2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
3.5. Mức độ sâu bệnh hại và khả năng chống chịu của các tổ hợp
màu sắc bắp vàng đậm, độ mịn tốt, khoảng cách hàng của bắp đồng đều, khối lượng bắp đạt.
3.5. Mức độ sâu bệnh hại và khả năng chống chịu của các tổ hợp ngô rau lai ngô rau lai
Khả năng chống chịu của các giống ngô được thể hiện ở khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận (hạn hán, giá rét…), chống đổ gãy và chống chịu với sâu bệnh. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở nước ta, cây ngô thường bị nhiều loại sâu bệnh gây hại.
Trong công tác chọn tạo giống, đặc tính chống chịu với các điều kiện bất thuận của môi trường rất được quan tâm, bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, chất lượng của sản phẩm. Nước ta có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm nên rất thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh phát triển, mưa bão và hạn hán xuất hiện nhiều trong năm ở các vùng khác nhau, do vậy chọn tạo các giống chống chịu tốt là cần thiết.
Sâu bệnh là một trong những yếu tố gây tổn thất nghiêm trọng đến năng suất cây trồng. Đặc biệt ngô là một trong những loại cây trồng bị khá nhiều sâu bệnh phá hoại đó cũng là yếu tố hạn chế năng suất ngô ở các vùng nhiệt đới như ở nước ta. Các loại sâu bệnh có thể thay nhau phá hoại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây từ khi gieo đến khi thu hoạch. Trong những năm gần đây do phong trào thâm canh tăng vụ ngô ở nước ta lên cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến được áp dụng để trồng ngô quanh năm, chính vì thế đã tạo nên nguồn thức ăn liên tục và phong phú cho sâu bệnh. Như vậy càng đi vào thâm canh, chuyên canh thì việc bảo vệ cây trồng, chống sâu bệnh phá hoại càng trở nên cấp bách. Ngày nay sâu bệnh hại cũng có khả năng kháng thuốc, bởi thế chưa có loại thuốc nào có thể tiêu diệt được tất cả các loại sâu, bệnh hại trên đồng ruộng. Vì vậy phương pháp tốt nhất vừa có hiệu
30
quả kinh tế vừa giảm được sự phá hoại của sâu, bệnh hại mà đảm bảo được an toàn môi sinh và sức khoẻ con người.
Việc theo dõi, đánh giá diễn biến của các loại sâu, bệnh hại chính trên các giống ngô là công việc hết sức quan trọng và cần thiết nhằm đánh giá được tình hình phát sinh, phát triển và gây hại của các loại sâu bệnh hại theo thời gian, qua các thời kỳ sinh trưởng của ngô gắn với các điều kiện ngoại cảnh. Đây chính là một trong những cơ sở để đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của từng giống và cũng là cơ sở để phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời và hiệu quả. Vì vậy chúng tôi tiến hành theo dõi sâu bệnh hại trên các giống ngô thí nghiệm từ gieo đến thu hoạch và thấy xuất hiện các loài sâu bệnh hại như: Sâu đục thân, sâu đục bắp, hại lá. Kết quả theo dõi được thể hiện trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Mức độ sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống ngô vụ thu 2014 tại Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Chỉ tiêu
Tổ hợp lai
Mức độ nhiễm sâu hại (%) Khả năng chống đổ Đục thân Đục
bắp Cắn lá
Đổ cây Gãy thân
R1 19,2 0 41,2 Tốt Tốt R2 12,5 0 23,2 Khá Khá R3 14,8 0 26.7 Khá Khá R4 21 0 34,9 Tốt Tốt R5 17,5 0 26,4 Khá Khá R6 22,7 0 45,8 Tốt Tốt LVN23 (đ/c) 15,1 0 31,1 Tốt Tốt SG22 (đ/c) 16,2 0 28,6 Tốt Tốt 3.5.1. Sâu hại
Nhìn vào bảng 3.5 ta thấy rằng tỉ lệ bị nhiễm sâu đục thâm, cắn lá của các tổ hợp giống ngô rau lai thí nghiệm so với giống đối chứng là khá cao.
31
Mức độ nhiễm sâu bệnh hại dao động từ khoảng 12,5 – 45,8 %. Trong đó giống nhiễm bệnh nặng nhất là R6, và giống nhiễm ít sâu bệnh hại nhất là R2. Các giống có tỉ lệ nhiễm sâu bệnh cao hơn 2 giống đối chứng là R1, R4, R5, còn giống R3 thấp hơn giống đối chứng.
