Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và sinh sản của artemia franciscana (Trang 28)

a. Chiều dài: Artemia được thu vào ngày nuôi đầu tiên, ngày 5, 10 và 14

của quá trình thí nghiệm. Mỗi keo ở mỗi nghiệm thức đều thu 10 con ngẫu nhiên để xác định chiều dài. Kích thước Artemia được đo từ đỉnh đầu đến tận cùng của đuôi dưới kính lúp có gắn trắc vi thị kính.

b. Tỉ lệ sống: được xác định vào ngày thứ 7, 11 và 14 của giai đoạn nuôi chung. Việc xác định mật độ được thực hiện bằng cách sử dụng cốc thủy tinh thu 100ml trong mỗi keo nuôi và 3 lần lập lại để đếm số cá thể Artemia sau đó tính số cá thể Artemia còn sống trong keo thí nghiệm.

c. Sinh học sinh sản: khi Artemia có hiện tượng bắt cặp thì tách 20 cặp/1

nghiệm thức ra nuôi riêng trong thời gian 30 ngày và theo dõi các chỉ tiêu sinh sản gồm:

 Tổng số phôi/con cái: là tổng số lượng cyst và nauplii mà con cái sinh sản trong thời gian theo dõi.

22  Số ấu trùng nauplii/con cái.

 Khoảng cách giữa 2 đợt sinh sản của con cái (ngày) = Khoảng thời gian giữa lần sinh sản trước đó và lần sinh sản tiếp theo (chu kỳ sinh sản).  Sức sinh sản trung bình (Fecundity): tổng số phôi được sinh ra trong 1

đợt sinh sản của một con cái.

 Tỉ lệ đẻ trứng (hoặc Naupplii)/con (%): phần trăm của những lần đẻ trứng (hoặc Nauplii) trên tổng số đợt sinh sản trong thời gian theo dõi.  Số đợt (lần) sinh sản.

 Sức sinh sản trứng (hoặc Nauplli)/con: Số cysts (hoặc Nauplii)/1 con cái/1 đợt đẻ.

 Tỷ lệ sống của con đực và con cái trong thời gian theo dõi.

3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Chương trình Excel được sử dụng để tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các số liệu và vẽ đồ thị. Sử dụng chương trình SPSS 17.0 để so sánh sự khác nhau giữa các giá trị trung bình của các nghiệm thức bằng phép kiểm định Duncan với độ tin cậy 95 % (P<0,05).

23

CHƯƠNG IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả thí nghiệm nuôi chung ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến sinh trưởng, tỉ lệ sống của Artemia franciscana.

4.1.1. Các chỉ tiêu môi trường

Nhìn chung, nhiệt độ thí nghiệm dao động trong ngày từ 26 – 32oC. Vào buổi sáng, nhiệt độ từ 26 - 27,5oC và buổi chiều khoảng 29 – 32oC. Sở dĩ có sự biến động nhiệt độ cao vào buổi chiều như vậy vì thí nghiệm được bố trí trong phòng không có máy điều hòa, tuy nhiên khoảng nhiệt độ trên thích hợp cho việc nuôi và sự phát triển của Artemia franciscana. Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv.

(2007) thì nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của Artemia thông qua sinh trưởng và sinh sản, khi quá lạnh Artemia sẽ không sinh trưởng được, ngược lại khi quá nóng chúng sẽ không sinh sản được hoặc bị chết, quần thể mau bị già cỗi. Đối với Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu chúng có thể phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 22 – 35oC.

Hình 4.1: Biến động nhiệt độ môi trường nước trong 14 ngày nuôi

pH trong các nghiệm thức đều dao động ở khoảng 7,1 – 7,2 và ổn định trong suốt quá trình nuôi. Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv. (2007), Artemia Vĩnh Châu phát triển tốt trong điều kiện pH từ 7 – 9. Do đó, khoảng pH trên phù hợp cho việc thí nghiệm nuôi Artemia.

