0
Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Nhân vật người đàn ông hàng chài là con người không nhất phiến, đơn giản Đó là nhân vật phức tạp, tốt xấu lẫn lộn, rồng phượng và rắn rết , được miêu tả đúng như quan niệm nghệ thuật

Một phần của tài liệu TÓM TẮT ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬVỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAMTỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN NAY (Trang 32 -35 )

phức tạp, tốt xấu lẫn lộn, rồng phượngrắn rết, được miêu tả đúng như quan niệm nghệ thuật mới của Nguyễn Minh Châu về con người trong chặng đường đổi mới văn học khi tiếp cận cuộc sống từ góc độ thế sự, đời tư.

- Nhân vật người đàn ông thể hiện cái nhìn có chiều sâu nhân đạo về cuộc đời và con người của tác giả. Đây cũng là một đóng góp lớn của Nguyễn Minh Châu cho nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

Câu 4: Những phát hiện nghệ thuật độc đáo về con người của Kim Lân và Nguyễn Minh Châu qua hai hình tượng nhân vật người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài trong hai tác phẩm Vợ nhặtChiếc thuyền ngoài xa

Gợi ý:

1. Giải thích vấn đề: phát hiện nghệ thuật độc đáo về con người của nhà văn thể hiện sự quan sát, miêu tả, khám phá, lí giải sâu sắc, mới mẻ, sáng tạo về con người trong tác phẩm văn học sát, miêu tả, khám phá, lí giải sâu sắc, mới mẻ, sáng tạo về con người trong tác phẩm văn học thông qua các hình tượng nhân vật…

2. Phân tích

a. Phát hiện nghệ thuật độc đáo về con người của Kim Lân qua nhân vật người vợ nhặt trong Vợ nhặt trong Vợ nhặt

Phát hiện bản chất tốt đẹp của con người bị khuất lấp:

- Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt. - Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ.

- Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan.

b. Phát hiện nghệ thuật độc đáo về con người của Nguyễn Minh Châu qua nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa

Phát hiện vẻ đẹp tiềm ẩn như hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn, tính cách của người đàn bà hàng chài:

- Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh.

- Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi. - Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời.

c. Phân tích, chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong phát hiện nghệ thuật về con người của Kim Lân và Nguyễn Minh Châu qua hai tác phẩm Kim Lân và Nguyễn Minh Châu qua hai tác phẩm

- Sự tương đồng:

+ Cả hai nhà văn đều đặt nhân vật vào trong những tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tính cách.

+ Cả hai nhà văn đều khẳng định vai trò và vẻ đẹp của người phụ nữ trong cuộc đời. + Qua những khám phá về con người trong tác phẩm cả hai nhà văn đều gửi gắm những tư tưởng mang tính triết lí về nhân sinh sâu sắc…

 Xét cho cùng cả hai nhà văn đều là những nghệ sĩ chân chính, giàu lòng nhân đạo, luôn ý thức về vấn đề đôi mắt, về cách nhìn cuộc đời sao cho đúng và có chiều sâu, luôn trăn trở không ngừng về số phận nhân dân và trách nhiệm của người cầm bút; đều là những ngòi bút tài năng khi đã xây dựng được những hình tượng sinh động, điển hình, có khả năng khái quát hóa cuộc sống và thể hiện một cách xuất sắc ý đồ sáng tạo của mình.

- Sự khác biệt:

+ Vợ nhặt của Kim Lân là một tác phẩm xuất sắc thuộc giai đoạn văn học chống Pháp, với quan niệm về con người giai cấp, vì thế để phát hiện về con người, tác giả đặt họ vào bối cảnh nạn đói khủng khiếp trước Cách mạng tháng Tám để thấy được số phận và vẻ đẹp của họ, đồng thời với cái nhìn lạc quan cách mạng, Kim Lân còn khơi dậy ở người vợ nhặt niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng.

+ Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam sau 75 – văn học thời kì đổi mới, với quan niệm về con người cá nhân, đời thường, con người đa chiều phức tạp, vì thế nhà văn đặt con người dưới góc nhìn thế sự đời tư để khám phá, phát hiện về họ giữa muôn mặt đời thường, không phải trong cuộc đấu tranh giai cấp mà trong cuộc chiến dai dẳng chống lại đói nghèo lạc hậu, tăm tối để bảo vệ nhân tính con người -> kết thúc chưa hẳn sáng lạn nhưng ít nhiều còn cho ta hi vọng…

KẾT LUẬN

Con người bao giờ cũng là trung tâm của sáng tác văn học. Thể hiện, suy ngẫm về con người là cách để nhà văn nhận thức và khám phá thế giới, qua đó bộc lộ cái nhìn nghệ thuật độc đáo của mình.

Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay có sự chuyển biến qua hai giai đoạn. Giai đoạn văn học từ 1945 đến 1975 với quan niệm con người dân tộc, con người cộng đồng, con người giai cấp xác lập những tiêu chí thể hiện và đánh giá văn học chủ yếu dựa trên tiếng nói của cộng đồng, giai cấp. Đây là thời kì mà cả đất nước có chung gương mặt, có chung tâm hồn, quần chúng là nhân vật chủ đạo, giọng điệu chính là ngợi ca, tự hào về vẻ đẹp và sức mạnh của quần chúng. Nhưng sang đến giai đoạn văn học từ sau 1975 đến nay quan niệm nghệ thuật về con người đã có sự thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, văn hóa xã hội mới. Từ con người dân tộc, con người sử thi sang con người thế sự, con người cá nhân, đời thường, con người đa chiều, phức tạp và đầy bí ẩn. Sự thay đổi quan niệm đó dẫn đến những cách tân quan trọng về nội dung cũng như về nghệ thuật thể hiện con người để nhận thức hiện thực.

Với một chuyên đề nhỏ, chúng tôi đã chỉ ra những nét khái quát trong quan niệm nghệ thuật về con người và sơ lược cách biểu hiện con người trong văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, mong muốn nhận được sự đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999

2.

Trần Ban, Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, www.yersin.edu.vn

3.

Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004

4.

Nguyễn Thị Kim Dung, Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyên Ngọc, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Hà Nội, 2001

5.

Nguyễn Đăng Điệp, Thơ Việt Nam sau 1975 - từ cái nhìn toàn cảnh, vannghequandoi.com.vn

6.

Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007

7.

Nguyễn Thị Thúy Hằng, Con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội, 2013

8.

Tố Hữu, Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội,

9.

Nguyễn Khải Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004

10.

Nguyễn Văn Long, Báo cáo một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945, doc.edu.vn

11.

Nguyễn Văn Long (cb), Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại, Tập 2, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội, 2007

12.

Hồ Tấn Nguyên Minh, Quan niệm về con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, www.vanhoanghean.com.vn

13.

Võ Anh Minh, Văn xuôi Hồ Anh Thái nhìn từ quan niệm nghệ thuật về con người, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, Vinh, 2005

14.

Lã Nguyên, Văn học Việt Nam 1975-1991, languyensp.wordpress.com

15.

Lê Lưu Oanh, Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996

16.

Nguyễn Phương, Sự đổi mới quan niệm về con người trong văn học Việt Nam mười năm cuối thế kỉ XX, text.123doc.org

18.

Trần Đình Sử, Mấy vấn đề trong quan niệm con người của Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Tạp chí văn học 8/2001, tr 6-13.

19.

Nguyễn Huy Thiệp, Truyện ngắn, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2005

20.

Phạm Thị Thu Thủy, Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, caodanghaiduong.edu.vn

21.

Nguyễn Ngọc Tư, Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Văn hóa Sài Gòn, 2005. ---

Một phần của tài liệu TÓM TẮT ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬVỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAMTỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN NAY (Trang 32 -35 )

×