3.5.2. Khả năng chống gãy đổ
Để đánh giá được khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi của các giống ngô thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành theo dõi và nghiên cứu chỉ tiêu đổ rễ, đổ thân. Ngô bị đổ gãy ảnh hưởng lớn đến năng suất, nếu cây nào đổ thân thì năng suất coi như mất trắng. Đổ rễ, đổ thân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Nền đất trồng, chế độ canh tác như: nước, phân bón, kỹ thuật chăm sóc, sâu bệnh. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, sự phát triển của bộ rễ, độ cứng của cây và điều kiện ngoại cảnh. Nếu một giống ngô mới có khả năng sinh trưởng tốt, các yếu tố cấu thành năng suất có triển vọng, nhưng tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh kém thì cũng không được coi là giống tốt.Vì vậy, đánh giá chính xác khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh sẽ giúp cho công tác chọn tạo giống nói chung, khảo kiểm nghiệm giống ngô nói riêng thành công và chọn được giống ngô mới tốt nhất cho vùng sinh thái nào đó.
Nhìn chung các tổ hợp ngô rau lai có khả năng chống gãy đổ cao. Các giống chống chịu khả năng gãy đổ ở mức tốt là R1, R4, R6 và 2 giống đối chứng LVN23, SG22, ở mức khá là R2, R3, R5.
3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp ngô rau lai rau lai
Năng suất cao là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá một giống mới trước khi đưa vào sản xuất. Năng suất là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, do bản chất di truyền (giống), điều kiện môi trường sống (nhiệt độ, ẩm độ,
32
ánh sáng, dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc, biện pháp kỹ thuật, sâu bệnh,…). Các yếu tố cấu thành năng suất bao gồm: Số bắp hữu hiệu, số hàng hạt/bắp, số hạt trên hàng, năng suất. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô đường được thể hiện qua bảng 3.6
Bảng 3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp ngô rau lai trồng tại vụ thu 2014 tại Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Chỉ tiêu Tổ hợp lai Số bắp hữu hiệu/cây Khối lượng bắp chưa tách lá bi (g) Khối lượng bắp đã tách lá bi (g) Năng suất thân cây và lá (tạ/ha) Năng suất bắp cả lá bi (tạ/ha) Năng suất bắp đã tách lá bi (tạ/ha) R1 3,5±1,1 53,7 b ±9, 0 10,1±1,2 141,6 a 88,8ab 15,9ab R2 2,8±0,7 57,0 bc ±7 ,7 9,7abc±1, 4 145,0 a 80,1a 15,4ab R3 2,7±1,0 57,0 bc ±7 ,0 9,6abc±1, 1 134,7 a 77,5a 14,2ab R4 3,1±0,9 63,3 d ±8, 2 10,6d±1, 1 148,3 a 92,9b 16,6b R5 3,3±1,1 56,7 bc ±7 ,2 10,4cd±1, 3 136,7 a 87,1ab 16,2ab R6 2,9±0,8 59,7 cd ±7 ,4 9,6 ab ±1,1 138,3a 83,9ab 14,3ab LVN23 (đ/c) 3,7±1,1 47,7 a ±1 0,2 9,0 a ±1,0 136,0a 78,1a 13,5a SG22 (đ/c) 3,0±0,6 59,7 cd ±6 ,7 10,4cd±1, 2 141,7 a 83,2ab 16,1ab CV% 14,1 11,8 9,3 8,0 11,1 LSD0,05 5,78 0,85 22,5 11,6 2,9
33
3.6.1. Số bắp hữu hiệu trên cây
Số bắp trên cây là một yếu tố cấu thành năng suất quan trọng. Số bắp trên cây thường được quyết định bởi yếu tố di truyền, mật độ trồng và chế độ canh tác. Số bắp hữu hiệu trên cây của tổ hợp ngô rau lai dao động từ 2,7 – 3,7 bắp trên cây. Đối với tổ hợp ngô rau lai R2, R3, R6 có số bắp hữu hiệu trên cây thấp hơn so với giống đối chứng và thấp nhất là 2,7 bắp, còn R1, R4, R5 cao hơn so với giống đối chứng SG22 là 3,0, bắp cao nhất là giống đối chứng LVN23 3,7 bắp.
3.6.2. Khối lƣợng chƣa tách lá bi
Khối lượng chưa tách lá bi của các giống ngô rau lai dao động từ 47,7 – 63,3 g. Giống có khối lượng chưa tách lá bi thấp nhất là giống đối chứng LVN23 47,7 g. Các tổ hợp ngô rau lai R2, R3, R5, R6 có khối lượng chưa tách lá bi tương đương với giống đối chứng SG22. Và tổ hợp lai đạt khối lượng cao nhất là R4 với 63,3 g.
3.6.3. Khối lượng đã tách lá bi
Khối lượng đã tách lá bi của các tổ hợp ngô rau lai dao động từ 9,0 – 10,6 g. Giống có khối lượng đã tách lá bi thấp nhất là giống đối chứng LVN2 với 9,0 g. Giống R1 có khối lượng đã tách lá bi thấp hơn so với giống đối chứng SG2. Các giống R2, R3, R5, R6 có khối lượng đã tách lá bi tương đương với giống đối chứng SG22. Và giống đạt khối lượng cao nhất là R4 với 10,6 g.