24

Hình 4.2: Biến động pH trong 14 ngày nuôi

Hàm lượng nitrite ở các nghiệm thức ít có sự biến động qua mỗi lần kiểm tra. Ở ngày 5 hầu như không có sự khác biệt, đều ở mức 0,5 mg/L, ngày 10 vào khoảng 0,8 mg/L và ngày 14 thì hàm lượng nitrite ở mức 0,8 mg/L cho các nghiệm thức 1,2,3 và 4, riêng nghiệm thức 5 là 1 mg/L. Hàm lượng NO2 tương đối thấp có thể do việc siphon, rút cặn, thêm nước mới thường xuyên.Nitrite cao phản ánh tình trạng nước xấu, thiếu oxy và nhiễm bẩn, N-NO2 có thể gây độc cho động vật thủy sản ngay ở hàm lượng thấp (0,1 mg/L). Theo Boyd (1998) được dịch bởi Trương Quốc Phú (2006), nitrite có nồng độ cao hơn 10 mg/L gây hại cho cho tôm cá (khoảng 0,3 mg/L ở dạng N-NO2). Theo Mã Linh Tâm và Ngô Thị Thu Thảo (2013) thì việc bổ sung chế phẩm sinh học Bacillus subtilis vào nuôi Artemia giảm tối đa nitrite và ammonia có thể do Bacillus có vai trò quan trọng trong quá trình

ammon hóa protein nhằm chuyển nitơ từ dạng khó hấp thu (hữu cơ) sang dạng muối amôn dễ được hấp thu và giúp làm sạch nước.

25

Trong quá trình nuôi thì hàm lượng NH4+ không vượt quá 2 mg/L ở các nghiệm thức. Vào ngày nuôi thứ 5, NH4+ ở cả 5 nghiệm thức đều dưới 0,8 mg/L. Kế đến vào ngày nuôi thứ 10 thì hàm lượng ammonia của nghiệm thức 1 là 0,7 – 0,8 mg/L, các nghiệm thức 2,3,4 và 5 đều ở mức 1 mg/L. Ngày 14 của quá trình nuôi, lượng NH4+ ở nghiệm thức 1 và 2 là 0,8 mg/L; nghiệm thức 3 và 4 vào khoảng 1 – 1,5 mg/L và 2 mg/L ở nghiệm thức 5. Kết quả trên nằm trong khoảng thích hợp cho Artemia, thêm vào đó pH dao động từ 7,1 – 7,2 nên hầu hết TAN đều ở dạng ion (N-NH4) ít độc. Theo Boyd (1998) thì hàm lượng NH4+ thích hợp trong ao nuôi thủy sản khoảng từ 0,2 – 2 mg/L. Theo Zhou (2009) thì số lượng vi khuẩn hữu ích là nhân tố duy nhất thúc đẩy làm tăng hiệu quả xử lý và tăng trọng và tỉ lệ sống của tôm nuôi. Phạm Thị Tuyết Ngân (2010) cho rằng trong điều kiện có oxy, vi khuẩn Bacillus sẽ góp phần làm giảm ô nhiễm hữu cơ trong bùn đáy ao tôm.

Hình 4.4: Biến động hàm lượng tổng đạm trong 14 ngày nuôi

Bảng 4.1 tổng hợp số liệu các yếu tố môi trường từ ngày 1 đến ngày 14 của quá trình thí nghiệm. pH gần như không biến động trong quá trình nuôi và không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Đối với chỉ tiêu hàm lượng nitrite thì trong 5 ngày đầu tương đối thấp do Artemia còn nhỏ ít chất thải, lượng thức ăn cho ăn thấp. Ngoại trừ NH4+ tăng cao hơn ở NT4 và NT5, các nghiệm thức khác có hàm lượng NH4+ và NO2- không khác biệt nhau. Từ ngày 10 đến ngày 14 thì Artemia đã lớn dần, chúng tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn dẫn đến chất thải cao hơn làm cho hàm lượng NO2- tăng lên (0,8 – 1 mg/L). Hàm lượng NH4+ và NO2- luôn cao hơn ở các nghiệm thức sử dụng Frippak 2 làm thức ăn. Đây là loại thức ăn có hàm lượng đạm cao (>40%), lọai hạt rất mịn do đó chất đạm từ thức ăn có khả năng hòa tan vào môi trường nhanh và làm cho hàm lượng đạm trong môi trường nuôi

26

tăng cao hơn. Việc cho ăn bằng cám ủ Bacillus đơn hoặc kết hợp Frippak 2 chưa cho thấy rõ tác dụng cải thiện môi trường. Hàm lượng đạm trong các nghiệm thức cho ăn cám ủ Bacillus vẫn tương đương với các nghiệm thức được bố trí tương

ứng ví dụ như cám thường hoặc cám thường + Frippak 2.

