Câu 1: Đọc những câu thơ sau:
- Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
- Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương
(Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên) - Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ
(Sóng, Xuân Quỳnh)
a. Hãy chỉ ra điểm chung trong quan niệm tình yêu của các nhà thơ trong những câu thơ trên b. Điều gì đã chi phối đến quan niệm và cách thể hiện tình yêu của các tác giả này?
Gợi ý
a. Điểm chung trong quan niệm tình yêu của các nhà thơ Quang Dũng, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh trong trong những câu thơ trên là sự hòa hợp giữa tình yêu riêng tư và tình yêu đất nước.Tình yêu lứa đôi chỉ khi hòa trong tình yêu đất nước mới trở nên lớn lao, bất tử. Tình yêu đất nước khi gắn liền với tình yêu lứa đôi càng trở nên gần gũi, thân thiết.
b. Quan niệm về tình yêu mang những nét chung như vậy là do sự chi phối của quan niệm nghệ thuật về con người. Trong giai đoạn văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975, con người được khám phá chủ yếu với tư cách công dân, ở phương diện con người chính trị, hoàn toàn không có chỗ cho con người cá nhân tồn tại. Phương diện đời tư, thế sự ít được chú ý, và nếu có thì những tình cảm cá nhân ấy cũng hòa nhập trong những tình cảm có tính chất rộng lớn hơn: tình cảm cộng đồng, dân tộc. Bởi vậy tình yêu cá nhân, riêng tư trong những câu thơ này cũng hòa nhập tình yêu đất nước.
Câu 2: Quan niệm về con người sử thi trong văn học Việt Nam 1964 – 1975 đã chi phối như thể nào đến việc xây dựng hình tượng nhân vật Tnú của nhà văn Nguyễn Trung Thành trong truyện ngắn Rừng xà nu?
Gợi ý
1. Quan niệm về con người sử thi trong văn học Việt Nam 1964 - 1975
- Con người sử thi thường được thể hiện ở thang giá trị cao nhất, đẹp nhất, hoàn hảo nhất. Nhân vật trung tâm không đại diện cho con người cá nhân, mà đại diện cho giai cấp, dân tộc, thời đại với tính cách dường như kết tinh đầy đủ những phẩm chất cao quý của cộng đồng. Con người sống chủ yếu với hiện tại và tương lai.
- Biểu hiện cụ thể
+ Lí tưởng cao cả về độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, ý thức sâu sắc được tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại của cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc
+ Lí tưởng cao đẹp, nhận thức sâu sắc sẽ thúc đẩy ý chí và hành động của con người sử thi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, bảo vệ Tổ quốc
+ Vẻ đẹp trong đời sống tư tưởng, tình cảm đã làm nên sự toàn vẹn của con người sử thi trong thời kì chống Mỹ. Tình yêu thương, lòng vị tha, đức hi sinh,… khiến cho khoảng cách sử thi được được kéo gần lại, hình tượng người anh hùng trở nên gần gũi, bình dị hơn và cũng có sức sống hơn
2. Với quan niệm như vậy, Nguyễn Trung Thành trong tác phẩm Rừng xà nu đã xây dựng Tnú là một nhân vật mang đậm màu sắc sử thi. Tnú là một nhân vật mang đậm màu sắc sử thi.
a. Đó là một người anh hùng kết tinh được vẻ đẹp, phẩm chất và sức mạnh của cả cộng đồng, dân tộc đồng, dân tộc
- Cuộc đời bi tráng (mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lớn lên nhờ tình yêu thương của buôn làng, ngay từ nhỏ đã nghe lời cụ Mết vào rừng tiếp tế cho cán bộ; trải qua ngục tù và sự tra tấn tàn bạo của kẻ thù, những nỗi đau tưởng như không thể nào chịu đựng nổi: mất vợ, mất con ngay trước mắt anh, và ngay sau đó là sự nổi dậy của dân làng Xô Man… ). Cuộc đời bi tráng của Tnú tiêu biểu cho con đường đi của Tây Nguyên và cách mạng Việt Nam trong thời kì đấu tranh chống đế quốc Mĩ. - Vẻ đẹp phẩm chất, tính cách
+ Lí tưởng đúng đắn, gan góc, dũng cảm, bộc trực, ham hiểu biết, có tính kỉ luật cao và tuyệt đối trung thành với cách mạng
+ Tâm hồn giàu tình yêu thương, gắn bó sâu nặng với gia đình, quê hương + Yêu nước, căm thù giặc, giàu ý chí chiến đấu
b. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Tnú cũng đậm chất sử thi
- Cách kể chuyện qua lời cụ Mết và những hồi ức của Tnú tái hiện qua những lời kể ấy. Chuyện được kể bên bếp lửa, qua lời của một người già làng kể cho đông đảo dân làng nghe. Cách kể trang trọng như muốn truyền cho thế hệ con cháu những trang lịch sử của cả cộng đồng, gợi nhớ đến lối kể khan ở các dân tộc thiểu số Tây Nguyên -> tạo màu sắc sử thi cho hình tượng người anh hùng
- Giọng điệu khẳng định, ngợi ca, trang trọng, ngôn ngữ giàu chất tạo hình,…
Câu 3: Mượn lời nhân vật họa sĩ trong truyện ngắn Bức tranh viết vào thập kỉ 80 của thế kỉ XX, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã phát biểu quan niệm nghệ thuật về con người như sau:
trong con người (...) lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ.
Quan niệm trên đã được Nguyễn Minh Châu thể hiện như thế nào khi miêu tả người đàn ông hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa ? Cảm nhận của anh/chị về nhân vật đó?
Gợi ý
1. Giải thích
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu về con người: Con người đời thường, đa chiều, phức tạp, trong mỗi con người luôn tồn tại cả mặt tốt lẫn mặt xấu, thiện và ác, cao cả và thấp hèn. Nói cách khác con người khi được đặt trong những quan hệ đời thường luôn là một hiện tượng phức tạp, muốn nhìn cho chính xác, toàn diện thì không thể nhìn một cách phiến diện đơn giản, cần phải có con mắt nhìn tinh tường, nhiều chiều, có chiều sâu… -> quan niệm đúng đắn, sâu sắc,
2. Chứng minh qua nhân vật người đàn ông hàng chài* Cái tốt, cái thiện: * Cái tốt, cái thiện:
- Bản chất là một người hiền lành, trước đây (khi cuộc sống còn chưa đến nỗi vất vả, cơ cực) chưa bao giờ đánh đập vợ con.
- Lao động cần cù, chăm chỉ để nuôi sống gia đình, là người chèo chống, chỗ dựa vững chắc của gia đình, nhất là những lúc động biển, sóng cả gió to, là người đem lại những khoảnh khắc hạnh phúc ngắn ngủi cho người vợ những lúc hiếm hoi gia đình sống hòa thuận, khi nhìn đàn con được ăn no…
- Tiết kiệm vì gia đình: không nghiện ngập rượu chè…
- Đánh vợ con nhưng không tỏ ra hả hê, đắc ý mà giống như một hành động bất đắc dĩ; nguyền rủa vợ con bằng cái giọng rên rỉ đau đớn. Sau khi đánh xong, bỏ đi trong im lặng nhưng dáng đi nặng nề hơn, khó nhọc hơn… -> Có nhiều điều uẩn khúc, bức bối mà không thể bày tỏ…