Thăm dò hoạt tính sinh học của o-phenantrolin và một số phức chất

Một phần của tài liệu Tổng hợp, nghiên cứu các phức chất của một số nguyên tố đất hiếm với hỗn hợp phối tử l aspatic, o phenantrolin và thăm dò hoạt tính sinh học của chúng (Trang 58 - 66)

Thăm dò khả năng kháng khuần, nấm của o - phenantrolin và 3 phức chất: Ln(Phe)3(Phen)Cl3.3H2O (Ln: Nd; Gd); Nd0.2Gd0.8(Phe)3(Phen)Cl3.3H2O được thực hiện tại phòng thử hoạt tính sinh học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Kết quả thử hoạt tính sinh học của o - phenantrolin và 3 phức chất trên 6 dòng vi khuẩn và 1 dòng nấm được trình bày trong bảng 2.6.

Bảng 2.6. Kết quả thử hoạt tính sinh học của o - phenantrolin và 3 phức chất

Tên chủng vi sinh vật kiểm định

Nồng độ ức chế tối thiểu sự phát triển của vi sinh vật kiểm định - giá trị MIC(μg/ml) Phen Phức 1 Phức 2 Phức 3 Vi khuẩn Staphylococcus aureus 2 32 128 128 Bacillus subtilis 32 128 128 128 Lactobacillus fermentum 128 > 128 > 128 > 128 Salmonella enterica 32 128 128 128 Escherichia coli 8 32 32 32 Pseudomonas aeruginosa 128 > 128 > 128 > 128 Nấm Candida albican 32 128 128 > 128 Phức 1: Nd(Phe)3PhenCl3.3H2O; Phức 2: Gd(Phe)3PhenCl3.3H2O

Phức 3: Nd0.2Gd0.8(Phe)3PhenCl3.3H2O

Từ các giá trị trong bảng 2.6 có thể rút ra một số nhận xét:

O - phenantrolin có khả năng kháng 6 chủng khuẩn (Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Lactobacillus fermentum, Salmonella enterica, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli) và 1 chủng nấm (Candida albican) đem thử.

Phức chất Nd(Phe)3PhenCl3.3H2O và Gd(Phe)3PhenCl3.3H2O có khả năng kháng với 4 chủng khuẩn (Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Salmonella enterica, Escherichia coli) và 1 chủng nấm (Candida albican) đem thử.

Phức chất Nd0.2Gd0.8(Phe)3PhenCl3.3H2O có khả năng kháng với 4 chủng khuẩn đem thử: Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Salmonella enterica, Escherichia coli.

Khả năng kháng với chủng khuẩn Staphylococcus aureus của phức chất Nd(Phe)3PhenCl3.3H2O (MIC = 32 μg/ml) tốt hơn so với hai phức chất Gd(Phe)3PhenCl3.3H2O (MIC = 128 μg/ml), Nd0.2Gd0.8(Phe)3PhenCl3.3H2O (MIC = 128 μg/ml).

Các phức chất Nd(Phe)3PhenCl3.3H2O, Gd(Phe)3PhenCl3.3H2O, Nd0.2Gd0.8(Phe)3PhenCl3.3H2O có chỉ số nồng độ ức chế tối thiểu đối với sự phát triển của vi khuẩn Escherichia coli tương đối nhỏ (32 μg/ml).

Khả năng kháng khuẩn, kháng nấm đem thử của 3 phức chất: Ln(Phe)3PhenCl3.3H2O (Ln: Nd, Gd); Nd0.2Gd0.8(Phe)3PhenCl3.3H2O đều kém hơn so với phối tử o - phenantrolin.

Kết quả này có thể đóng góp một ít dữ liệu cho lĩnh vực nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu tạo và hoạt tính sinh học của các phức chất hiện nay.

KẾT LUẬN

1. Đã tổng hợp được 5 phức rắn của các Ln3+

(Ln: La, Nd, Gd) với hỗn hợp phối tử L - phennylalanin và o - phenantrolin.

2. Bằng các phương pháp: phân tích nguyên tố, đo độ dẫn điện, phổ hấp thụ hồng ngoại, phân tích nhiệt có thể kết luận:

▪ Các phức chất có thành phần:

Ln (Phe)3PhenCl3.3H2O (Ln: La, Nd, Gd) La0.2Gd0.8(Phe)3PhenCl3.3H2O

Nd0.2Gd0.8(Phe)3PhenCl3.3H2O

Khi tan trong nước, các phức chất tạo dung dịch dẫn điện.

