Sinh trưởng của Artemia

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và sinh sản của artemia franciscana (Trang 33)

4.1.2.1. Tỷ lệ sống

Sau 14 ngày nuôi, Artemia ở nghiệm thức số 2 có tỷ lệ sống đạt cao nhất là 49,1%. Nghiệm thức 3, 4 và 5 có tỷ lệ sống lần lượt là 45,6%, 46,2% và 45,3%. Tỷ lệ sống thấp nhất của Artemia ở nghiệm thức đối chứng (nghiệm thức 1) là 44,4%. Tỷ lệ sống (%) của thí nghiệm được thể hiện ở bảng sau:

27

Bảng 4.2 Tỷ lệ sống (%) của Artemia sau 14 ngày nuôi

Nghiệm thức Ngày nuôi 7 10 14 1 - Cám thường 73,7 ± 29,2a 58,2 ± 21,7a 44,4 ± 34,9a 2 - Cám ủ Bacillus 79,8 ± 24,2bc 62,0 ± 28,1b 49,1 ± 24,2b 3 - Cám thường + Frippak 78,4 ± 32,1b 59,6 ± 33,1ab 45,6 ± 27,4a 4 - Cám ủ Bacillus + Frippak 83,3 ± 41,7d 59,1 ± 25,4a 46,2 ± 21,6a 5 - Frippak 82,7 ± 44,6cd 59,6 ± 25,6ab 45,3 ± 30,7a

Số liệu được so sánh bằng Duncan-test, các chữ cái giống nhau trong cùng một cột chứng tỏ không khác biệt thống kê (P > 0,05)

Vào ngày thứ 14, tỷ lệ sống của Artemia giảm hơn 50% ở các nghiệm thức 1, 3, 4 và 5, giảm khoảng 50% ở nghiệm thức số 2 và có sự khác biệt so với các nghiệm thức còn lại. Sở dĩ có sự biến động lớn như vậy là do vào đêm ngày thứ 8 hệ thống sục khí bị tắt cho nên ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống cũng như sự phát triển của Artemia. Tuy nhiên, Artemia ở nghiệm thức cám ủ Bacillus đã thể hiện tỷ lệ sống tốt hơn sau biến cố này và kết quả khác biệt so với các nghiệm thức còn lại. Có thể vì thức ăn được bổ sung vi khuẩn Bacillus subtilus giúp Artemia có sức chịu đựng tốt hơn và tỷ lệ sống duy trì tương đối cao hơn các nghiệm thức khác. Nghiệm thức có Frippak được sử dụng làm thức ăn cho Artemia vào ngày 7 đạt tỷ lệ sống cao nhưng cũng dễ làm môi trường dễ bị ô nhiễm và khi quá trình cung cấp ôxy bị gián đoạn đã ảnh hưởng gây chết nhiều hơn cho Artemia.

28

4.1.2.2. Chiều dài Artemia

Vào ngày nuôi thứ 5, chiều dài Artemia đã có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P<0,05). Chiều dài lớn nhất khi cho ăn Frippak (2,32 mm), thấp nhất ở nghiệm thức cám thường (1,90 mm). Ở ngày nuôi thứ 14, nghiệm thức nuôi

Artemia bằng Frippak vẫn đạt chiều dài lớn nhất (6,19 mm), Artemia nuôi bằng cám thường có chiều dài thấp nhất (5 mm), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (P<0,05). Ở các nghiệm thức 2, 3 có giá trị tương đương nhau và đều cao hơn nghiệm thức đối chứng lần lượt là 5,9 và 5,8 mm. Riêng nghiệm thức nuôi bằng Frippak + Cám ủ Bacillus có chiều dài là 6,02 mm tương đương với chỉ cho ăn Frippak (6,19mm). Kết quả này cho thấy việc cho ăn 50% cám ủ Bacillus và 50% Frippak có thể cải thiện chiều dài và tỷ lệ sống của

Artemia, với khẩu phần phối hợp này Artemia vẫn duy trì các chỉ tiêu sinh trưởng như cho ăn 100% Frippak

