Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH 1 TP.HỒ CHÍ MINH. (Trang 28)

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) tiền thân là ngân hàng Công Thương Việt Nam được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ Trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN và chính thức được đổi tên thành “ Ngân Hàng Công Thương Việt Nam “ theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.

Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Ngày 02 tháng 11 năm 2008, Ngân hàng Nhà Nước ký Quyết định số 14/GP-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công Thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày 03 tháng 07 năm 2009, Ngân hàng Nhà Nước ký Quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.

Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển đến nay, VietinBank đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên hơn 63 tỉnh, thành phố trong cả nước bao gồm 01 Hội sở chính; 03 Sở giao dịch; 145 Chi nhánh; 527 phòng giao dịch; 116 Quỹ tiết kiệm; 1042 Máy rút tiền tự động (ATM); 05 Văn phòng đại diện; 04 công ty con bao gồm Công ty cho thuê tài chính, Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Công Thương (VietinBankSC), Công ty bất động sản và đầu tư tài chính Ngân hàng Công Thương Việt Nam và Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Công Thương Việt Nam; 03

đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm Thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Ngoài ra ngân hàng Công thương còn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng Indovina và Công ty Bảo hiểm Châu Á NHCTVN (IAI); góp vốn vào 7 công ty trong đó có Công ty cổ phần (CTCP) Chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam, CTCP Xi măng Hà Tiên, CTCP cao su Phước Hòa, Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Gia Định, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương… Ngân hàng Công thương hiện tại có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

2.1.2 Định hướng phát triển

Xây dựng Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam thành Tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, tiêu chuẩn hóa các dịch vụ, quản trị ngân hàng và quản trị nguồn nhân lực, hướng tới mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam, ngang tầm với khu vực và vươn xa tầm hoạt động ra thế giới.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Hiện nay NHCT được tổ chức theo mô hình một ban điều hành cao cấp bao gồm Tổng Giám Đốc, các Phó Tổng Giám Đốc. Cơ cấu tổ chức của NHCT được chia thành các khối chức năng như sau:

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Trụ sở chính)

P.quản lý rủi ro TD & Đầu tư P.Chế độ TD & Đầu tư P.QLRR thị trường và tác nghiệp Khối CNTT (TTTT) Ban KTKS nội bộ Văn phòng TGĐ P.Kế hoạch và hỗ trợ ALCO P.Quản lý chi nhánh và thông tin P.Pháp chế P.Xây dựng và Quản lý ISO P.TCCB và Đầu tư P.QLLĐ - TL Trường đào tạo

TT.Hỗ trợ khách hàng P.Quản lý kế toán tài chính P.Chế độ kế toán P.Tiền tệ kho quỹ P.Thanh, quyết toán vốn KD P.Quản trị P.Quản lý đầu tư XDCB & mua sắm TS Ban thi đua Ban thông tin

tuyên truyền TT Công nghệ thông tin P.Quản lý và hỗ trợ hệ thống INCAS HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Khối dịch vụ Khối kinh doanh Hội đồng tín dụng

Ban kiểm soát HĐQT

Hội đồng định chế TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC & KẾ TOÁN TRƯỞNG Khối quản lý rủi ro Khối hỗ trợ P.Khách hàng DN lớn P.Khách hàng DN vừa và nhỏ P.Khách hàng cá nhân P.Định chế tài chính P.Kinh doanh ngoại tệ P.Đầu tư P.Kinh doanh dịch vụ Trung tâm thẻ P.Dịch vụ ngân hàng điện tử P.Thanh toán VNĐ Sở giao dịch III P.Thanh toán ngân quỹ P.Dịch vụ kiều hối Hội đồng QL CNTT Hội đồng QL TSN, TSC (ALCO)

2.2 Giới thiệu về NHTMCP Công Thương Chi nhánh 1 TP.Hồ Chí Minh. 2.2.1 Tổng quan về Ngân hàng Công Thương Chi nhánh 1 TP.Hồ Chí Minh.

Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh 1 TP.HCM là ngân hàng trực thuộc ngân hàng Công Thương Việt Nam có trụ sở giao dịch tại số 93 – 95 Hàm Nghi, Quận 1, TP.HCM. Ngày 15/9/1998, NHCT – Chi nhánh 1 đã thực hiện di dời trụ sở sang số 165 – 169 Hàm Nghi, Quận 1, TP.HCM để xây dựng mới tòa nhà trụ sở 26 tầng ở 93 – 95 Hàm Nghi nhằm mở rộng quy mô hoạt động, đổi mới toàn diện cơ sở vật chất nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất hướng đến mục

tiêu là “ Ngân hàng được lựa chọn đầu tiên “. 2.2.2 Các hoạt động chính của Chi nhánh :

Huy động vốn:

Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức hình động vốn khác theo quy định của NHCTVN.

