Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và sinh sản của artemia franciscana (Trang 26)

Thí nghiệm về ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau: cám thường, cám gạo ủ Bacillus subtilis và Frippak đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và sinh sản của Artemia franciscana gồm có 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần,

nuôi trong thời gian 2 tuần:

 Nghiệm thức 1: Cám thường (Đối chứng)  Nghiệm thức 2: Cám ủ Bacillus subtilis

 Nghiệm thức 3: 50% Cám thường + 50% Frippak 2

 Nghiệm thức 4: 50% Cám ủ Bacillus subtilis + 50% Frippak 2  Nghiệm thức 5: Frippak 2

Cân 1g trứng Artemia franciscana cho vào 1 lít nước mặn 30‰, sục khí và chiếu sáng liên tục sau 20-24 giờ, thu ấu trùng và bố trí vào các keo thủy tinh với mật độ là 500 con/L trong thể tích nuôi là có độ mặn 80‰. Đèn chiếu sáng (cường độ ~3500 lux) được duy trì liên tục ngày đêm. Sục khí được duy trì ổn định cho các keo nuôi, đồng thời đá bọt được đưa xuống giữa đáy keo để thức ăn không bị lắng xuống đáy.

Thay nước: tùy thuộc vào chất lượng nước của keo nuôi, tiến hành thay 50% nước mới khi quan sát thấy nước có thức ăn lắng xuống đáy keo hoặc phân Artemia thải ra môi trường nước khá nhiều.

Khi Artemia có hiện tượng bắt cặp thì tách 20 cặp ở mỗi nghiệm thức ra nuôi riêng, mỗi cặp được thả vào 1 ống falcon với thể tích nước 50ml ở độ mặn 80ppt và cho ăn thức ăn giống như giai đoạn nuôi chung với (Bảng 2). Ánh sáng được cung cấp liên tục. Theo dõi các chỉ tiêu sinh sản của con cái trong thời gian một tháng. Cặp Artemia nào có con đực chết thì bắt con đực khác từ để thay thế, nếu con cái chết thì không được thay thế.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và sinh sản của artemia franciscana (Trang 26)