7. Bố cục của luận án
3.1.3 Tóm lược quy hoạch thoát nước mưa vùng nghiên cứu
Quyết định số 1259/QĐ –TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 [68] [67]. Theo đó, quy hoạch thoát nước mưa đã phê duyệt các đầu mối tiêu gồm các trạm bơm Liên Mạc (170 m3/s), Thăng Long (9 m3/s), Yên Thái (54 m3/s), Đào Nguyên (15 m3/s), Yên Nghĩa (120 m3/s) với tổng lưu lượng toàn vùng là 368 m3/s [67]. Đối với vùng phía tây Hà Nội, chỉ tiêu mưa thiết kế quy hoạch được lấy với lượng mưa 3 ngày max, tần suất P=10%, thời gian tiêu 5 ngày [67]. Các tuyến kênh trục chính gồm sông Nhuệ, sông Đăm, sông cầu Ngà, kênh La Khê được giữ nguyên tuyến mà chỉ chỉnh trang phù hợp với kiến trúc đô thị và dẫn đủ lưu lượng thiết kế. Các tuyến kênh cấp dưới một phần sử dụng kênh hiện trạng một phần được nắn chỉnh tuyến theo quy hoạch các khu đô thị.
Quyết định cũng phê duyệt hệ thống HĐH xây dựng mới gồm hồ Yên Nghĩa (04 hồ, tổng diện tích 77,9ha), hồ Yên Thái (3 hồ, tổng diện tích 48,7ha), hồ Đào Nguyên (3 hồ, tổng diện tích 25,8ha). Về vị trí, các hồ này được bố trí tập trung gần bể hút trạm bơm đầu mối. Đối với các HĐH thuộc cụm Yên Thái và Đào nguyên được nối thông với nhau. Trong đó lưu lượng các trạm bơm được tính theo thời đoạn là ngày tương tự tính cho vùng nông nghiệp.
Về quy hoạch sử dụng đất như hình 3.2 cho thấy phần diện tích nằm trong lưu vực nghiên cứu nằm giữa đường vành đai 4 và đê sông Đáy được giữ nguyên để sản xuất nông nghiệp, phần diện tích dọc sông Nhuệ được sử dụng làm hành lang xanh. Trong khu vực vành đai xanh sẽ có nhiều công viên, cây xanh, mặt nước, các làng hiện trạng và một số hiện trạng công trình công cộng sinh thái quy mô nhỏ [68].
68
Hình 3.2 Quy hoạch không gian vùng nghiên cứu tầm nhìn 2030 đến 2050