Nghiệp vụ cho vay:

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế để phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

Cho vay chiết khấu kỳ phiếu, các chứng từ có giá khác theo quy định của NHCTVN.

Bảo lãnh:

Bảo lãnh, tái bảo lãnh trong và ngoài nước như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán.

Thực hiện nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước: Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, Western Union…

Phát hành, thanh toán thẻ nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTERCARD…)

Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt

Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking

2.2.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh

Bộ máy của chi nhánh hiện nay bao gồm Ban giám đốc, Giám đốc, các phó giám đốc, 10 phòng tại trụ sở và các phòng giao dịch được tổ chức như sau:

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh 1 TP.HCM

SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Trang 37 BAN GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC Phòng Khách Hàng Doanh nghiệp Vưà và Nhỏ. Phòng Giao Dịch số 1 Phòng Thanh Toán Xuất Nhập Khẩu Phòng Giao Dịch Bàu Sen Phòng Kế Toán Tổ Điện Toán Phòng Quản lý rủi ro và Nợ có vấn đề Phòng Tổ chức hành chính Phòng Tiền Tệ Kho Quỹ Phòng Tổng Hợp Tiếp Thị Phòng Khách hàng Doanh nghiệp lớn Phòng Khách hàng Cá nhân Phòng Giao Dịch Lý Thái Tổ

* Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban như sau:

Phòng Doanh nghiệp vừa và nhỏ: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với

khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam, là đầu mối trong quan hệ khách hàng.

Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu: có chức năng thực hiện các mối quan hệ

quốc tế, các dịch vụ đối ngoại, dịch thuật các chứng từ liên quan đến lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu cho chi nhánh và cho khách hàng.

Phòng kế toán:

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa khách hàng với ngân hàng và giữa các ngân hàng với nhau, phát hành séc và làm dịch vụ thanh toán khác.

Phòng kế toán là nơi tiếp nhận các chứng từ trực tiếp từ khách hàng, lưu trữ số liệu làm cơ sở cho sự hoạt động của ngân hàng.

Tổ điện toán:

Trực tiếp quản lý mạng, quản lý hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát tại Chi nhánh.

Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, đơn vị thuộc Chi nhánh vận hành thành thạo, đúng thẩm quyền.

Thực hiện lưu trữ, bảo quản, phục hồi dữ liệu và hệ thống chương trình phần mềm theo quy định.

Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề: có nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu đễ

đánh giá và đề ra các biện pháp để quản lý các rủi ro và nợ có vấn đề một cách hiệu quả và kịp thời nhất.

Phòng Tổ chức hành chính: có chức năng là tham mưu cho ban giám đốc trong

việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực toàn chi nhánh;

Thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các văn bản về nội quy cơ quan, thời gian làm việc, quy định phân phối quỹ tiền lương, thực hiện các chế độ an toàn lao động. Ngoài ra còn thực hiện công tác mua sắm tài sản và công cụ hoạt động, quản lý tài sản, đảm bảo trang thiết bị, dụng cụ làm việc của Chi nhánh.

Phòng tiền tệ kho quỹ: là nơi thực hiện việc thu chi tiền mặt trên cơ sở các

chứng từ phát sinh, đảm bảo chính xác kịp thời đúng chế độ kho quỹ. Phát hiện và ngăn chặn tiền giả, xác định tiền đúng tiêu chuẩn lưu thông, là nơi bảo quản tiền mặt, các giấy tờ, chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp.

Phòng Tổng hợp tiếp thị: có chức năng tham mưu cho ban giám đốc trong việc

phát triển mạng lưới hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như quảng bá hình ảnh của Chi nhánh trên thị trường tài chính tiền tệ, là đầu mối trong việc phối kết hợp giữa các phòng ban của Chi nhánh trong việc cải tiến sản phấm, dịch vụ mới.

Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch

với khách hàng là các doanh nghiệp lớn để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam.

Phòng Khách hàng cá nhân: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách

hàng là các cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam.

Phòng Giao dịch: như một ngân hàng thu nhỏ có chức năng thực hiện các

2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh, những thành tựu và những mặt còn hạn chế của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh 1 TP.Hồ Chí Minh.

2.2.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh.

NHTM là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nó cũng như các doanh nghiệp khác cũng đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Có thể nói rằng lợi nhuận là yếu tố cụ thể nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi lợi nhuận tăng ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có, trích dự phòng rủi ro. Vì vậy trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc và sự phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên NHCT – Chi nhánh 1 đã đạt được các kết quả sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt kinh doanh.

