V. MỘT SỐ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 1 Đình chỉ hành vi vi phạm hành chính
3. Lập biên bản vi phạm hành chính
Các trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính: Khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính xảy ra;
Hành vi vi phạm hành chính không thuộc trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản.
Khi chủ rừng hoặc các đối tượng khác bắt người vi phạm hành chính chuyển giao cho Kiểm lâm.
*Lưu ý:
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay sau khi xác định được người có hành vi vi phạm;
Nếu người vi phạm hành chính cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không có mặt tại tại địa điểm xảy ra vi phạm hành chính thì biên bản được lập xong phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
Biên bản vi phạm hành chính là một tài liệu rất quan trọng không thể thiếu trong hồ sơ một vụ vi phạm hành chính. Biên bản vi phạm hành chính là cơ sở để ra quyết định xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính.
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:
Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản.Đối với lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quả lý lâm sản gồm có:
- UBND các cấp; - Kiểm lâm.
Tuy nhiên trong thực tế một số cơ quan như Công an, Bộ đội biên phòng ..., có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác, không có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nhưng khi phát hiện có vi phạm, các cơ quan này vẫn lập biên bản vi phạm hành chính để chuyển giao cho Kiểm lâm xử lý.
Mẫu biên bản vi phạm hành chính:
Sử dụng đúng mẫu biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản do Cục Kiểm lâm phát hành, áp dụng thống nhất trong cả nước (mẫu số 02/XPHC).