Xây dựng hệ thống xếp hạng cho vay nội bộ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH 1 TP.HỒ CHÍ MINH. (Trang 75)

Hệ thống này là một phương pháp chấm điểm nhất quán dựa trên các chỉ số tài chính và các nhân tố phi tài chính trong hoàn cảnh thực tế của Chi nhánh theo các loại khách hàng khác nhau nhằm đánh giá rủi ro liên quan đến khách hàng vay vốn. Kết quả xếp hạng cho vay nội bộ là cơ sở để Chi nhánh xác định giới hạn cho vay, xác định các điều kiện cho vay thích hợp với khách hàng, tiến hành phân loại và nợ và trích dự phòng rủi ro theo quy định. Hệ thống xếp hạng cho vay phải thể hiện được các nội dung cơ bản như sau:

Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản và khả năng thực hiện theo cam kết.

Uy tín của khách hàng với các TCTD trước đây.

Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề, địa phương), trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng.

4.2.5 Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý nợ vay

Đây là biện pháp quan trọng nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay đối với Chi nhánh. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi tiền vay phải được chuyển trực tiếp cho khách hàng vay vốn. Việc giải ngân phải được thực hiện qua hệ thống thanh toán của Chi nhánh, định kỳ hàng quý phải phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo tiền vay và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng đặc biệt là những khách hàng có nợ quá hạn.

Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cần kết hợp với phòng kế toán nhiều hơn để theo dõi tình hình trả nợ và lãi của khách hàng đồng thời nắm được nợ đến hạn của khách hàng để đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả nợ.

4.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một hình thức quản lý hoạt động của ngân hàng có hiệu quả về chiều sâu. Hoạt động này làm cho công tác của cán bộ tín dụng hoàn thiện hơn nhằm góp phần ngăn ngừa, chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Do vậy để nâng cao hiệu quả hơn nữa công tác kiểm soát NHCT –Chi nhánh 1 cần thực hiện một số biện pháp sau:

Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ phòng kiểm soát. Phát huy chức năng hoạt động của hội đồng tín dụng và tổ thẩm định để nâng

Ngoài ra phòng kiểm tra, kiểm soát phải luôn quan tâm đến việc chỉnh sửa sau thanh tra và tham mưu cho ban giám đốc xử lý nghiêm túc, kịp thời các sai phạm nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất cho Chi nhánh.

4.2.7 Các biện pháp phân tán rủi ro

Trong thời gian qua NHCT – Chi nhánh 1 đã thực hiện các biện pháp để phân tán rủi ro như là đa dạng hóa danh mục cho vay. Ngoài biện pháp này NHCT – Chi nhánh 1 nên thực hiện thêm các biện pháp khác nữa như là:

Cho vay đồng tài trợ.

Trong thực tế có những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn và một ngân hàng không thể đáp ứng được, đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn và khó xác định được rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này các ngân hàng cùng nhau liên kết để thẩm định dự án cho vay và chia sẻ rủi ro đảm bảo quyền lợi của mối bên, nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay giúp ngân hàng phân tán rủi ro mà không bị mất nguồn thu từ phương án vay vốn khả thi. Do đó trong thời gian tới Chi nhánh cần phải tăng cường mối quan hệ với các NHTM trong khu vực ở trong cũng như ngoài hệ thống để giảm thiểu rủi ro khi cho vay các dự án lớn.

Bảo hiểm tín dụng: đây là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro bảo hiểm

tín dụng, có thể thực hiện dưới các hình thức như là bảo hiểm tiền vay, bảo hiểm tài sản...

Trên đây là một số giải pháp cơ bản về phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của NHCT – Chi nhánh 1. Ngoài ra ngân hàng cần phải chú trọng hơn nữa đến công tác tiếp thị, chăm sóc và tiếp cận các khách hàng mới có tình hình tài chính lành mạnh và các ngành kinh tế mũi nhọn; và cần sớm ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý hồ sơ tín dụng của ngân hàng nhằm làm cho hoạt động của ngân hàng hiệu quả hơn.

4.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh 1 trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh 1 TP.Hồ Chí Minh.

4.3.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ

4.3.1.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng ngân hàng.

Môi trường pháp lý hoàn thiện, có hiệu lực sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động của ngân hàng nói riêng. Trong thời gian qua Chính phủ đã ban hành nhiều điều luật quan trọng liên quan đến hoạt động ngân hàng như Luật NHNN, Luật TCTD, Luật DN, Luật đất đai. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót trong các điều luật, sự chồng chéo trong các quy định đã dẫn đến sự thiếu đồng bộ giữa các cơ quan chức năng gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng. Do đó Chính phủ cần phải xem xét sửa đổi, ban hành những quy định cụ thể hơn nhằm hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nói chung và của ngân hàng nói riêng.

4.3.1.2 Tăng cường công tác quản lý đối với các doanh nghiệp

Hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt động của ngân hàng. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do đó tôi có một số kiến nghị sau:

• Ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo các ngành, các cấp thực thi các điều luật đã và sắp ban hành, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tr a đối với các hoạt động của doanh nghiệp nhằm bảo đảm các doanh nghiệp thực thi các điều luật đó.

• Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại DNNN tạo điều kiện để các doanh nghiệp có đủ khả năng trong điều hành sản xuất kinh doanh và có tình hình tài chính lành mạnh. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, không bảo tồn được vốn kinh doanh thì cần phải thay đổi bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp. Nếu DNNN làm ăn thua lỗ kéo dài, sản phẩm không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường thì phải kiên quyết giải thể.

• Tiếp tục thực hiện chủ trương cổ phần hóa DNNN, gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp.

4.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các cấp ngành liên quan.