▪ Mỗi phân tử L - phenylalanin chiếm 2 vị trí phối trí trong các phức chất và liên kết với ion Ln3+

qua nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl và nguyên tử nitơ của nhóm amin. Phân tử o - phenantrolin chiếm 2 vị trí phối trí trong các phức chất và liên kết với Ln3+

qua 2 nguyên tử N của dị vòng. ▪ Các phức chất kém bền nhiệt.

3. Phức Gd(Phe)3(Phen)Cl3.3H2O và La0.2Gd0.8(Phe)3(Phen)Cl3.3H2O có khả năng phát huỳnh quang khi được kích thích bởi năng lượng thích hợp.

Phức chất Gd(Phe)3PhenCl3.3H2O khi được kích thích ở 344 nm, phát ra ánh sáng tím với 2 dải phát xạ 380 nm và 406 nm, tương ứng với các bước chuyển năng lượng 6P5/2-8S7/2, 6P7/2-8S7/2 của ion Gd3+. Trong đó, dải phát xạ cực đại ở 380 nm.

Phức chất La0.2Gd0.8(Phe)3PhenCl3.3H2O khi kích thích ở 349 nm, phát xạ ánh sáng tím với hai dải phát xạ 379 nm và 405 nm, tương ứng với các bước chuyển năng lượng 6P5/2-8S7/2, 6P7/2-8S7/2 của ion Gd3+. Trong đó, dải phát xạ cực đại ở 379 nm.

Ion La3+ có khả năng làm tăng cường độ phát quang của ion Gd3+ trong phức La0.2Gd0.8(Phe)3PhenCl3.3H2O.

4. Kết quả thử khả năng kháng khuẩn, nấm của o-phenantrolin và một số phức chất, qua chỉ số MIC (μg/ml) cho thấy:

▪ O - phenantrolin có khả năng kháng 7/7 chủng khuẩn và nấm đem thử. ▪ Phức chất Nd(Phe)3PhenCl3.3H2O và Gd(Phe)3PhenCl3.3H2O có khả năng kháng 5/7 chủng khuẩn và nấm đem thử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

▪ Phức chất Nd0.2Gd0.8(Phe)3PhenCl3.3H2O có khả năng kháng với 4/7 chủng khuẩn và nấm đem thử.

▪ Khả năng kháng khuẩn, nấm của các phức chất nghiên cứu đều kém hơn so với o - phenantrolin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Lân Dũng (2001), Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, tập III, Nxb Khoa học và kĩ thuật Hà Nội.

2. PGS.TS Trần Thị Đà (chủ biên) - GS.TS Nguyễn Hữu Đĩnh (2007), Phức chất - Phương pháp tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc, Nxb Khoa học và kĩ thuật Hà Nội.

3. Phạm Văn Hai, Nguyễn Tấn Lê (2009), “Tổng hợp phức chất đa phối tử của nguyên tố đất hiếm và thử nghiệm hoạt tính sinh học đến sự phát triển của cây vừng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, T2(31), Tr. 1-8. 4. Phạm Văn Hai, Nguyễn Tấn Lê (2010), “Tổng hợp phức chất đa phối tử của

nguyên tố đất hiếm và thử nghiệm hoạt tính sinh học đến sự phát triển của cây đậu tương”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, T5(40), Tr. 84-90. 5. Lê Chí Kiên (2007), Hóa học phức chất, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Hiền Lan, Phạm Hồng Chuyên (2014), “Tổng hợp và nghiên

cứu khả năng phát quang của phức chất 2-phenoxybenzoat một số nguyên tố đất hiếm”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, T19(2), Tr. 46-57.

7. Nguyễn Thị Hiền Lan, Nghiêm Thị Hương (2014), “Tổng hợp và nghiên cứu khả năng phát quang của phức chất hỗn hợp phối tử Salixylat và O- Phenantrolin với một số nguyên tố đất hiếm nặng”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, T19(1), Tr. 50-55.

8. GS, TSKH Đặng Vũ Minh, PGS, TS Lưu Minh Đại (1999), Một số kết quả ứng dụng vi lượng đất hiếm trong nông nghiệp, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Hà Nội.

9. Triệu Thị Nguyệt, Nguyễn Minh Hải, Nguyễn Hùng Huy (2014), “Tổng hợp và nghiên cứu phức chất hỗn hợp của một số đất hiếm với Naphthoyltrifloaxeton và Bis-pyridin”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, T19 (2), Tr. 3-8.

