Tóm lược một số nét chính về vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định quy mô và hình thức bố trí hợp lý hồ điều hòa cho vùng hỗn hợp nông nghiệp đô thị (Trang 78 - 80)

7. Bố cục của luận án

3.1.2 Tóm lược một số nét chính về vùng nghiên cứu

Vùng nghiên cứu được giới hạn bởi sông Hồng ở phía Bắc, sông Đáy ở phía Tây, Quốc lộ 6 và đường Lê Trọng Tấn ở phía Nam và giáp với lưu vực tiêu của sông Tô Lịch ở phía Đông. Diện tích lưu vực là địa giới hành chính của huyện Từ Liêm, một phần quận Cầu Giấy, huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức và quận Hà Đông hình 3.1. Vùng có lượng mưa tương đối lớn, tổng lượng mưa trung bình thay đổi từ 1.554mm đến 1.836mm với số ngày mưa khoảng 130÷140 ngày mỗi năm [83]. Mưa gây úng ngập thường là các trận mưa do bão, hoặc do hoàn lưu khí quyển, thường xuất hiện vào tháng 7, 8, 9 là thời kỳ có nhiều cơn bão đổ bộ vào đồng bằng Bắc Bộ.

Vùng tiêu nghiên cứu kết nối với sông Hồng qua cống Liên Mạc (trong quy hoạch là trạm bơm Liên Mạc) và trạm bơm Nam Thăng Long. Nhánh sông Cầu Ngà dẫn nước

66

từ sông Nhuệ qua trạm bơm Yên Thái +Đào Nguyên vào sông Đáy và nhánh kênh La Khê chuyển nước tiêu từ sông Nhuệ vào trạm bơm Yên Nghĩa đổ ra sông Đáy.

Hình 3.1. Bình đồ vùng nghiên cứu – phía Tây Hà Nội.

Địa tầng vùng nghiên cứu có đặc điểm phổ biến là các lớp trầm tích nguồn gốc bồi tích sông aluvi: sét, á sét, cát, á cát... hoặc phân bố xen kẹp các trầm tích nói trên. Mặt lớp gần như nằm ngang hoặc hơi nghiêng [83]. Lượng thấm tại bề mặt đất ở mức trung bình do hàm lượng sét cao, tại các ô ruộng sản xuất đất nông nghiệp tồn tại tầng đế cày đã hạn chế khả năng thấm. Nhìn chung lượng thấm hiện tại vùng nghiên cứu ở mức thấp.

Vùng nghiên cứu đã có quy hoạch sử dụng đất nên hiện tại diện tích đất nông nghiệp đang chuyển dần sang đất đô thị theo quy hoạch được duyệt, phần diện tích không quy hoạch chuyển đổi sang đô thị vẫn được nhân dân sản xuất nông nghiệp ổn định. Như vậy hệ thống tiêu sông Nhuệ đồng thời phải phục vụ cả tiêu đô thị và nông nghiệp.

67

Đặc điểm ao, hồ trong lưu vực phía tây Hà Nội: Vùng nghiên cứu có địa hình bằng phẳng, ao hồ tự nhiên ít về số lượng và nhỏ về diện tích, phần lớn là các hồ và đầm nhỏ ven đê sông Hồng và sông Đáy hình thành do lấy đất đắp đê. Các dạng ao hồ này đã được chính quyền địa phương giao cho tư nhân nuôi cá và không tham gia vào điều tiết nước mưa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định quy mô và hình thức bố trí hợp lý hồ điều hòa cho vùng hỗn hợp nông nghiệp đô thị (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)