là cát, đá, sỏi, bê tông, thép... lại có hiều chủng loại khác nhau nhưng xí nghiệp chưa lập sổ danh điểm vật tư để theo dõi. Vì vậy sẽ gặp khó khăn trong công tác quản lý. Để khắc phục mặt hạn chế này Chi nhánh nên lập sổ danh điểm vật tư để thuận tiện trong công tác quản lý.
- Về luân chuyển chứng từ: Chứng từ luân chuyển lên phòng kế toán đôi khi chưa kịp thời
- Về hệ thống sổ: Chi nhánh chưa mở sổ Nhật ký thu tiền và sổ Nhật ký chi tiền
- Về phương pháp hạch toán: Các chi phí sửa chữa lớn máy móc thiết bị, không được tiến hành trích trước có thể gây nên sự không tương xứng giữa chi phí và giá thành. Tuy nhiên các trường hợp này rất hãn hữu xảy ra.
4 – CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NVL-CCDC TẠI CÔNG TY
Qua thời gian thực tập tại công ty , được sự chỉ bảo nhiệt tình của các cán bộ phòng kế toán Chi nhánh em đã có điều kiện tìm hiểu hoạt động SXKD và thực trạng công tác kế toán tại Chi nhánh. Trên cơ sở những kiến thức đã học được ở trường em xin mạnh dạn đề xuất một vài ý kiến nhỏ nhằm hoàn thiện hơn kế toán NVL tại Chi nhánh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kế toán ở Chi nhánh, cụ thể là :
Giải pháp 1: Lập sổ danh điểm hạch toán vật liệu
Là một Chi nhánh xây dựng sản xuất ra các công trình với số lượng NVL được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, tuy có thể là cùng loại nhưng có thể
công việc hạch toán và quản lý tất yếu sẽ gặp khó khăn. Để phục vụ tốt hơn yêu cầu quản lý, tránh nhầm lẫn cho việc đối chiếu giữa kho và kế toán về tình nhập xuất tồn. Chi nhánh nên xây dựng sổ danh điểm vật liệu dự trên tính năng vật lý hoá học , đối tượng phục vụ chính .
Giải pháp 2: Về hạch toán chi tiết nguyên vật liệu.
Cũng giống như nhiều DN xây dựng khác, dựa trên qui mô hoạt động, tình hình biến động NVL, trình độ quản lý cũng như trình độ qui mô tổ chức kế toán tại Chi nhánh. Hiện nay Chi nhánh đang hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư. Đây là phương pháp đơn giản dễ làm tuy nhiên nó chỉ phù hợp ở những DN có ít chủng loại NVL. Để tạo điều kiện thực hiện kiểm tra thường xuyên có hệ thống của kế toán đối với thủ kho đảm bảo số lượng chính xác kịp thời và tránh trường hợp tổng hợp xuất hàng ngày cuối tháng mới viết phiếu xuất, làm như thế khối lượng xuất cuối tháng rất là lớn không phù hợp với công viêc tại công trình.Theo em nên đưa việc xuất vật liệu theo định mức vào công tác hạch toán chi tiêt NVL. Việc đưa xuất theo định mức làm cho việc xuất vật liệu hàng tháng rất khớp với tiến độ thi công từng công trình
Giải pháp 3: Về phương pháp ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp NVL.
