Dẫn chứng Đề án "Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013-2016”

Một phần của tài liệu xã hội học giáo dục pháp luật, văn hóa pháp luật và trợ giúp pháp lý (Trang 36 - 40)

III. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI MANG LẠ

2. Hiệu quả của việc trợ giúp pháp lý và những vấn đề còn tồn tạ

2.3. Dẫn chứng Đề án "Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013-2016”

trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013-2016”

Ngày 15-07-2014; Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1133/QĐ-TTg ban hành Đề án xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013-2016 trong phạm vi cả nước và giao cho Hội Luật gia Việt Nam là cơ quan chủ trì thực hiện phối hợp với các bộ, ngành ở Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW để thực hiện Đề án.

Để triển khai thực hiện Đề án, theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo Đề án, Ban Thư ký Đề án; ban hành các Kế hoạch thực hiện Đề án; tổ chức các Hội nghị quán triệt, triển khai đề án, đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn cấp Hội trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án tại địa phương.

Ngày 28-10-2013, Hội Luật gia TP Đà Nẵng đã chủ động xây dựng và trình UBND TP Đà Nẵng ban hành Kế hoạch số 9541/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án “ Xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013-2016” theo Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15-07-2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn TP Đà Nẵng; trong đó xác định rõ mục đích yêu cầu, tiến độ thời gian thực hiện đề án, các nhiệm vụ cụ thể cần đạt được trong giai đoạn thực hiện đề án, phân công tổ chức thực hiện kế hoạch trên đối với các ngành mà cơ quan chủ trì là Hội Luật gia, các cơ quan phối hợp chính là Sở Tư pháp, Sở Tài chính, UBND các quận, huyện, các cơ quan đơn vị tham gia phối hợp khác trong phạm vi chức năng niệm vụ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tổ chức chính trị xã hội của thành phố.

* Các nội dung pháp luật được tuyên truyền, phổ biến trong năm 2014 gồm: Hiến pháp năm 2013; Luật Đất đai năm 2013, Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Luật Biên giới quốc gia, Luật An ninh quốc gia, Luật Hàng hải Việt Nam, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Luật giao thông đường bộ, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật bảo vệ môi trường và các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.

* Đối tượng được tuyên truyền: Cán bộ quận, phường; nhân dân trong các tổ dân phố; hội viên các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, nông dân các xã thuộc huyện Hòa Vang, thanh niên theo đạo.

* Đối tượng tư vấn: Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Thành hội và các quận Hội. * Kết quả: tư vấn được 171 trường hợp (chủ yếu là miễn phí).

* Hạn chế: Song song với kết quả mang lại, đề án này vẫn còn tồn tại một số điểm bất cập:

- Về kinh phí đảm bảo cho việc thực hiện đề án còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với việc thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của hội Luật Gia.

Như ở TP Đà Nẵng, Năm 2014, kinh phí giành cho hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và công tác trợ giúp pháp lý nằm trong kinh phí hoạt động chung của Thành hội. Đây là khoản kinh phí hết sức khiêm tốn chưa tương xứng với việc thực hiện các nhiệm vụ cơ bản trên của Hội Luật gia thành phố lớn trực thuộc TW nên chưa thể chủ động triển khai công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật và công tác trợ giúp pháp lý nay lại phải chi cho việc thực hiện Đề án, do vậy các cấp Hội của thành phố khó có thể thực hiện tốt được các nội dung của Đề án này trong thực tiễn.

- Về nơi làm việc:

Ở TP Đà Nẵng trừ quận Hội Hải Châu, Sơn Trà, Cẩm Lệ được bố trí nơi làm việc tương đối tạm ổn, còn các quận Hội khác vẫn chưa có nơi làm việc (địa chỉ hoạt động dựa vào Phòng Tư pháp hay địa chỉ của cơ quan mà Chủ tịch Hội đang là cán bộ đương chức) hoặc được bố trí nhưng không đủ điều kiện tối thiểu để làm việc ( Quận Ngũ Hành Sơn: 6 tổ chức đoàn thể và hội quần chúng trong đó có Hội Luật gia được bố trí cùng trong một phòng gần 12m2 ). Với nơi làm việc như vậy, các Quận, huyện hội khó có thể an lòng để tập trung vào tổ chức triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật và công tác trợ giúp pháp lý của Đề án cũng như các công tác khác của Hội.

- Về phương tiện làm việc còn gặp nhiều hạn chế:

Nhiều địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn về phương tiện làm việc: vi tính phải nhờ đơn vị bạn, tủ bàn, ghế làm việc còn thiếu nhiều, giấy và văn phòng phẩm phải tranh thủ sự hỗ trợ của các đơn vị phối hợp trong công tác phổ biến giáo dục và công tác trợ giúp pháp lý.

KẾT LUẬN

Như vậy, ta có thể thấy rằng xã hội học giáo dục pháp luật, văn hóa pháp luật và trợ giúp pháp lí là có vai trò vô cùng quan trọng. Do đó,Nhà nước cần phải xây dựng hành lang pháp lý cụ thể đối với công tác này, tăng cường quản lý bằng pháp luật, xây dựng cơ chế, tạo môi trường và các tiền đề pháp lý cho công tác phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lí. Xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật, văn hóa pháp luật và trợ giúp pháp lý góp phần phục vụ kịp thời các nhu cầu về phổ biến giáo dục pháp luật, văn hóa pháp luật và trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện để mọi người dân với địa vị xã hội, khả năng kinh tế khác nhau đều bình đẳng, tiếp cận phổ biến giáo dục pháp luật, văn hóa pháp luật và trợ giúp pháp lý. Xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật, văn hóa pháp luật và trợ giúp pháp lý là quá trình với những bước đi phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, năng lực quản lý của Nhà nước, khả năng của xã hội và nhu cầu của xã hội đối với phổ biến giáo dục pháp luật, văn hóa pháp luật và trợ giúp pháp lý qua từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu xã hội học giáo dục pháp luật, văn hóa pháp luật và trợ giúp pháp lý (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w