Bảng 4.1 Biến động các chỉ tiêu môi trường trong 14 ngày nuôi

Ngày Nghiệm thức Chỉ tiêu pH NH4+/NH3 (mg/L) NO2- (mg/L) 1 1 (Cám) 7,2 0,5 0,5 2 (Cám ủ Bacillus) 7,2 0,5 0,5 3 (Cám + Frippak 2) 7,2 0,5 0,5 4 (Cám ủ Bacillus + Frippak 2) 7,2 0,5 0,5 5 (Frippak 2) 7,2 0,5 0,5 5 1 (Cám) 7,2 0,5 0,5 2 (Cám ủ Bacillus) 7,2 0,5 0,5 3 (Cám + Frippak 2) 7,2 0,7 0,5 4 (Cám ủ Bacillus + Frippak 2) 7,2 0,8 0,5 5 (Frippak 2) 7,2 0,8 0,5 10 1 (Cám) 7,1 0,75 0,8 2 (Cám ủ Bacillus) 7,1 1,00 0,8 3 (Cám + Frippak 2) 7,1 1,00 0,8 4 (Cám ủ Bacillus + Frippak 2) 7,1 1,00 0,8 5 (Frippak 2) 7,1 1,00 0,8 14 1 (Cám) 7,2 0,8 0,8 2 (Cám ủ Bacillus) 7,2 0,8 0,8 3 (Cám + Frippak 2) 7,2 1,25 0,8 4 (Cám ủ Bacillus + Frippak 2) 7,2 1,50 0,8 5 (Frippak 2) 7,2 2,00 1

4.1.2. Sinh trưởng của Artemia

4.1.2.1. Tỷ lệ sống

Sau 14 ngày nuôi, Artemia ở nghiệm thức số 2 có tỷ lệ sống đạt cao nhất là 49,1%. Nghiệm thức 3, 4 và 5 có tỷ lệ sống lần lượt là 45,6%, 46,2% và 45,3%. Tỷ lệ sống thấp nhất của Artemia ở nghiệm thức đối chứng (nghiệm thức 1) là 44,4%. Tỷ lệ sống (%) của thí nghiệm được thể hiện ở bảng sau:

27

Bảng 4.2 Tỷ lệ sống (%) của Artemia sau 14 ngày nuôi

Nghiệm thức Ngày nuôi 7 10 14 1 - Cám thường 73,7 ± 29,2a 58,2 ± 21,7a 44,4 ± 34,9a 2 - Cám ủ Bacillus 79,8 ± 24,2bc 62,0 ± 28,1b 49,1 ± 24,2b 3 - Cám thường + Frippak 78,4 ± 32,1b 59,6 ± 33,1ab 45,6 ± 27,4a 4 - Cám ủ Bacillus + Frippak 83,3 ± 41,7d 59,1 ± 25,4a 46,2 ± 21,6a 5 - Frippak 82,7 ± 44,6cd 59,6 ± 25,6ab 45,3 ± 30,7a

Số liệu được so sánh bằng Duncan-test, các chữ cái giống nhau trong cùng một cột chứng tỏ không khác biệt thống kê (P > 0,05)

Vào ngày thứ 14, tỷ lệ sống của Artemia giảm hơn 50% ở các nghiệm thức 1, 3, 4 và 5, giảm khoảng 50% ở nghiệm thức số 2 và có sự khác biệt so với các nghiệm thức còn lại. Sở dĩ có sự biến động lớn như vậy là do vào đêm ngày thứ 8 hệ thống sục khí bị tắt cho nên ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống cũng như sự phát triển của Artemia. Tuy nhiên, Artemia ở nghiệm thức cám ủ Bacillus đã thể hiện tỷ lệ sống tốt hơn sau biến cố này và kết quả khác biệt so với các nghiệm thức còn lại. Có thể vì thức ăn được bổ sung vi khuẩn Bacillus subtilus giúp Artemia có sức chịu đựng tốt hơn và tỷ lệ sống duy trì tương đối cao hơn các nghiệm thức khác. Nghiệm thức có Frippak được sử dụng làm thức ăn cho Artemia vào ngày 7 đạt tỷ lệ sống cao nhưng cũng dễ làm môi trường dễ bị ô nhiễm và khi quá trình cung cấp ôxy bị gián đoạn đã ảnh hưởng gây chết nhiều hơn cho Artemia.