Đơn vị tính : Tỷ đồng 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 323 362 414 39 12 52 14,4 Trong đó: thu dịch vụ NH 9,08 10,4 12,3 1,32 14,5 1,9 18,3 Tổng Chi phí 199 260 337 61 30,4 77 29,6 Lợi nhuận hạch toán 124 102 88 -22 -17,5 -14 -13,7

( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2008 – 2009 )

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

T y û đ o àn g

Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận

Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy tổng thu nhập của Chi nhánh không ngừng tăng trưởng năm 2008 là 362 tỷ đồng tăng 39 tỷ đồng tương ứng tăng 12% so với năm 2007, sang năm 2009 tổng thu nhập tăng 52 tỷ đồng tương đương tăng 14,4%. Trong đó Thu dịch vụ ngân hàng qua các năm đều tăng và trong năm 2009 tăng 18,3%. Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh không ngừng tăng trưởng từ 2.264 tỷ đồng năm 2008 lên 3.049 tỷ đồng năm 2009. Chính sự tăng trường vốn này đã tạo điều kiện cho Chi nhánh đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế. Với các mạng lưới kinh doanh không ngừng mở rộng, tín dụng tăng trưởng, dư nợ năm sau cao hơn năm trước, các dịch vụ tiền tệ cũng tăng về số lượng do đó thu nhập của Chi nhánh đã tăng dần qua các năm.

Chi phí hoạt động của Chi nhánh tăng dần qua các năm cụ thể năm 2008 tăng 61 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng với tốc độ tăng 30,4%, năm 2009 tăng 77 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 29,6%, sở dĩ chi phí tăng như vậy là do sự phát triển mạng lưới hoạt động của Chi nhánh mỗi năm mở 3 phòng giao dịch cũng như chịu ảnh hưởng của việc điều chỉnh lãi suất trong thời gian qua.

Lợi nhuận của Chi nhánh năm 2008 và năm 2009 đều giảm so với năm 2007 do tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập. Như vậy mặc dù Chi nhánh đã nổ lực đẩy mạnh quy mô nguồn vốn, cho vay và dịch vụ tăng trưởng mạnh hơn so với năm ngoái nhưng lợi nhuận chỉ bằng 86% so với năm trước. Do đó trong thời gian tới Chi nhánh cần nổ lực hơn nữa để lợi nhuận đạt được luôn tăng trưởng.

2.2.3.2 Những thành tựu đạt được

Về Công tác điều hành:

Trước những tác động không thuận lợi của nền kinh tế và biến động nội bộ của chi nhánh, Ban giám đốc đã có những chỉ đạo đột phá và điều hành kịp thời để giữ vững sự ổn định và phát triển của Chi nhánh:

• Cơ chế tiền lương mới phát huy tác dụng khuyến khích lao động trẻ làm việc nhiệt tình, có tâm huyết với Chi nhánh.

• Thực hiện gắn trách nhiệm mỗi CBNV vào hoạt động kinh doanh của Chi nhánh bằng việc giao chỉ tiêu kinh doanh đền từng CBNV của tất cả các phòng, tổ nghiệp vụ, có chính sách khen thưởng, khuyến khích đối với CBNV có đóng góp lớn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. • Chuẩn hóa các văn bản, quy định của NHCTVN phù hợp với tình hình

thục tế tại Chi nhánh và tổ chức tập huấn triển khai rộng rãi đến từng cán bộ nắm bắt và thực hiện.

Về công tác huy động vốn:

• Chi nhánh đã duy trì được các mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, có số dư tiền gửi lớn, mở rộng phạm vi hoạt động đến các TCTD và ĐTTC khác như công ty VN Infrastructure, Công ty chiếu sáng công cộng, Công ty chứng khoán VietinBank…

• Đa dạng hóa các sản phẩm tiển gửi để thu hút khách hàng đến gửi tiền như là TGTK trả lãi trước – trả lãi sau – trả lãi định kỳ, tiền gửi rút gốc linh hoạt, tiền gửi bảo hiểm, phát hành tiết kiệm dự thưởng…

• Thực hiện tốt các chính sách tiếp thị và chăm sóc khách hàng, động viên thăm hỏi cũng như chúc mừng kịp thời các khách hàng.

• Mở rộng mạng lưới để thu hút nguồn vốn.

Về công tác tín dụng:

• Giữ vững các khách hàng hiện hữu có quan hệ tốt với Chi nhánh và tiếp thị khách hàng sử dụng thêm các dịch vụ khác của ngân hàng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH 1 TP.HỒ CHÍ MINH. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)