Bảng 4.3 Chiều dài thân (mm) của Artemia sau 14 ngày nuôi

Nghiệm thức Ngày nuôi

1 5 10 14 1 - Cám thường (ĐC) 0,50 ± 0,00a 2,00 ± 0,18a 4,02 ± 0,46a 5,00 ± 0,41a 2 - Cám ủ Bacillus 0,51 ± 0,02a 2,16 ± 0,27b 4,46 ± 0,35b 5,90 ± 0,43b 3 - Cám thường + Frippak 2 0,51 ± 0,01a 2,12 ± 0,23b 4,35 ± 0,34b 5,80 ± 0,47b 4 - Cám ủ Bacillus + Frippak 2 0,50 ± 0,00a 2,28 ± 0,22c 4,68 ± 0,43b 6,02 ± 0,40bc 5 - Frippak 2 0,51 ± 0,02a 2,32 ± 0,20c 5,10 ± 0,48c 6,19 ± 0,27c

Số liệu được so sánh bằng Duncan-test, các chữ cái giống nhau trong cùng một cột chứng tỏ không khác biệt thống kê (P > 0,05)

Kết quả cho thấy sử dụng cám ủ Bacillus cho Artemia ăn làm chiều dài Artemia cao hơn khi dùng cám thường. Đối với nghiệm thức có thức ăn là cám ủ Bacillus thì tỷ lệ sống, chiều dài của Artemia khá cao có thể do trong thức ăn có

chứa vi khuẩn Bacillus góp phần phân hủy thức ăn dư thừa cũng như chất thải của

29

Hình 4.6: Biến động chiều dài của Artemia trong 14 ngày nuôi

4.2. Kết quả thí nghiệm nuôi riêng ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến sinh sản của Artemia franciscana.

4.2.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ trong 30 ngày nuôi riêng các cặp Artemia dao động từ 25 – 27oC vào buổi sáng và từ 29 – 32oC ở buổi chiều. Vì chỉ nuôi bằng ống falcol 50 ml cộng thêm thời tiết thất thường nên nhiệt độ rất dễ bị biến động theo môi trường bên ngoài và điều này cũng góp phần ảnh hưởng đến việc sinh sản của Artemia.

Khi nuôi Artemia trong phòng thí nghiệm (điều kiện nhiệt độ ổn định) cho thấy

rằng ở nhiệt độ 30oC số lứa đẻ con cao gấp 9 lần so với nuôi ở nhiệt độ 26oC (Browne et al., 1988). Theo Nguyễn Thị Ngọc Anh và Nguyễn Văn Hòa (2004)

30

Hình 4.7: Biến động nhiệt độ trong 30 ngày nuôi sinh sản Artemia

4.2.2 Các chỉ tiêu sinh sản của Artemia trong 30 ngày nuôi

Các loại thức ăn được sử dụng trong thí nghiệm đã có những tác động đáng kể lên sự sinh sản của Artemia trong thời gian khảo sát. Nhìn chung, trong thời

gian thí nghiệm thì nghiệm thức 4 có tổng phôi, nauplii và trứng bào xác đạt cao nhất so với các nghiệm thức còn lại. Các chỉ số trên của nghiệm thức cám thường ở mức thấp nhất.

Bảng 4.4 Sức sinh sản thực tế trong 30 ngày theo thí nghiệm

NT1 NT2 NT3 NT4 NT5

Số cyst/con cái 0 339 164 402 360 Số Naup/con cái 1533 2883 5746 6522 6056 Tổng phôi/con cái 1533 3222 5910 6924 6416

Trung bình tổng phôi, tổng cyst và nauplii ở các nghiệm thức trong thí nghiệm cũng có những khác biệt và được thể hiện ở bảng sau:

31

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến trung bình sức sinh sản của

Artemia

Nghiệm thức

Cám Cám ủ Cám + Frippak 2 Cám ủ + Frippak 2 Frippak 2 Số cyst/con cái 0 ± 0a 50,4 ± 24,9b 82 ± 45,2b 112,2 ± 82,2b 219 ± 46,6b Số naup/ con cái 101,6 ± 64,8a 171,7 ± 64,3b 409,9 ± 217,6c 399,3 ± 184,4c 387,7 ± 209,7c Tổng phôi/con cái 101,6 ± 64,8a 222,1 ± 64,0b 491,9 ± 262,9c 451,5 ± 266,6c 606,7 ± 256,3c

Những chữ cái trong cùng một hàng khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Trung bình tổng phôi mà Artemia sinh sản đạt cao nhất khi cho ăn Frippak 2 (606,7 phôi) khác biệt so với nghiệm thức cám thường (101,6 phôi). Các nghiệm thức còn lại có tổng phôi lần lượt là 222,1; 491,9; và 451,55 phôi. Tổng số nauplii mà Artemia sinh sản trong nghiệm thức cám + Frippak đạt cao nhất (409,9 nauplii) tuy nhiên tương đương với cho ăn bằng cám ủ + Frippak 2 (399,3 nauplii) hoặc Frippak 2 (387,7 nauppli). Qua 1 tháng theo dõi cho thấy Artemia cho ăn cám

không đẻ trứng bào xác trong khi đó kết quả này cao nhất trong nghiệm thức cho ăn toàn Frippak 2 (219 cyst) và có khác biệt thống kê về số trứng bào xác/con cái ở 2 nghiệm thức này (P<0,05).

