lai có chiều dài bắp cao nhất là giống R4 là 12,1 cm. Giống R6 có chiều dài thấp nhất so với các giống ngô rau lai là 10 cm. Như vậy, có thể thấy rằng tất cả các giống ngô rau lai điều có chiều dài bắp cao hơn so với 2 giống đối chứng, thấp nhất là là giống LVN23 là 9,7 cm.
3.4.3. Đường kính bắp
Đường kính bắp được đo ở phần giữa bắp, đường kính bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và điều kiện chăm sóc. Đường kính bắp cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng năng suất, đường kính bắp to, hạt nhiều thì năng suất cao và ngược lại.
Đường kính bắp của các tổ hợp ngô rau lai dao động đồng đều và không chênh lệch nhiều từ 1,2 - 1,4 cm.
3.4.4. Độ mịn
Đối với các tổ hợp ngô rau lai R1, R2, R3, R5, LVN23 thì chất lượng