28

4.1.2.2. Chiều dài Artemia

Vào ngày nuôi thứ 5, chiều dài Artemia đã có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P<0,05). Chiều dài lớn nhất khi cho ăn Frippak (2,32 mm), thấp nhất ở nghiệm thức cám thường (1,90 mm). Ở ngày nuôi thứ 14, nghiệm thức nuôi

Artemia bằng Frippak vẫn đạt chiều dài lớn nhất (6,19 mm), Artemia nuôi bằng cám thường có chiều dài thấp nhất (5 mm), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (P<0,05). Ở các nghiệm thức 2, 3 có giá trị tương đương nhau và đều cao hơn nghiệm thức đối chứng lần lượt là 5,9 và 5,8 mm. Riêng nghiệm thức nuôi bằng Frippak + Cám ủ Bacillus có chiều dài là 6,02 mm tương đương với chỉ cho ăn Frippak (6,19mm). Kết quả này cho thấy việc cho ăn 50% cám ủ Bacillus và 50% Frippak có thể cải thiện chiều dài và tỷ lệ sống của

Artemia, với khẩu phần phối hợp này Artemia vẫn duy trì các chỉ tiêu sinh trưởng như cho ăn 100% Frippak

Bảng 4.3 Chiều dài thân (mm) của Artemia sau 14 ngày nuôi

Nghiệm thức Ngày nuôi

1 5 10 14 1 - Cám thường (ĐC) 0,50 ± 0,00a 2,00 ± 0,18a 4,02 ± 0,46a 5,00 ± 0,41a 2 - Cám ủ Bacillus 0,51 ± 0,02a 2,16 ± 0,27b 4,46 ± 0,35b 5,90 ± 0,43b 3 - Cám thường + Frippak 2 0,51 ± 0,01a 2,12 ± 0,23b 4,35 ± 0,34b 5,80 ± 0,47b 4 - Cám ủ Bacillus + Frippak 2 0,50 ± 0,00a 2,28 ± 0,22c 4,68 ± 0,43b 6,02 ± 0,40bc 5 - Frippak 2 0,51 ± 0,02a 2,32 ± 0,20c 5,10 ± 0,48c 6,19 ± 0,27c

Số liệu được so sánh bằng Duncan-test, các chữ cái giống nhau trong cùng một cột chứng tỏ không khác biệt thống kê (P > 0,05)

Kết quả cho thấy sử dụng cám ủ Bacillus cho Artemia ăn làm chiều dài Artemia cao hơn khi dùng cám thường. Đối với nghiệm thức có thức ăn là cám ủ Bacillus thì tỷ lệ sống, chiều dài của Artemia khá cao có thể do trong thức ăn có

chứa vi khuẩn Bacillus góp phần phân hủy thức ăn dư thừa cũng như chất thải của

29

Hình 4.6: Biến động chiều dài của Artemia trong 14 ngày nuôi

4.2. Kết quả thí nghiệm nuôi riêng ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến sinh sản của Artemia franciscana.

4.2.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ trong 30 ngày nuôi riêng các cặp Artemia dao động từ 25 – 27oC vào buổi sáng và từ 29 – 32oC ở buổi chiều. Vì chỉ nuôi bằng ống falcol 50 ml cộng thêm thời tiết thất thường nên nhiệt độ rất dễ bị biến động theo môi trường bên ngoài và điều này cũng góp phần ảnh hưởng đến việc sinh sản của Artemia.

Khi nuôi Artemia trong phòng thí nghiệm (điều kiện nhiệt độ ổn định) cho thấy

rằng ở nhiệt độ 30oC số lứa đẻ con cao gấp 9 lần so với nuôi ở nhiệt độ 26oC (Browne et al., 1988). Theo Nguyễn Thị Ngọc Anh và Nguyễn Văn Hòa (2004)

30

Hình 4.7: Biến động nhiệt độ trong 30 ngày nuôi sinh sản Artemia

4.2.2 Các chỉ tiêu sinh sản của Artemia trong 30 ngày nuôi

Các loại thức ăn được sử dụng trong thí nghiệm đã có những tác động đáng kể lên sự sinh sản của Artemia trong thời gian khảo sát. Nhìn chung, trong thời

gian thí nghiệm thì nghiệm thức 4 có tổng phôi, nauplii và trứng bào xác đạt cao nhất so với các nghiệm thức còn lại. Các chỉ số trên của nghiệm thức cám thường ở mức thấp nhất.