Trung bình sức sinh sản của những con cái ở nghiệm thức 4 (tổng phôi, cyst và nauplii lần lượt là 451,55 phôi, 112,2 cyst và 399,35 nauplii) có chênh lệch hơn so với nghiệm thức 3, 5 nhưng thể hiện được các con cái sinh sản đồng đều và ổn định ở nghiệm thức này, đồng thời giá trị nghiệm thức 4 vẫn cao hơn nghiệm thức đối chứng cám thường và có khác biệt thống kê (P<0,05). Artemia ở nghiệm thức 3 và 5 có sức sinh sản đều ở mức cao nhưng quá trình sinh sản không đồng đều giữa các cặp, hơn nữa ở 2 nghiệm thức này có số lứa đẻ nhiều hơn ở 1 số cặp

Artemia cho nên số liệu đạt cao hơn. Nhìn chung, kết quả sinh sản của Artemia

cho ăn cám thường + Frippak 2, cám ủ Bacillus + Frippak 2 và Frippak 2 cho kết quả cao hơn nhiều so với chỉ cho ăn cám thường cả về sinh trưởng cũng như sinh sản.

32

Hình 4.8: Tỷ lệ số phôi cyst hoặc nauplii trên tổng số phôi Artemia sinh sản

Tỷ lệ số phôi nauplii ở các nghiệm thức cao hơn rất nhiều so với trứng bào xác. Tỷ lệ đẻ nauplii khi cho ăn cám thường là cao nhất (100 %) và thấp nhất ở nghiệm thức cám ủ Bacillus (89,48 %). Đây chưa phải là kết quả cuối cùng vì thí

nghiệm vẫn còn 1 số cặp vẫn chưa sinh sản ở 2 nghiệm thức này, đặc biệt là ở nghiệm thức 1. Do đó, tỷ lệ này vẫn có thể thay đổi khi tiếp tục theo dõi tiếp thí nghiệm. Ngoài các chỉ tiêu tổng số phôi, số trứng cyst và số ấu trùng nauplii trên mỗi con cái trong thời gian thí nghiệm ra thì một số chỉ tiêu khác cũng được thu thập như là chu kỳ sinh sản, sức sinh sản trung bình, số lần sinh sản và sức sinh sản trứng hoặc nauplii trên mỗi con cái trong thời gian 30 ngày (Bảng 4.6).

Bảng 4.6 Một số chỉ tiêu sức sinh sản khác của Artemia

Chỉ tiêu Nghiệm thức

Cám Cám ủ Cám + Frippak 2 Cám ủ + Frippak 2 Frippak 2 Số lần SS 1,5 ± 0,6a 1.,7 ± 0,4ab 1,9 ± 0,7b 1,9 ± 0,3b 1,9 ± 0,5b

Chu kì SS 14,1±4,4b 8,0±1,52a 6,2±2,7a 6,5 ± 3,7a 7,5 ± 3,3a

Số cyst/đợt 0 ± 0,00a 25,2 ± 12,4b 27,3 ± 15,0b 56,1 ± 41,1b 73,0 ± 15,5b

Số naup/đợt 50,8 ± 64,8a 85,8 ± 32,1b 136,6 ± 72,5bc 199,6 ± 92,2d 129,2 ± 69,9c

Tổng phôi /đợt 50,8 ± 64,8a 111,0 ± 44,6b 163,9 ± 87,6bc 255,7 ± 133,3d 202,2 ± 85,4c

Những chữ cái trong cùng một hàng khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Trung bình tổng phôi thu được trên 1 đợt trong thời gian thí nghiệm ở nghiệm thức cho ăn cám ủ + Frippak 2 đạt cao nhất (255,78 phôi) và thấp nhất là

33

nghiệm thức cho ăn cám thường (50,8 phôi), khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Chu kì sinh sản của Artemia dài nhất (14,18 ngày) ở nghiệm thức cám thường, các nghiệm thức khác có chu kỳ sinh sản tương đương nhau (từ 6,2 đến 8,0 ngày). Tuy mới theo dõi trong thời gian 30 ngày nhưng số lần sinh sản ở các nghiệm thức cho ăn bổ sung Frippak 2 hoặc hoàn toàn Frippak 2 có số lần sinh sản nhiều hơn (1,9 lần) so với cho ăn cám thường (1,5 lần) hoặc cám ủ (1,7 lần). Có thể do được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp Frippak 2 đã đáp ứng tương đối đầy đủ các nhu cầu dinh dưỡng của Artemia nên khả năng sinh trưởng và sinh sản của

Artemia cao hơn.

