ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN 1 Tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Tài liệu thi tuyển công chức Kiểm lâm 2012 (Trang 44 - 46)

1. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Điều kiện áp dụng: Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi nguy hiểm có thể xảy ra hoặc để thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm cơ sở cho việc xử lý.

Thẩm quyền tạm giữ: Đối với Kiểm lâm: Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Kiểm lâm cơ động. Nếu cấp trưởng vắng mặt thì có thể ủy quyền cho cấp phó bằng văn bản, cấp phó phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Thời hạn giữ: 12 giờ kể từ thời điểm bắt đầu tạm giữ người vi phạm, trường hợp cần thiết có thể kéo dài đến 24 giờ; vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo tối đa không quá 48 giờ.

Thủ tục tạm giữ: Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản theo mẫu quy định (mẫu số 11/XPHC) và phải giao cho người bị tạm giữ một bản;

Nếu người bị tạm giữ yêu cầu thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, cơ quan họ biết;

Tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc tạm giữ trên 6 giờ thì phải thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ.

Nghiêm cấm tạm giữ người vi phạm hành chính trong phòng tạm giữ, tạm giam hình sự hoặc những nơi không đảm bảo vệ sinh.

2. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Trường hợp áp dụng:

Để xác minh làm căn cứ xử phạt hoặc ngăn chặn vi phạm hành chính;

Để chấp hành quyết định xử phạt (nếu chỉ áp dụng hình thức phạt tiền và trong trường hợp người vi phạm không có giấy tờ về xe hoặc các giấy tờ cần thiết khác có liên quan thì mới tạm giữ phương tiện).

Thẩm quyền của Kiểm lâm: Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm;

Đội trưởng Đội Kiểm lâm Cơ động;

Trong trường hợp có căn cứ cho rằng nếu không tạm giữ thì tang vật, phương tiện vi phạm nành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của nhân viên Kiểm lâm (Trạm trưởng) cũng được quyền ra quyết định tạm giữ, trong vòng 24 giờ phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ (Hạt trưởng) và được người đó đồng ý bằng văn bản. Nếu người có thẩm quyền không đồng ý tạm giữ thì phải hủy ngay quyết định tạm giữ và trả lại tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.

Thủ tục tạm giữ:

Quyết định bằng văn bản theo đúng mẫu quy định (mẫu số 12/XPHC);

Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải lập biên bản về việc tạm giữ theo đúng mẫu quy định (mẫu số 03/XPHC). Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại …, chữ ký của người ra quyết định, người vi phạm và phải bảo quản. Quyết định và biên bản tạm giữ phải được giao cho người vi phạm một bản.

Thời gian tạm giữ: 10 ngày, có thể kéo dài để xác minh nhưng tối đa không quá 60 ngày và phải do người có thẩm quyền quyết định.

3. Khám người theo thủ tục hành chính

Điều kiện áp dụng:

Khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính.

Thẩm quyền của Kiểm lâm:

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm; Đội trưởng Kiểm lâm cơ động. Nếu cấp trưởng vắng mặt thì ủy quyền cho cấp phó, cấp phó phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

Trường hợp nếu không khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì Kiểm lâm viên được khám và báo ngay cho Hạt trưởng biết.

Thủ tục:

Quyết định bằng văn bản theo mẫu quy định (mẫu số 13/XPHC), trừ trường hợp phải khám ngay;

Phải lập biên bản khám theo mẫu quy định (mẫu số 04/XPHC), giao đương sự một bản;

Thông báo cho người bị khám biết trước;

Nam khám nam, nữ khám nữ, có người cùng giới chứng kiến.

4. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường hợp khám:

Chỉ được khám khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

Thẩm quyền của Kiểm lâm:

Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm; Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và Kiểm lâm viên.

Thủ tục:

Có mặt của chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện và 1 người chứng kiến. Nếu chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện vắng mặt phải có 2 người chứng kiến.

Phải lập biên bản theo mẫu quy định (mẫu số 05/XPHC), giao cho chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện một bản.

5. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Trường hợp áp dụng:

Chỉ được khám khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Thẩm quyền của Kiểm lâm:

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm; Đội trưởng Kiểm lâm cơ động. Nếu cấp trưởng vắng mặt thì ủy quyền cho cấp phó, cấp phó phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Thủ tục:

Quyết định bằng văn bản theo mẫu quy định ( mẫu số 14/XPHC);

Khi khám phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đỉnh họ và người chứng kiến;

Không được khám vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang thực hiện mà chưa kết thúc.

Khám nơi ở phải được sự đồng ý (bằng văn bản) của Chủ tịnh UBND cấp huyện;

Phải lập biên bản đúng mẫu quy định (mẫu số 06/XPHC).

Một phần của tài liệu Tài liệu thi tuyển công chức Kiểm lâm 2012 (Trang 44 - 46)