Số bắp hữu hiệu trên cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một só tổ hợp ngô rau lai trồng vụ thu năm 2014 tại phường xuân hòa, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 40)

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

3.6.1. Số bắp hữu hiệu trên cây

Số bắp trên cây là một yếu tố cấu thành năng suất quan trọng. Số bắp trên cây thường được quyết định bởi yếu tố di truyền, mật độ trồng và chế độ canh tác. Số bắp hữu hiệu trên cây của tổ hợp ngô rau lai dao động từ 2,7 – 3,7 bắp trên cây. Đối với tổ hợp ngô rau lai R2, R3, R6 có số bắp hữu hiệu trên cây thấp hơn so với giống đối chứng và thấp nhất là 2,7 bắp, còn R1, R4, R5 cao hơn so với giống đối chứng SG22 là 3,0, bắp cao nhất là giống đối chứng LVN23 3,7 bắp.

3.6.2. Khối lƣợng chƣa tách lá bi

Khối lượng chưa tách lá bi của các giống ngô rau lai dao động từ 47,7 – 63,3 g. Giống có khối lượng chưa tách lá bi thấp nhất là giống đối chứng LVN23 47,7 g. Các tổ hợp ngô rau lai R2, R3, R5, R6 có khối lượng chưa tách lá bi tương đương với giống đối chứng SG22. Và tổ hợp lai đạt khối lượng cao nhất là R4 với 63,3 g.

3.6.3. Khối lượng đã tách lá bi

Khối lượng đã tách lá bi của các tổ hợp ngô rau lai dao động từ 9,0 – 10,6 g. Giống có khối lượng đã tách lá bi thấp nhất là giống đối chứng LVN2 với 9,0 g. Giống R1 có khối lượng đã tách lá bi thấp hơn so với giống đối chứng SG2. Các giống R2, R3, R5, R6 có khối lượng đã tách lá bi tương đương với giống đối chứng SG22. Và giống đạt khối lượng cao nhất là R4 với 10,6 g.

3.6.4. Năng xuất thân cây và lá

Năng suất phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Năng suất thân cây và lá của ngô rau sẽ được dùng làm thức ăn xanh cho gia súc. Nhìn chung năng suất thân cây và lá của tổ hợp ngô rau lai tương đối cao và chất lượng tốt. Các giống ngô rau lai

34

so với giống đối chứng có năng xuất thân cây và lá có độ đồng đều và ổn định như nhau dao động từ 134,7 – 148,3 tạ/ha. Tổ hợp lai có năng suất thấp nhất là R3 134,7 tạ/ha, cao nhất là R4 148,3 tạ/ha. Tổ hợp giống lai R1, R2 có năng suất cao hơn 2 giống đối chứng.

3.6.5. Năng xuất bắp cả lá bi

Năng suất bắp cả lá bi dao động trong khoảng từ 77,5 – 92,9 tạ/ha. Năng suất cao nhất là R4, thấp nhất là giống R3. Tổ hợp ngô rau lai R1, R4, R6 có năng suất bắp cả lá bi cao hơn 2 giống đối chứng.

3.6.6. Năng xuất bắp tách lá bi

Năng suất bắp cả lá bi dao động trong khoảng từ 13,5 – 16,6 tạ/ha. Năng suất cao nhất là R4, thấp nhất là giống LVN23. Các tổ hợp ngô rau lai đều có năng suất bắp tách lá bi cao hơn giống đối chứng LVN23.

35

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Qua theo dõi sự sinh trưởng phát triển của 8 giống ngô rau lai được trồng vụ thu 2014 ở Xuân Hòa – Phúc Yên – Vĩnh Phúc cho thấy:

- Trong điều kiện vụ thu năm 2014, thời gian sinh trưởng của các giống trồng vụ thu là từ 59-66 ngày, thời gian sinh trưởng của các giống đều phù hợp, thuận lợi với cơ cấu giống cây trồng ở khu vực Vĩnh Phúc trong sản xuất hiện nay.

- Chiều cao cây của các tổ hợp ngô rau lai dao động từ 142,4 – 163,6 cm, Chiều cao đóng bắp của các giống từ 49,8 – 62,1 cm, số lá trên cây từ 19- 22 lá các cây đều sinh trưởng phát triển rất tốt.

- Các tổ hợp ngô rau lai có khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ gãy từ mức khá đến tốt .

- Các tổ hợp ngô rau lai có chất lượng tương đối tốt, trong đó các giống R4, R6, SG22 có đều bắp và mịn nhất

- Năng suất các tổ hợp ngô rau lai từ 101,9 – 115,9 tạ/ha. Giống có năng suất cao là SG22.

2. Đề nghị

- Các tổ hợp giống ngô rau lai R1, R4, R6, là các giống có thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và chống đổ gãy khá, năng suất cao có thể lựa chọn để trồng ở vụ thu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Các giống trên cần được khả nghiệm đánh giá ở các vùng sinh thái khác để có kết luận chính xác hơn.

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011. QCVN 01- 56:2011/BNNPTNT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô.

2. Đường Hồng Dật, Sâu bệnh hại ngô, cây lương thực trồng cạn và biện pháp phòng trừ, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Carol A. Miles, and Leslie Zenz (1998), Baby corn production and marketing, Washington State University Extension, 360 NW North St, Chehalis, WA 98532.

4. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Nhà xuất bản thống kê 2013.

5. Phạm Xuân Hào (2008), Một số giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất ở Việt Nam, Viện nghiên cứu ngô.

6. Vũ Đình Hoà, Bùi Thế Hùng dịch (1995), Tài liệu về lương thực và dinh

dưỡng của FAO, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Đinh Thế Lộc, Võ Nguyên Quyền, Bùi Thế Hùng, Nguyễn Thế Hùng ( 1997), Giáo trình cây lương thực, tập II Cây màu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Ngô Hữu Tình (1997), cây ngô Giáo trình cao học nông nghiệp, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Lưu (1998). Kỹ thuật trồng ngô rau nhiều bắp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Vũ Văn Liết, Phạm Văn Toán, 2007. “ ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất và chất lượng ngô rau trên đất Gia Lâm, Hà Nội”. Tạp chí KHKT Nông nghiệp: tập V, số 1: 13 – 19

37

11. Tổng cục thống kê Việt Nam (2012), “Niên giám thống kê năm 2012”, Nxb Thống Kê.

12. Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, (2009), Giới thiệu giống cây trồng và qui trình kỹ thuật mới, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 36 - 37.

Tài Liệu Tiếng Anh

13. Galinat, W.C. (1985). Whole earay corn, a new way to eat corn. Proc. Northeast Corn Improvement Conf. 22-27.

14. FAOSTAT Databases (2004, 2009) (http://www.fao.org)... 15. FAOSTAT Databases (2012) (http://www.fao.org)..

16. Jiedong Testing Zone Hongan Food Co., 2005, Frozen Cut Baby Corns,

38

41

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một só tổ hợp ngô rau lai trồng vụ thu năm 2014 tại phường xuân hòa, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 40)