Một hành vi vi phạm xử phạt một lần;

Một phần của tài liệu Tài liệu thi tuyển công chức Kiểm lâm 2012 (Trang 32 - 34)

- Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Người có thẩm quyền xử phạt chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.

- Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi nối tiếp nhau đối với cùng một đối tượng bị xâm hại (điều 3), chỉ bị xử phạt một hành vi vi phạm có mức phạt tiền quy định cao nhất trong các hành vi vi phạm đó;

- Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Không được chia nhỏ mức thiệt hại chung cho từng người vi phạm để xử phạt ;

- Nhiều thành viên trong một hộ gia đình cùng thực hiện một vi phạm hành chính thì áp dụng xử phạt như một tổ chức vi phạm;

- Không xử phạt vi phạm hành chính các trường hợp có dấu hiệu tội phạm mà phải chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

+ Các trường hợp vi phạm mà tang vật là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB (trừ hành vi nuôi động vật nhóm IB trái pháp luật, thì xử lý theo quy định tại Điều 19 Nghị định này).

+ Các trường hợp vi phạm gây hậu quả vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 11, 17, 18; hành vi vận chuyển, buôn bán gỗ trái pháp luật gây hậu quả vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 20, Nghị định 99/2009/NĐ-CP;

+ Tái phạm các hành vi quy định tại các điều 17,18,20,21, Nghị định 99/2009/NĐ-CP.

- Một số điểm cần lưu ý:

+ Trong trường hợp vi phạm gây thiệt hại nhiều loại rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng) tuy diện tích bị thiệt hại đối với mỗi loại rừng không vượt quá diện tích tối đa xử phạt vi phạm hành chính, nhưng tổng hợp diện tích bị thiệt hại của các loại rừng vượt quá mức tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với loại rừng bị thiệt hại có khung tối đa xử phạt vi phạm hành chính thấp nhất thì chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ: phá rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì lấy diện tích tổng 3 loại rừng bị thiệt hại so sánh với rừng sản xuất (5.000m2); phá rừng phòng hộ với rừng đặc dụng thì lấy tổng diện tích 2 loại rừng so sánh với rừng phòng hộ (3.000m2);

+ Trong trường hợp vi phạm gây thiệt hại nhiều loại gỗ (gỗ thông thường với gỗ quý, hiếm) so sánh với khối lượng gỗ thông thường quy định mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính (Ví dụ: khai thác trái phép rừng sản xuất > 20m3).

- Hành vi vi phạm hành chính tuy đã gây thiệt hại vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính, nhưng Bộ luật hình sự không quy định hành vi đó là tội phạm, thì áp dụng xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm đó.

- Hành vi vi phạm hành chính đối với thực vật rừng, động vật rừng thuộc Phụ lục I, II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) nhưng không quy định trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, xử lý như sau:

+ Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục I, xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB.

+ Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài trong Phụ lục II, xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB.

- Hành vi vi phạm pháp luật đã khởi tố vụ án hình sự, nhưng sau đó đình chỉ hoạt động tố tụng và cơ quan có thẩm quyền đề nghị chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng mức xử phạt cao nhất quy định đối với hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Nghị định 99/2009/NĐ-CP;

- Trường hợp vi phạm đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IA, IB được đình chỉ hoạt động tố tụng hình sự, chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng xử phạt vi phạm hành chính như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB;

- Không xử phạt các trường hợp: Tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, người mắc bệnh tâm thần.

4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là 1 năm kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì không xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm, chỉ áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả quy định tại Điều 6 Nghị định này.

- Người vi phạm đã bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ hoạt động tố tụng chuyển hồ sơ để xử phạt vi phạm hành chính, thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 3 tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ vụ án hình sự và hồ sơ vụ vi phạm.

5. Các hình thức xử phạt

a) Hình thức xử phạt chính:

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

Một phần của tài liệu Tài liệu thi tuyển công chức Kiểm lâm 2012 (Trang 32 - 34)