Tỉ lệ sống (%) của cây con trong giai đoạn thuần dưỡng ở nhà

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của naa và atonik lên giai đoạn ra rễ và thuần dưỡng huệ trắng (polianthes tuberosa l.) in vitro trong điều kiện ánh sáng nhân tạo và ánh sáng tự nhiên trong nhà lưới (Trang 30 - 33)

C B D F Mạch gỗ A C E

Hình 4.4 Hệ mạch của rễ in vitro ở các nghiệm thức vào thời điểm 60 ngày sau cấy nhìn dưới vật kính X40

C:xylem.

22

Bảng 4.2 Tỉ lệ sống (%) của cây con sau 30 ngày thuần dưỡng tại nhà lưới

Nhân tố Tỉ lệ sống (%)

Chất điều hòa sinh trưởng (A)

0 ml/l (0) 80,0b NAA 0,5 mg/l (N0,5) 63,3c NAA 1 mg/l (N1) 63,3c Atonik 2 ml/l (A2) 100,0a Atonik 4 ml/l (A4) 96,7a Điều kiện ánh sáng (B) Nhân tạo (T) 80,0 Tự nhiên (N) 81,3 Tương tác(AxB) 0T 73,3 N0,5T 66,7 N1T 60,0 A2T 100,0 A4T 100,0 0N 86,7 N0,5N 60,0 N1N 66,7 A2N 100,0 A4N 93,3 F(A) ** F(B) ns F(AxB) ns CV(%) 10,2

Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; ns: không khác biệt; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

Số liệu đã được chuyển đổi sang dạng arcsinx trước khi phân tích thống kê

Kết quả Bảng 4.2 cho thấy, tỉ lệ sống ở các nghiệm thức atonik 2 ml/l và atonik 4 ml/l cao hơn và có ý nghĩa thống kê so với những nghiệm thức khác. Các nghiệm thức NAA 0,5 mg/l và NAA 1 mg/l cho tỉ lệ sống thấp hơn và khác biệt thống kê so với những nghiệm thức còn lại. Ở hai điều kiện ánh sáng, tỉ lệ sống của các nghiệm

thức không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Phân tích kết quả tương tác cho thấy tỉ lệ sống giữa các nghiệm thức không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, tỉ lệ sống 100% là ở những nghiệm thức atonik 2 ml/l trong hai điều kiện ánh sáng và atonik 4 ml/l trong ánh sáng nhân tạo.

Tỉ lệ sống ở các nghiệm thức sử dụng NAA thậm chí còn thấp hơn các nghiệm thức đối chứng. Nguyên nhân có thể là do cây bị mất nước qua lá trong khi sự hấp thu nước không đủ để bù lượng nước mất đi. Tuy rễ phát sinh in vitro của nhóm nghiệm thức NAA có lông hút (Hình 4.2 E, F) nhưng các lông hút này có lẽ đã chết hoặc chưa có chức năng trong điều kiện ex vitro. Vì vậy, rễ phát sinh in vitro ở các nghiệm thức NAA không kịp phục hồi và tạo lông hút mới để hấp thu nước trong môi trường ex vitro. Đối với trường hợp cây của các nghiệm thức atonik và đối chứng, mặc dù rễ in vitro không có lông hút (Hình 4.2 A, B, C, D), nhưng các rễ này có thể thích nghi và tạo lông hút ngay khi được đưa ra môi trường ex vitro. Điều này giúp cây hấp thu nước tốt hơn và tăng khả năng sống trong giai đoạn thuần dưỡng.

Hình 4.5 Cây huệ trắng cấy mô sau 30 ngày thuần dưỡng

Trong nghiên cứu ở cây lan Cymbidium Joy Polis, Mayer et al. (2008) báo cáo, mặc dù rễ in vitro có rất ít mạch gỗ, thành mạch gỗ chưa tẩm nhiều mộc tố nhưng cây vẫn thích nghi tốt trong điều kiện ex vitro. Kết quả tương tự đã được ghi nhận ở cây

24

huệ trắng trong thí nghiệm này. Mặc dù rễ in vitro của các nghiệm thức atonik có ít mạch gỗ, nhưng cây từ các nghiệm thức này vẫn có tỉ lệ sống cao. Kết quả cho thấy, điều kiện ánh sáng trong giai đoạn in vitro không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cây. Mặc dù tỉ lệ sống ở các nghiệm thức trong điều kiện ánh sáng tự nhiên cao hơn, nhưng vẫn không có khác biệt có ý nghĩa thống kê so với điều kiện ánh sáng nhân tạo. Trường hợp tương tự cũng được ghi nhận trong nghiên cứu về cây khóm (Ananas comosus) (Be và Debergh, 2006). Kết quả này cho thấy, điều kiện ánh sáng tự nhiên không làm tăng tỉ lệ sống của cây huệ cấy mô trong giai đoạn thuần dưỡng. Trong thí nghiệm này, ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng có thể là tác động chính lên tỉ lệ sống của cây con trong giai đoạn thuần dưỡng. Những cây con sống sót có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện nhà lưới sau 30 ngày, thể hiện sự thích nghi của cây trong giai đoạn thuần dưỡng tại nhà lưới (Hình 4.5).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của naa và atonik lên giai đoạn ra rễ và thuần dưỡng huệ trắng (polianthes tuberosa l.) in vitro trong điều kiện ánh sáng nhân tạo và ánh sáng tự nhiên trong nhà lưới (Trang 30 - 33)