Tại Chi nhánh khi phát sinh các nghiệp vụ nhập xuất tồn vật tư thủ kho tiến hành ghi thẻ và chuyển lên cho kế toán phân loại nguyên vật liệu tuy nhiên khi nhận được thẻ thường kế toán phân lọai và tập trung các phiếu trong cả tháng đến cuối tháng mới vào sổ. Khi thực hiện theo phương pháp này thì công việc thường dồn vào cuối tháng rất dễ nhầm lẫn. Vì các công trình ở xa nên chứng từ nhập, xuất được chuyển về phòng kế toán không kịp thời, có công trình cuối tháng mới chuyển về. Theo em nên cứ 05 ngày thủ kho và kế toán tổng hợp nhập xuất và đối chiếu với nhau một lần, làm như thế công việc cập nhật tại phòng kế toán chính xác kịp thời. Đối với công trình ở xa có thể là 15 ngày đối chiếu.Bên cạnh đó kế toán thường sử dụng sổ chi tiết
Thực hiện theo phương pháp này tiết kiệm được thời gian vì trên máy đã cài đặt sẵn chương trình loại trừ các bút toán trùng lặp của cùng một nghiệp vụ nhưng vấn đề quan trọng là ở đây là thiếu quan hệ đối chiếu giữa các kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Vì vậy theo em khi nhận được các chứng từ của thủ kho chuyển đến kế toán nên vào sổ chi tiết ngay tránh trường hợp thất lạc và trong trường hợp đột xuất khi yêu cầu của công tác quản lý đòi hỏi về một loại vật tư nào đó hoặc khi có kiểm kê bất thường sẽ cung cấp thông tin nhanh chóng kịp thời.
Giải pháp 4: Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nguyên vật liệu
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để có nguồn tài chính bù đắp những thiệt hại xảy ra trong niên độ kế toán tiếp theo, các DN thường lập quỹ dự phòng giảm giá HTK. Đối với công ty nên tổ chức thu mua dữ trữ một lượng vật liệu nhất định để luôn luôn bảo đảm cho quá trình sản xuất đựơc diễn ra liên tục ít gián đoạn. Tránh trường hợp có một số loai vật liệu phải đi mua làm nhiều đợt gây lãng phí do khoản trượt giá giữa mua ít. Đồng thời khi đó Chi nhánh xem xét và tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho vật liệu. Khi lập dự phòng nên lập cho từng loại vật liệu có tính chất như nhau và phải được thực hiện nhất quán trong toàn chi nhánh khi có hiện tượng vật liệu hư hỏng, giá vốn vật liệu bị giảm sút. Kế toán hạch toán:
Nợ TK 632 Có TK 159
Muốn tồn tại và phát triển trên thị trường, các doanh nghiệp phải tiến hành hạch toán kế toán để phản ánh một cách khách quan, liên tục, toàn diện và có hệ thống về tình hình doanh nghiệp mình trước và sau quá trình SXKD. Với điều kiện SXKD trong nền kinh tế hiện nay, để đứng vững trong môi trường cạnh tranh, việc tiết kiệm chi phí đầu vào mà ở đây là chi phí nguyên vật liệu từ đó hạ giá thành là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Chính vì vậy việc hoàn thiện và nâng cao công tác kế toán nguyên vật liệu là một điều tất yếu và không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp.
Cùng với xu hướng phát triển ấy, việc hoàn thiện công tác kế toán tại công ty cũng vô cùng cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán nguyên vật liệu trong Chi nhánh nói riêng và trong các doanh nghiệp nói chung, em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu, phân tích thực trạng kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Chi nhánh. Trong thời gian thực tập ở Chi nhánh, em nhận thấy công tác hạch toán nguyên liệu, vật liệu đã đáp ứng được yêu cầu hiện nay, góp phần quan trọng trong công tác quản lý, giúp Chi nhánh đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên để phát huy hơn nữa vai trò của kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng em đã đưa ra một số ý kiến và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Đó là những giải pháp về công tác quản lý, hạch toán nguyên vật liệu nói riêng và công tác kế toán tại Chi nhánh nói chung với hy vọng sẽ đóng góp được phần nào vào công tác kế toán của công ty.
Do thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế không dài, trình độ lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến, giúp đỡ của thầy cô giáo khoa Kế toán - trường Công nghiệp Hà Nội
Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Quốc Cẩn và các cán bộ kế toán công ty cổ phần Đông Đô đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc hoàn thành chuyên đề này. Xin chúc công ty cổ phần Đông Đô thành công rực rỡ trên con đường phát triển của mình.
Bắc Ninh, ngày 24 tháng 04 năm 2013 Sinh viên