Trong thời gian theo dõi sinh sản của 20 cặp Artemia từ mỗi nghiệm thức thì nghiệm thức cho ăn Frippak 2 có số con cái và đực chết nhiều nhất (8 con cái và 8 con đực), tiếp đến là cho ăn cám +Frippak 2 (7 con cái và 8 con đực). Số lượng con cái và đực bị chết ở nghiệm thức cám thường và cám ủ Bacillus thấp hơn

(10%). Khi bắt cặp sinh sản, Artemia được nuôi trong ống Falcon có thể tích

50mL và không có sục khí. Hàm lượng đạm hòa tan cao từ Frippak 2 có thể dẫn đến hàm lượng đạm cao trong môi trường nuôi và gây độc cho Artemia. Việc cung cấp chế phẩm sinh học đồng thời qua thức ăn và bổ sung vào môi trường nước có thể sẽ ảnh hưởng tốt hơn trong cải thiện chất lượng nước, sinh trưởng và sinh sản của Artemia.

Bảng 4.6 Tỷ lệ Artemia đực và cái chết trong thời gian nuôi sinh sản (%)

Nghiệm thức

Cám Cám ủ Cám + Frippak 2 Cám ủ + Frippak 2 Frippak 2

Đực 10±0a 10±0a 25±0,7ab 40±0,7b 40±0b

Cái 10±0a 10±0a 30±0,7ab 35±0,7ab 40±0b

Những chữ cái trong cùng một hàng khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

34

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kết luận

Các yếu tố môi trường như: ammonia, nitrite đều ở mức giá trị thấp khi sử dụng thức ăn cám được ủ Bacillus subtilis.

Thức ăn cám ủ với chế phẩm sinh học Bacillus subtilis cho kết quả tốt hơn đối với sinh trưởng, sinh sản của Artemia so với chỉ sử dụng cám thường. Tỷ lệ

sống (49,1%) và chiều dài (5,9 mm) cũng như các chỉ tiêu sinh sản (3222 phôi, 2883 nauplii và 339 cyst) khi Artemia sử dụng cám ủ Bacillus subtilis đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với cám thường với tỷ lệ sống (44,4 %) và chiều dài (5,0 mm) cũng như các chỉ tiêu sinh sản (1533 phôi, 1533 nauplii và 0 cyst).

Kết hợp thức ăn công nghiệp Frippak 2 với cám ủ Bacillus subtilis cho hiệu quả sinh trưởng và sinh sản tương đương khi chỉ sử dụng riêng Frippak 2 trong việc nuôi Artemia. Tỷ lệ sống (46,2 %) và chiều dài (6,02 mm) cũng như các chỉ tiêu sinh sản (6924 phôi, 6522 nauplii và 402 cyst) khi Artemia sử dụng thức ăn là cám ủ Bacillus subtilis + Frippak 2 gần bằng về sinh trưởng và sinh sản lại cao

hơn Frippak 2 với tỷ lệ sống (45,3 %) và chiều dài (6,19 mm) cũng như các chỉ tiêu sinh sản (6416 phôi, 6056 nauplii và 360 cyst).

Đề xuất

Nên tiến hành các thí nghiệm về loại thức ăn cám ủ Bacillus subtilis trong thể tích lớn hơn để đánh giá rõ hơn về hiệu quả sử dụng trong nuôi Artemia.

Tìm hiểu khả năng kết hợp bổ sung Bacillus vào môi trường và bổ sung vào thức ăn để phát huy hiệu quả cải thiện môi trường nước và tăng giá trị dinh dưỡng cho Artemia.

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Balcázar, J.L., Rojas-Luna, T., 2007. Inhibitory activity of probiotic Bacillus

subtilis UTM 126 against Vibrio species confers protection against Vibriosis in

Juvenile shrimp Litopenaeus vannamei).