Bảng 4.4 Sức sinh sản thực tế trong 30 ngày theo thí nghiệm

NT1 NT2 NT3 NT4 NT5

Số cyst/con cái 0 339 164 402 360 Số Naup/con cái 1533 2883 5746 6522 6056 Tổng phôi/con cái 1533 3222 5910 6924 6416

Trung bình tổng phôi, tổng cyst và nauplii ở các nghiệm thức trong thí nghiệm cũng có những khác biệt và được thể hiện ở bảng sau:

31

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến trung bình sức sinh sản của

Artemia

Nghiệm thức

Cám Cám ủ Cám + Frippak 2 Cám ủ + Frippak 2 Frippak 2 Số cyst/con cái 0 ± 0a 50,4 ± 24,9b 82 ± 45,2b 112,2 ± 82,2b 219 ± 46,6b Số naup/ con cái 101,6 ± 64,8a 171,7 ± 64,3b 409,9 ± 217,6c 399,3 ± 184,4c 387,7 ± 209,7c Tổng phôi/con cái 101,6 ± 64,8a 222,1 ± 64,0b 491,9 ± 262,9c 451,5 ± 266,6c 606,7 ± 256,3c

Những chữ cái trong cùng một hàng khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Trung bình tổng phôi mà Artemia sinh sản đạt cao nhất khi cho ăn Frippak 2 (606,7 phôi) khác biệt so với nghiệm thức cám thường (101,6 phôi). Các nghiệm thức còn lại có tổng phôi lần lượt là 222,1; 491,9; và 451,55 phôi. Tổng số nauplii mà Artemia sinh sản trong nghiệm thức cám + Frippak đạt cao nhất (409,9 nauplii) tuy nhiên tương đương với cho ăn bằng cám ủ + Frippak 2 (399,3 nauplii) hoặc Frippak 2 (387,7 nauppli). Qua 1 tháng theo dõi cho thấy Artemia cho ăn cám

không đẻ trứng bào xác trong khi đó kết quả này cao nhất trong nghiệm thức cho ăn toàn Frippak 2 (219 cyst) và có khác biệt thống kê về số trứng bào xác/con cái ở 2 nghiệm thức này (P<0,05).

Trung bình sức sinh sản của những con cái ở nghiệm thức 4 (tổng phôi, cyst và nauplii lần lượt là 451,55 phôi, 112,2 cyst và 399,35 nauplii) có chênh lệch hơn so với nghiệm thức 3, 5 nhưng thể hiện được các con cái sinh sản đồng đều và ổn định ở nghiệm thức này, đồng thời giá trị nghiệm thức 4 vẫn cao hơn nghiệm thức đối chứng cám thường và có khác biệt thống kê (P<0,05). Artemia ở nghiệm thức 3 và 5 có sức sinh sản đều ở mức cao nhưng quá trình sinh sản không đồng đều giữa các cặp, hơn nữa ở 2 nghiệm thức này có số lứa đẻ nhiều hơn ở 1 số cặp

Artemia cho nên số liệu đạt cao hơn. Nhìn chung, kết quả sinh sản của Artemia

cho ăn cám thường + Frippak 2, cám ủ Bacillus + Frippak 2 và Frippak 2 cho kết quả cao hơn nhiều so với chỉ cho ăn cám thường cả về sinh trưởng cũng như sinh sản.

32

Hình 4.8: Tỷ lệ số phôi cyst hoặc nauplii trên tổng số phôi Artemia sinh sản

Tỷ lệ số phôi nauplii ở các nghiệm thức cao hơn rất nhiều so với trứng bào xác. Tỷ lệ đẻ nauplii khi cho ăn cám thường là cao nhất (100 %) và thấp nhất ở nghiệm thức cám ủ Bacillus (89,48 %). Đây chưa phải là kết quả cuối cùng vì thí

nghiệm vẫn còn 1 số cặp vẫn chưa sinh sản ở 2 nghiệm thức này, đặc biệt là ở nghiệm thức 1. Do đó, tỷ lệ này vẫn có thể thay đổi khi tiếp tục theo dõi tiếp thí

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và sinh sản của artemia franciscana (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)