Thép dụng cụ

Một phần của tài liệu Bài giảng vật liệu kỹ thuật (Trang 86 - 87)

Tính chất cơ bản của dụng cụ cắt là tác động lực vào phôi, sản phẩm mà không hay ít bị ăn mòn, do vậy yêu cầu cơ bản là có độ cứng cao và tính chống mài mòn cao. Độ cứng cao và phải cao hơn hẳn độ cứng của phôi, sản phẩm, do vậy tùy từng loại dụng cụ cần độ cứng yêu cầu tối thiểu khác nhau. Tính chống mài mòn cao để đảm bảo cho dụng cụ làm việc được lâu dài, gia công được khối lượng lớn sản phẩm mà không bị giảm hay mất cấp chính xác. Tuy nhiên cũng phải chú ý đến độ dai va đập, không cho phép thấp giá trị quy định để tránh gãy vỡ.

b.Thành phần hóa học

Cacbon: Cacbon quyết định độ cứng và tính chống mài mòn nên ở những loại dụng cụ cần yêu cầu này cao như dao cắt, dụng cụ biến dạng nguội và dụng cụ đo có yêu cầu cacbon tối thiểu cao hơn. 0,7-1%. Còn đối với các dụng cụ gia công phôi mềm hay ở trạng thái nóng có thể thấp hơn, khoảng 0,3-0,5%.

Hợp kim: Đưa nguyên tố hợp kim với lượng ít vào thép là để tăng tính thấm tôi do vậy làm được các dụng cụ nhỏ với hình dạng tương đối phức tạp. Các nguyên tố hợp kim đưa vào cũng làm tăng tính chống ram do đó nâng cao tính cứng nóng, song do với lượng ít hiệu quả này không đáng kể. Đưa nguyên tố hợp kim ( chủ yếu là W,Mo) với lượng nhiều vào thép, ngoài tác dụng tăng mạnh tính thấm tôi còn có mục đích là gây cản trở mạnh quá trình ram do nâng cao mạnh nhiệt độ phân hóa của mactenxit, nâng cao tính cứng nóng. Chính vì vậy hầu như các dụng cụ làm việc trên máy đều làm bằng thép hợp kim.

Một phần của tài liệu Bài giảng vật liệu kỹ thuật (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)