Quan sát mặt cắt ngang của các nghiệm thức cho thấy sự khác biệt rõ giữa các nghiệm thức.
Lông hút
Trong cả hai điều kiện ánh sáng, lông hút hoàn toàn chưa xuất hiện trong cấu trúc rễ của các nghiệm thức atonik (Hình 4.2 C, D) và các nghiệm thức đối chứng (Hình 4.2 A, B). Tuy nhiên, lông hút lại xuất hiện nhiều ở nghiệm thức có NAA (Hình 4.2 E, F). Dựa vào những ghi nhận về lông hút ở các nghiệm thức, giả thuyết đặt ra là
B H A 4T A2T A 4N 0T 0N N1T N0,5N N0,5T A2N N1N A B D C E F G H I J
18
chất điều hòa sinh trưởng mới là nhân tố tác động chính lên sự hình thành lông hút của cây huệ trắng. Theo Nguyễn Bảo Toàn (2010), rễ in vitro của nhiều loài thiếu đi lông hút vì môi trường nuôi cấy đã cung cấp đầy đủ nước và dinh dưỡng dễ hấp thu, nên rễ không cần lông hút phát triển. Trong trường hợp của huệ trắng trong thí nghiệm này, có thể sự bổ sung NAA trong môi trường đã kích thích sự hình thành lông hút ở rễ in vitro.
Hình 4.2 Sự hình thành lông hút của rễ in vitro ở các nghiệm thức vào thời điểm 60 ngày sau cấy nhìndưới vật kính X4
Thước đo tương đương 0,1 mm
A: Đối chứng trong ánh sáng nhân tạo. B: Đối chứng trong ánh sáng tự nhiên.
C: atonik 2 ml/l trong ánh sáng nhân tạo. D: atonik 2 ml/l trong ánh sáng tự nhiên.
E: NAA 0,5 mg/l trong ánh sáng nhân tạo. F: NAA 0,5 mg/l trong ánh sáng tự nhiên
B D Lông hút A C E F
Ở vật kính X10, ghi nhận sự khác nhau về miền vỏ (cortex), số lượng và kích thước mạch gỗ giữa các nghiệm thức (Hình 4.3).
Miền vỏ (cortex)
Hình 4.3 Mặt cắt rễ in vitro ở các nghiệm thức vào thời điểm 60 ngày sau cấy nhìn dưới vật kính X10
Thước đo tương đương 0,025 mm
A: Đối chứng trong ánh sáng nhân tạo. B: Đối chứng trong ánh sáng tự nhiên.
C: atonik 2 ml/l trong ánh sáng nhân tạo. D: atonik 2 ml/l trong ánh sáng tự nhiên.
E: NAA 0,5 mg/l trong ánh sáng nhân tạo. F: NAA 0,5 mg/l trong ánh sáng tự nhiên
Quan sát lớp vỏ rễ cho thấy, các nghiệm thức atonik và NAA có kích thước tế bào lớn hơn nghiệm thức đối chứng (Hình 4.3 A, B). Trong khi đó, các nghiệm thức
B D Vỏ rễ E F A C
20
NAA (Hình 4.3 E, F) cho đường kính rễ lớn với nhiều lớp tế bào và tế bào có kích thước lớn so với các nghiệm thức atonik (Hình 4.3 C, D). Những nghiệm thức ở điều kiện ánh sáng tự nhiên có nhiều lớp tế bào hơn các nghiệm thức trong điều kiện ánh sáng nhân tạo. Nghiệm thức NAA trong điều kiện ánh sáng tự nhiên có kích thước tế bào và số lớp tế bào lớn hơn các nghiệm thức còn lại (Hình 4.3 F).
Như vậy, sự nở rộng tế bào ở các nghiệm thức atonik và NAA so với nghiệm thức đối chứng là do tác động của các chất điều hòa sinh trưởng. Các chất này đã làm tăng độ linh động của thành tế bào, cho phép nước tràn vào tế bào và tăng áp suất lên thành tế bào, dẫn đến sự nở rộng và tăng kích thước tế bào. Các nghiệm thức NAA có đường kính rễ lớn với nhiều lớp tế bào hơn. Trường hợp tương tự đã được ghi nhận ở rễ in vitro cây Karwinskia Humboldtiana (Kollarova et al., 2004) và cây Panax ginseng (Kim et al., 2003) ở nghiệm thức được bổ sung NAA. Trong trường hợp của cây huệ trắng trong thí nghiệm này, có hai giả thuyết được đặt ra để giải thích cho sự hình thành rễ có đường kính lớn ở các nghiệm thức NAA. Giả thuyết thứ nhất là NAA đã thúc đẩy sự phân bào và tăng kích thước tế bào rễ theo chiều ngang (Vuylsteker et al., 1998). Giả thuyết thứ hai là auxin ngoại sinh như NAA đã kích thích sự sản sinh ethylene nội sinh trong cây. Biondi et al. (1997) báo cáo lượng ethylene nội sinh ở rễ cây Hyoscyamus muticus in vitro tăng lên trong môi trường được bổ sung NAA, ethylene kích thích sự phân chia theo chiều ngang của tế bào và sự nở rộng tế bào theo chiều ngang, làm rễ có đường kính lớn. Xét về tác động của nhân tố ánh sáng, có thể thấy ánh sáng tự nhiên đã tác động lên sự sinh trưởng của rễ in vitro và làm tăng đường kính rễ bằng cách tăng số lớp tế bào. Điều này thể hiện rõ qua số lớp tế bào ở nghiệm thức đối chứng trong ánh sáng tự nhiên (Hình 4.3 B) và nghiệm thức đối chứng trong ánh sáng nhân tạo (Hình 4.3 A).
Hệ mạch
Có sự khác nhau về số lượng và kích thước mạch gỗ giữa các nghiệm thức. Hệ mạch gỗ ở các nghiệm thức đối chứng (Hình 4.4 A, B) giống như ở ở những nghiệm thức atonik (Hình 4.4 C, D). Tuy nhiên, những nghiệm thức NAA lại có số lượng và kích thước mạch gỗ lớn (Hình 4.4 E, F). Trong cùng một nồng độ chất điều hòa sinh trưởng, hệ mạch của các nghiệm thức trong hai điều kiện ánh sáng không có sự khác
biệt rõ rệt. Từ những ghi nhận này, có thể suy đoán rằng chất điều hòa sinh trưởng là nhân tố tác động chính lên hệ mạch rễ.
Thước đo tương đương 0,01 mm
A: Đối chứng trong ánh sáng nhân tạo. B: Đối chứng trong ánh sáng tự nhiên.
C: atonik 2 ml/l trong ánh sáng nhân tạo. D: atonik 2 ml/l trong ánh sáng tự nhiên.
E: NAA 0,5 mg/l trong ánh sáng nhân tạo. F: NAA 0,5 mg/l trong ánh sáng tự nhiên