10. Triệu Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Hiền Lan (2008), “Tổng hợp và nghiên cứu tính chất 2-Metylbutyrat của một số nguyên tố đất hiếm và phức chất hỗn hợp của chúng với O-Phenantrolin”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, T13(1), Tr. 83-87.

11. Triệu Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Hiền Lan (2008),“Tổng hợp và nghiên cứu tính chất của Axetat một số nguyên tố đất hiếm và phức chất hỗn hợp của chúng với O-Phenatrolin”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, T13(2), Tr. 61-65. 12. Triệu Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Hiền Lan (2011),

O-Phenantrolin", Tạp chí hóa học, T49(3A), Tr. 348-350.

13. Triệu Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Hiền Lan, Nguyễn Thị Mai (2007), “Tổng hợp và khảo sát khả năng thăng hoa một số phức chất hỗn hợp của đất hiếm với Isopentanoic và O-phenantrolin”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, T12(3), Tr. 69-72.

14. Hoàng Nhâm (2001), Hóa học vô cơ tập 3, Nxb Giáo dục.

15. Hồ Viết Quý (2005), Các phương pháp phân tích công cụ trong Hóa học hiện đại, Nhà xuất bản đại học Sư phạm.

16. Đỗ Đình Rãng, Đặng Đình Bạch, Lê Thị Anh Đào, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Thị Thanh Phong (2009), Hóa học hữu cơ tập III, Nxb Giáo dục Việt Nam. 17. Phạm Đức Roãn, Nguyễn Thế Ngôn (2008), Hóa học các nguyên tố hiếm

và hóa phóng xạ, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

18. Nguyễn Văn Ri (2011), Giáo trình thực tập Hóa phân tích, Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội.

19. Lê Hữu Thiềng (2002), Nghiên cứu sự tạo phức của một số nguyên tố đất hiếm với L-phenylalanin và thăm dò hoạt tính sinh học của chúng, Luận án tiến sĩ Hóa học, Hà Nội.

20. Lê Hữu Thiềng (2013), Giáo trình nguyên tố hiếm, Nxb Giáo dục Việt Nam. 21. Lê Hữu Thiềng, Nguyễn Thị Hoài Ánh, Ngô Thị Hoa (2013), “Tổng hợp,

nghiên cứu, thăm dò hoạt tính sinh học của phức chất Lantan với axit L- Glutamic và O-Phenantrolin”, Tạp chí Hóa học, T51(3AB), Tr. 554-558. 22. Lê Hữu Thiềng, Nguyễn Thị Hoài Ánh, Ngô Thị Hoa (2014), “Tổng hợp,

nghiên cứu, thăm dò hoạt tính sinh học của phức chất hỗn hợp europi, axit L- Glutamic, O-Phenantrolin”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học ,T19(2), Tr. 33-39.

23. Lê hữu Thiềng, Nguyễn Văn Đoàn (2008), “Tổng hợp và nghiên cứu tính chất phức đa nhân của Lantan với axit L-Glutamic”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, T13(1), Tr. 87-90.

24. Lê Hữu Thiềng, Nguyễn Lam Điềm, Chu Mạnh Nhương, Lê Thị Phương (2007), “Ảnh hưởng của phức chất H3[La(Trp)3(NO3)3].3H2O đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng và năng suất lạc”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, T12(4), Tr. 29-31.

25. Lê Hữu Thiềng, Chu Thị Phương Hằng (2007), “ Tổng hợp và thăm dò hoạt tính sinh học phức chất của samari với L-histidin”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, T12(1), Tr. 41-46.

26. Lê Minh Tuấn, Nguyễn Đình Bảng, Nguyễn Trọng Uyển (2007), “Tổng hợp và nghiên cứu phức chất của một số nguyên tố đất hiếm (La, Pr, Nd, Sm) với L-Isolơxin”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, T45(5), Tr. 67-91.

27. Nguyễn Trọng Uyển, Lê Hữu Thiềng, Nguyễn Thị Thúy Hằng (2008), “Tổng hợp, thăm dò hoạt tính sinh học phức chất Europi(III) với L- Tryptophan”, Tạp chí Hóa học, T46(4), Tr. 421-425.

28. Nguyễn Đức Vượng, Nguyễn Đình Luyện (2012), “Tổng hợp, xác định cấu trúc và tính chất huỳnh quang của một số phức chất 1,10-phenantrolin tecbi (III), Tạp chí Khoa học Đại học Huế, T74B(5), Tr. 201-207. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29. Một số trang Web:

▪ Theo Petrotimes (2013), Đất hiếm ở Việt Nam: Tiềm năng phía trước, http://www.vinacomin.vn/vi/news/Tin-trong-nuoc/Dat-hiem-o-Viet-Nam- Tiem-nang-phia-truoc-5562.html, ngày 15/7/2013.