Browne, R.A., S.E. Sallee, D.S. Grosch, W.O. Sergeti and S.M. Purser, 1984. Partitioning genetic and environment components of reproduction and lifespan in Artemia. Ecology, 63(3): 949-960.

Dhont, J., P. Lavens & P. Sorgeloos, 1993. Preparation and use of Artemia food

for shrimp and prawn larvae, p. 61-93. In J.P. McVey (ed.). CRC Handbook of Mariculture. Crustacean Aquaculture (2nd edition) CRC Press, Inc., Boca Raton, Florida, USA.

Dobbeleir, J.; Adam, N.; Bossuyt, E.; Bruggeman, E.; Sorgeloos, P., 1980. New aspects of the use of inert diets for high density culturing of brine shrimp, in: Persoone, G. et al. (Ed.). The brine shrimp Artemia: Proceedings of the International Symposium on the brine shrimp Artemia salina, Corpus Christi, Texas, USA, August 20-23, 1979: 3. Ecology, culturing, use in aquaculture. pp. 165-174.

Douillet, P.A., Langdon, C.J., 1993. Effects of marine bacteria on the culture of axenic oyster Crassostrea gigas (Thunberg) larvae. Biol. Bull. 184, 36–51. Douillet, P.A., Langdon, C.J., 1994. Use of a probiotic for the culture of larvae of

the Pacific oyster Crassostrea gigas (Thunberg). Aquaculture 119, 25–40 Espinosa-Fuentes, A., A. Ortega-Salas & A. Laguarda Figueras., 1997. Two

experimental assays to produce biomass of Artemia franciscana (Anostraca).

Rev. Biol. Trop. 44(3): 565-572.

Garriques, D., Arevalo, G., 1995. An evaluation of the production and use of a live bacterial isolate to manipulate the microbial flora in the commercial production of Penaeus vannamei postlarvae in Ecuador. In: Browdy, C.L., Hopkins, J.S.

(Eds.), Swimming Through Troubled Water. Proceedings of the special session on shrimp farming, Aquaculture 95. World Aquaculture Society, Baton Rouge, pp. 53–59.

Gomez-Gil, B., Roque, A., Turnbull, J.F., 2000. The use and selection of probiotic bacteria for use in the culture of larval aquatic organisms. In Aquaculture 191, 2000, 259–270.

Léger, P.H., D.A. Bengtson, K.L. Simpson & P. Sorgeloos., 1986. The use and nutritional value of Artemiaas a food source. Oceanogr. Mar. Biol. Ann. Rev. 24: 521-623.

36

Lora-Vilchis, MC., Cordero-Esquivel, B., & Voltolina, D., 2004. Growth of Artemia franciscana fed Isochrysis sp. and Chaetoceros muelleri during its early life stages. Aquaculture Research, 2004, 35, 1086-1091.

Mã Linh Tâm và Ngô Thị Thu Thảo, 2013. Ảnh hưởng của glucose và các loại chế phẩm sinh học đến sinh trưởng và sinh sản của Artemia franciscana. Báo cáo

khoa học của Hội nghị khoa học trẻ thủy sản toàn quốc lần thứ IV, 2013.

Moriarty, D. J. W., O. Decamp và P. Lavens, 2005. Probiotic in aquaculture. In AQUA Culture Asiapacific Magazine September/October 2005.

Naessens, E., P. Lavens, L. Gómez, C.L., Browdy, K. McGovern-Hopkins, A.W. Spencer, K. Kawahigashi, & P. Sorgeloos., 1997. Maturation performance of Penaeus vannameico-fed Artemiabiomass preparations. Aquaculture 155: 87- 101.

Nguyễn Tấn Sỹ, 2012. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ nuôi và thức ăn đến năng suất và chất lượng sinh khối Artemia franciscana nuôi trong ao đất

tại Cam Ranh. Luận án tiến sĩ – Cơ sở dữ liệu toàn văn. Thư viện quốc gia Việt Nam.

Nguyễn Thị Hồng Vân, Huỳnh Thanh Tới, Lê Văn Thông và Nguyễn Văn Hòa, 2008. Sử dụng các nguồn sinh khối Artemia khác nhau trong ương nuôi tôm sú (Penaeus monodon). Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2008(1): 130-136, Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Hồng Vân, Trần Hữu Lễ và Nguyễn Văn Hòa, 2011. Sử dụng các nguồn sinh khối Artemia để ương nuôi lươn đồng, Monopterus albus. Tạp chí

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và sinh sản của artemia franciscana (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)