4.3.2.1 Tăng cường quản lý công tác tín dụng.

NHNN cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý cụ thể, rõ ràng để tạo một khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Hiện nay các quy chế, thể lệ còn chung chung, mang tính chỉ đạo, định hướng nhiều hơn, do đó có thể tạo kẽ hở để cho các NHTM lách luật gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngành cũng như của nền kinh tế đặc biệt là khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NHNN cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động của thi trường liên ngân hàng, hiệp hội ngân hàng cũng như việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro CIC.

4.3.2.2 Hỗ trợ các NHTM trong việc xử lý nợ.

NHNN cần phải tích cực giám sát hoạt động của các NHTM để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời đặc biệt là trong việc xử lý các khoản nợ và tài sản thế chấp.

Hiện nay các NHTM đang gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các tài sản thế chấp, cầm cố và các khoản nợ khó đòi. Số vốn bị mắc kẹt trong các khoản nợ đó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn cho vay của ngân hàng. Để giải quyết vấn đề

này, đề nghị NHNN và các cấp ngành có liên quan thực hiện một số biện pháp sau:

• Đề nghị UBND, các sở, ban, ngành tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng trong việc hợp pháp hóa tài sản thế chấp, cầm cố; hỗ trợ và kê biên tài sản khi kê khai, đấu giá tài sản qua trung tâm đấu giá.

• Các cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát tạo điều kiện cho ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp, giải quyết nhanh chóng các vụ án để thu hồi vốn cho ngân hàng.

• NHNN cần xúc tiến việc thành lập công ty mua bán nợ dưới nhiều hình thức sở hữu như của Nhà nước, Công ty cổ phần hoặc liên doanh. Nếu hoạt động của các công ty mua bán nợ được mở rộng và phát triển sẽ giúp giải tỏa bớt nợ quá hạn, nợ đọng từ tài sản thế chấp, giúp ngân hàng vượt qua khó khăn, có vốn để quay vòng, để đầu tư cho nền kinh tế.

• NHNN cần ban hành các văn bản quy định những hệ số an toàn để quản lý hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động tín dụng của NHTM, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng.

4.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Với vai trò là cơ quan chỉ đạo hoạt động của NHCT – Chi nhánh 1, NHCTVN cần có những hướng đẫn cụ thể các hoạt động của NHCT – Chi nhánh 1, đồng thời tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống là những biện pháp gián tiếp giúp NHCT – Chi nhánh 1 thực hiện tốt công tác hạn chế rủi ro cho vay. Chẳng hạn như các biện pháp sau:

Nâng cao hiệu quả của trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHCTVN thường xuyên cung cấp thông tin cho chi nhánh về các khách hàng có quan hệ với nhiều các tổ chức tín dụng, phân tích đánh giá khách hàng từ các thông tin thu được.

Thường xuyên tổ chức cac lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định và pháp luật nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác thẩm định và tín dụng. Triển khai nhanh chóng hệ thống và đồng bộ chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng kết hợp với hệ thống bảo mật hiệu quả, việc này tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin khách hàng trong hệ thống được nhanh chóng. Xây dựng phần mềm về thẩm định dự án đầu tư.

Ban lãnh đạo cần phải hướng dẫn kịp thời các chủ trương, chính sách của chính phủ cho Chi nhánh; cần ban hành các quy định cụ thể, chặt chẽ về quản lý, lưu trữ và bảo quản hồ sơ tín dụng.

Ngoài ra NHCTVN cần chỉ định những người có năng lực thực sự, phẩm chất đạo đức tốt để bố trí vào những vị trí lãnh đạo chủ chốt của Chi nhánh. Một đội ngũ lãnh đạo giỏi về nghiệp vụ, tốt về đạo đức là điều kiện rất cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động, hạn chế tối đa những rủi ro trong các hoạt động của ngân hàng nói chung và trong hoạt động cho vay nói riêng.

Tóm lại, trên đây là những ý kiến đóng góp của tôi góp phần vào việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại NHCT – Chi nhánh 1. Để đạt được những điều này đòi hỏi không chỉ có sự cố gắng của bản thân cán bộ nhân viên NHCT – Chi nhánh 1 mà còn phải có sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp ngành có liên quan. Tôi hi vọng với những ý kiến nêu ra ở trên sẽ góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay và nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh, tiếp tục chứng tỏ NHCT – Chi nhánh 1 luôn là chi nhánh vững mạnh trong hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam

KẾT LUẬN

Hoạt động của ngân hàng thương mại là một loại hình kinh doanh đặc biệt, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là trong hoạt động cho vay có phản ứng lan truyền và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay là một nhiệm vụ quan trọng trong điều hành của các ngân hàng thương mại đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế quốc tế.

Trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học và thực tế trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh 1 thành phố Hồ Chí Minh, kết hợp với việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, khóa luận đã chỉ rõ những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất: khóa luận đã khái quát được những vấn đề cơ bản về rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.

Thứ hai: khóa luận đã phân tích được thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh 1 TP.HCM.

Thứ ba: khóa luận đã đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh 1 TP.HCM và những đề xuất với Chính phủ, NHNN và các ngành có liên quan, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong việc hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay.

Do khả năng nghiên cứu và tìm hiểu còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Em rất mong được sự được sự quan tâm đóng góp của Ban giám đốc NHCT – Chi nhánh 1 TP.HCM, các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tín dụng ngân hàng – PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn – NXB Thống kê năm 2007.

2. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – TS.Nguyễn Minh Kiều – NXB Thống kê năm 2009.

3. Quản trị ngân hàng – PGS.TS Trần Huy Hoàng – NXB Lao động xã hội năm 2007.

4. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHCT – Chi nhánh 1 TP.HCM năm 2008, năm 2009.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH 1 TP.HỒ CHÍ MINH. (Trang 75)