▪ PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn (2013), Đề tài sản xuất phenylalanine, http://tai-lieu.com/tai-lieu/de-tai-san-xuat-phenylalanine-7735/, ngày 29/5/2013.

Tài liệu tiếng Anh:

30. Ceslia R. Carubelli, Ana M. G. Massabni, and Sergio R. De A. Leite (1997), “Study of the binding of Eu3+

and Tb3+ to L-phenylalanine and L-tryptophan”,

Chem.soc., Vol. 8(6), PP. 597-602.

31. Cun-Jin Xu, Fei Xie, Xing-Zhong Guo, Hui Yang (2005), “Synthesis and cofluorescence of Eu (Y) complexes with salicylic acid and o-phenanthroline”,

Spectrochimica Acta Part, A61, PP. 2005-2008.

32. He Qizhuang, Yang Jing, Min Hui, Li Hexing (2006), “Studies on the spectra and antibacterial properties of rare earth dinuclear complexes with L-phenylalanine and o-phenanthroline”, Materials letters, Vol. 60(3), PP. 317-320.

33. H. Zhang, Z. J. Ku, H. R. Li, Y.Liu and S. S. Qu (2005), “Calorimetric and thermal decomposition Kinetic Study of Tb(Tyr)(Gly)3Cl3.3H2O”, Journal of Thermal Analysis and Calorimetry, Vol. 79, PP. 169-173.

34. Hwan Kyu Kim, Jae Buem Oh, Nam Seob Beak, Soo-Gyun Roh, Min- Kook Nah, and Young Hee Kim (2005), “Recent Progress in Luminescent

Lanthanide Complexes for Advanced Photonics Applications”, Bull. Korean Chem, Vol. 26(2), PP. 201-214.

35. Li Zhang, Yufei Ji, Xuebin Xu, Zhiliang Liu, Jinkui Tang (2012), “Synthesis, structure and luminescence properties of a series of dinuclear LnIII complexes (Ln=Gd, Tb, Dy, Ho, Er)”, Journal of Luminescence, Vol. 132, PP. 1906-1909. 36. Y. M. Dan, Y. R. Zhao, Y. Liu and S. S. Qu (2006), “Thermochemistry of

rare earth complexes [Ln(Ala)2(Im)(H2O)](ClO4)3 (Ln= Pr, Gd)”, Journal of Thermal Analysis and Calorimetry, Vol. 84, PP. 531-534.

37. Yan Changhao, Guo Chunfang, Lu Ping, Zhang Ming, Qiu Guanming (2007), “Synthesis and Characterization of Rare Earth Complexes”, Journal of rare earths, Vol. 25, PP. 117-121.

38. Yang Yuetao, Zhang Shuyi (2003), “Photoacoustic spectra of complexes of phenylalanine with La3+, Nd3+, Sm3+ and Tb3+”, Journal of Molecular Structure, Vol. 646, PP. 103-109.

39. Yu Hui, He Qizhuang, Yang Jing, Zheng Wenjie (2006), “Synthesis, Characterization and Antibacterial properties of rare earth (Ce3+, Pr3+, Nd3+, Sm3+, Er3+) complexes with L-Aspartic acid and o-phenanthroline”, Journal of rare earths, Vol. 24(1), PP. 4-8.

40. Yuetao Yang, Shuyi Zhang (2003), “Photoacoustic spectroscopy study of neodymium complexes with alanine, valine, phenylalanine and trytophan”,

Spectrochimica Acta Part, A59, PP. 1205-1212.

41. Yan-fang Shang, Cun-Wang GE, Ke-Fei You, Yu-e Fan and Hui Cao (2011), “Synthesis, characterization, and antibacterial activity of RE (III) complex with L-Isoleucine and 1,10-phenanthroline”, Spectroscopy letters

Vol. 44(6), PP. 375-380.

42. Zhang, Zhong-Hai KU, Zong-Iun LIU, Yi QU, Song-sheng (2005), “Study on Thermochemistry and Thermal Decomposition Kinetics of Dy (Tyr) (Gly)3Cl3.3H2O”, Chinese Journal of Chemistry, Vol. 23, PP. 1146-1150.

Một phần của tài liệu Tổng hợp, nghiên cứu các phức chất của một số nguyên tố đất hiếm với hỗn hợp phối tử l aspatic, o phenantrolin và thăm dò hoạt tính sinh học của chúng (Trang 58 - 66)