Quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH 1 TP.HỒ CHÍ MINH. (Trang 43 - 47)

TP.Hồ Chí Minh.

Quy trình cho vay tại Chi nhánh 1 thường được tiến hành qua 8 bước như sau:

Bước 1: Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng

Khi KH đề xuất vay vốn, CBTD(TPTD) thông báo cho KH biết về các chính sách cho vay mà Chi nhánh hiện đang áp dụng.

Tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình cho vay phù hợp.

Thương thảo sơ bộ các điều kiện vay mà Chi nhánh có thể đáp ứng(lãi suất, thời hạn, hình thức bảo đảm…)

Giải thích, hướng dẫn cụ thể cho khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định hiện hành của pháp luật và NHCT

Bước 2: Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn

Kiểm tra các loại giấy tờ trong hồ sơ vay vốn:

Các loại giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý của bên vay.

Đối với pháp nhân:

• Quyết định thành lập

• Quyết định bổ nhiệm hoặc chuẩn y danh sách HĐQT, Giám đốc, Kế toán trưởng.

• Giấy phép hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh • Trụ sở đơn vị, con dấu, tài khoản…

Đối với thể nhân:

• Có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự… • Có hộ khẩu thường trú, CMND, Sổ hộ khẩu…

Các loại giấy tờ phản ánh tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của bên vay.

Các loại giấy tờ phản ánh tài sản đảm bảo tiền vay (nếu có).

Bước 3: Thẩm định cho vay

CBTD thực hiện thẩm định và viết báo cáo thẩm định trình TPTD.

TPTD chịu trách nhiệm kiểm tra lại các thông tin đã nêu trong báo cáo thẩm định.

Sau khi đã nhất trí với các thông tin nêu trong báo cáo thẩm định( hoặc không nhất trí song đã nêu rõ trong báo cáo thẩm định), TPTD ký tên và trình lên ban giám đốc Chi nhánh.

Nội dung thẩm định:

Thẩm định cho vay được thực hiện trên 3 nguồn thông tin: Hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp, khảo sát thực tế và các nguồn khác.

* Thẩm định hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp:

• CBTD kiểm tra hồ sơ của khách hàng về số lượng, tính hợp lý, hợp lệ, sự phù hợp về nội dung và hình thức với các quy định hiện hành có liên quan . • Phân tích năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng vay

vốn thông qua các hồ sơ tài liệu được cung cấp hoặc thông qua các nguồn thông tin khác nếu có.

• Kiểm tra các phương pháp tính toán, kết quả tính toán cũng như các nội dung trong hồ sơ. Đặc biệt chú ý đến các khoản tăng/giảm đột biến, bất thường, hoặc lớn/nhỏ hơn quy mô thông thường. Đánh giá năng lực tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh từ nguồn báo cáo tài chính và cáo cáo sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn trong những năm gần nhất.

• Đối chiếu nội dung khách hàng cung cấp với những thông tin đã thu thập được.

• Lên danh mục các vấn đế cần quan tâm, các mâu thuẫn trong hồ sơ vay vốn để chuẩn bị cho việc khảo sát thực tế.

* Khảo sát thực tế: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• TPTD có thể cùng với CBTD tiến hành khảo sát thực tế.

* Từ các nguồn khác:

• Các nguồn thông tin có thể khai thác: Trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN trên địa bàn, các cơ quan chủ quản của chủ doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề liên quan, các ban, sở, ngành trên địa bàn, các thông tin từ báo chí…

Bước 4: Quyết định cho vay

Sau khi nhận được báo cáo thẩm định cùng với toàn bộ hồ sơ do phòng tín dụng trình, ban Giám đốc Chi nhánh kiểm tra lại các thông tin nêu tại tờ trình, đánh giá tính thuyết phục của khoản vay, căn cứ phạm vi và quyền hạn được phân công ra quyết định và ghi rõ trên tờ thẩm định/báo cáo thẩm định:

Nếu khoản vay thuộc thẩm quyền phán quyết: duyệt đồng ý cho vay, duyệt cho vay có điều kiện, không đồng ý, đưa ra hội đồng tín dụng tư vấn trước khi quyết định.

Nếu các khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết: sẽ được hội đồng tín dụng hoặc ban thẩm định dự án ngân hàng cấp trên phê duyệt.

Chỉ khi được phê duyệt, có thông báo ngân hàng mới giải ngân. Nội dung cho vay của lãnh đạo có xác định số tiền cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay và các điều kiện khác (nếu có).

Bước 5: Ký hợp đồng cho vay và các hợp đồng có liên quan ( thế chấp, cầm cố)

Khi khoản vay đã được ban lãnh đạo đồng ý cho vay và hình thức bảo đảm nợ vay (nếu có) đã được xác định, trên cơ sở các nội dung được duyệt và hợp đồng mẫu cán bộ tín dụng soạn thảo hợp đồng cho vay và hợp đồng đảm bảo tiền vay cho phù hợp trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát.

Ký kết hợp đồng cho vay, hợp đồng đảm bảo tiền vay. Giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay.

Các giấy tờ cần kiểm tra sau khi ký hợp đồng cho vay và hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm. Hồ sơ cho vay và lưu giữ hồ sơ cho vay

Hồ sơ cho vay gồm:

• Hồ sơ thuộc danh mục hồ sơ pháp lý, danh mục hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay.

• Tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết cho vay hoặc tờ trình thẩm định dự án đầu tư.

• Hợp đồng cho vay và các giấy tờ có liên quan đến xử lý nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ.

• Giấy nhận nợ

• Hợp đồng đảm bảo tiền vay (đối với các khoản vay phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản)

Bước 6: Thực hiện giải ngân và giám sát khoản vay

Giải ngân:

Trên cơ sở hợp đồng cho vay và lịch giải ngân đã thỏa thuận với khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành các thủ tục giấy tờ để thực hiện việc giải ngân cho khách hàng.

Kiểm tra, giám sát các khoản vay:

Cán bộ tín dụng và trưởng phòng tín dụng tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư bảo đảm nợ vay của khách hàng định kỳ hoặc đột xuất thông qua hồ sơ chứng từ của khách hàng như là sổ hạch toán, chứng từ, hóa đơn hạch

toán của khách hàng… hoặc kiểm tra tại hiện trường như thị sát tiến độ thực hiện, thị sát vật tư, hàng hóa, máy móc thiết bị…

Bước 7: Thu lãi và nợ gốc

Hàng tháng ngân hàng tiến hành thu lãi cho vay theo hợp đồng cho vay. Đến kỳ hạn cuối cùng của hợp đồng cho vay, cán bộ tín dụng nhắc nhở khách

hàng trả nợ đúng hạn đã ghi trong hợp đồng cho vay.

Nếu đến hạn hoặc đã cho gia hạn mà khách hàng vẫn không trả được nợ thì cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng biết hướng xử lý chuyển nợ quá hạn.

Bước 8: Thanh lý hợp đồng cho vay và lưu giữ hồ sơ cho vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi khách hàng đã hoàn thành các nghĩa vụ đối với ngân hàng và không còn vướng mắc nào hai bên sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng cho vay, chấm dứt quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Sau đó ngân hàng sẽ lưu trữ hồ sơ cho vay theo qui định.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH 1 TP.HỒ CHÍ MINH. (Trang 43 - 47)