3.6.4. Năng xuất thân cây và lá
Năng suất phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Năng suất thân cây và lá của ngô rau sẽ được dùng làm thức ăn xanh cho gia súc. Nhìn chung năng suất thân cây và lá của tổ hợp ngô rau lai tương đối cao và chất lượng tốt. Các giống ngô rau lai
34
so với giống đối chứng có năng xuất thân cây và lá có độ đồng đều và ổn định như nhau dao động từ 134,7 – 148,3 tạ/ha. Tổ hợp lai có năng suất thấp nhất là R3 134,7 tạ/ha, cao nhất là R4 148,3 tạ/ha. Tổ hợp giống lai R1, R2 có năng suất cao hơn 2 giống đối chứng.
3.6.5. Năng xuất bắp cả lá bi
Năng suất bắp cả lá bi dao động trong khoảng từ 77,5 – 92,9 tạ/ha. Năng suất cao nhất là R4, thấp nhất là giống R3. Tổ hợp ngô rau lai R1, R4, R6 có năng suất bắp cả lá bi cao hơn 2 giống đối chứng.
3.6.6. Năng xuất bắp tách lá bi
Năng suất bắp cả lá bi dao động trong khoảng từ 13,5 – 16,6 tạ/ha. Năng suất cao nhất là R4, thấp nhất là giống LVN23. Các tổ hợp ngô rau lai đều có năng suất bắp tách lá bi cao hơn giống đối chứng LVN23.
35
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Qua theo dõi sự sinh trưởng phát triển của 8 giống ngô rau lai được trồng vụ thu 2014 ở Xuân Hòa – Phúc Yên – Vĩnh Phúc cho thấy:
- Trong điều kiện vụ thu năm 2014, thời gian sinh trưởng của các giống trồng vụ thu là từ 59-66 ngày, thời gian sinh trưởng của các giống đều phù hợp, thuận lợi với cơ cấu giống cây trồng ở khu vực Vĩnh Phúc trong sản xuất hiện nay.
- Chiều cao cây của các tổ hợp ngô rau lai dao động từ 142,4 – 163,6 cm, Chiều cao đóng bắp của các giống từ 49,8 – 62,1 cm, số lá trên cây từ 19- 22 lá các cây đều sinh trưởng phát triển rất tốt.
- Các tổ hợp ngô rau lai có khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ gãy từ mức khá đến tốt .
- Các tổ hợp ngô rau lai có chất lượng tương đối tốt, trong đó các giống R4, R6, SG22 có đều bắp và mịn nhất
- Năng suất các tổ hợp ngô rau lai từ 101,9 – 115,9 tạ/ha. Giống có năng suất cao là SG22.
2. Đề nghị
- Các tổ hợp giống ngô rau lai R1, R4, R6, là các giống có thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và chống đổ gãy khá, năng suất cao có thể lựa chọn để trồng ở vụ thu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Các giống trên cần được khả nghiệm đánh giá ở các vùng sinh thái khác để có kết luận chính xác hơn.
36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011. QCVN 01- 56:2011/BNNPTNT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô.
2. Đường Hồng Dật, Sâu bệnh hại ngô, cây lương thực trồng cạn và biện pháp phòng trừ, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Carol A. Miles, and Leslie Zenz (1998), Baby corn production and marketing, Washington State University Extension, 360 NW North St, Chehalis, WA 98532.
4. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Nhà xuất bản thống kê 2013.
5. Phạm Xuân Hào (2008), Một số giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất ở Việt Nam, Viện nghiên cứu ngô.
6. Vũ Đình Hoà, Bùi Thế Hùng dịch (1995), Tài liệu về lương thực và dinh
dưỡng của FAO, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Đinh Thế Lộc, Võ Nguyên Quyền, Bùi Thế Hùng, Nguyễn Thế Hùng ( 1997), Giáo trình cây lương thực, tập II Cây màu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Ngô Hữu Tình (1997), cây ngô Giáo trình cao học nông nghiệp, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Lưu (1998). Kỹ thuật trồng ngô rau nhiều bắp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Vũ Văn Liết, Phạm Văn Toán, 2007. “ ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất và chất lượng ngô rau trên đất Gia Lâm, Hà Nội”. Tạp chí KHKT Nông nghiệp: tập V, số 1: 13 – 19
37
11. Tổng cục thống kê Việt Nam (2012), “Niên giám thống kê năm 2012”, Nxb Thống Kê.
12. Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, (2009), Giới thiệu giống cây trồng và qui trình kỹ thuật mới, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 36 - 37.
Tài Liệu Tiếng Anh
13. Galinat, W.C. (1985). Whole earay corn, a new way to eat corn. Proc. Northeast Corn Improvement Conf. 22-27.
14. FAOSTAT Databases (2004, 2009) (http://www.fao.org)... 15. FAOSTAT Databases (2012) (http://www.fao.org)..
16. Jiedong Testing Zone Hongan Food Co., 2005, Frozen Cut Baby Corns,
38
41