VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRỂN NỀN KINH TẾ HÀNG

Một phần của tài liệu chuyên đề thi tốt nghiệp chính trị học phần những quan điểm chủ nghĩa mác lê nin (Trang 35 - 40)

NAM TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRỂN NỀN KINH TẾ HÀNG HOÁ , KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN.

1. Khái quát những đặc điểm căn bản thực trạng nền kinh tế Việt nam trước đổi mới (trước 1986) đổi mới (trước 1986)

- Nền kinh tế chủ yếu là nền sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật canh tác lạc hâu, năng suất lao động thấp, đời sống kinh tế của đồng bào khó khăn, đời sống dân trí thấp kém.

- Nền kinh tế mang nặng tính tự cung, tự cấp, tự túc khép kín gắn liền với cơ chế quản lý kinh tế mang nặng tính quan liêu bao cấp.

- Trình độ phát triển LLSX thấp kém biểu hiện: + Trình độ phân công lao động chưa phát triển. + Công cụ và công nghệ sản xuất lạc hậu. + Trình độ lao động thấp.

2. Thực hiện chủ trương đổi mới đất nước từ năm1986. (đại hội đổi mới).* Định hướng cơ bản về đường lối phát triển kinh tế đất nước từ đại hội đổi * Định hướng cơ bản về đường lối phát triển kinh tế đất nước từ đại hội đổi mới đất nước của Đảng CS Việt Nam (1986)

Nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin nói chung và học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác nói riêng đồng thời nắm vững xu thế phát triển tất yếu của thời đại, từ ngày15 tháng đến ngày 18 tháng 12 năm 1986 ĐCS Việt Nam đã họp đại hội lần thứ VI và xác định quyết tâm tiến hành đổi mới toàn diện đất nước. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, tự phê bình về những sai lầm khuyết điểm, đổi mới tư duy lý luận, trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, đại hội đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế, đó là:

- Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế (xác định cơ cấu kinh tế công nông nghiệp, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng)

- Thực hiện ba chương trình kinh tế bao gồm chương trình lương thực, thực phẩm, chương trình hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

- Vận dụng quan điểm của Lenin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ lên CNXH. Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN, sử dụng và cải tạo phát triển các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể tiểu chủ...

- Thực chất của đường lối đổi mới chủ trương xây dựng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nhằm mục tiêu giải phóng năng lực sản xuất của toàn xã hội tham gia phát triển kinh tế sáng tạo ra giá trị mới (v + m) cho đất nước

Giá trị mới (v + m) do lao động sáng tạo ra hoàn toàn cần thiết cho phát triển của bất kỳ XH nào. Sự phát triển của bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào phụ thuộc vào việc hàng năm xã hội đó tạo ra phần giá trị mới cho xã hội nhiều hay ít và việc phân chia sử dụng giá trị mới đó như thế nào. Đảng CS Việt Nam đã và đang chủ trương phát huy nội lực kết hợp khai thác ngoại lực, nhằm động viên tất các các lực lượng lao động trong mọi thành phần kinh tế tham gia tích cực sáng tạo ra giá trị mới làm giàu cho bản thân người lao động và để đầu tư cho đất nước phát triển.

- Tiếp tục phát huy những thành quả kinh tế xã hội đã đạt được do thực hiện nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI mang lại, đại hội lần thứ VII của Đảng CS Việt nam đã thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, trong đó xác định rõ về mặt kinh tế: “Hai là, phát triển LLSX, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Ba là, phát triển LLSX phù hợp với QHSX xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”. Tiếp tục phát huy những thành quả kinh tế xã hội đã đạt được do thực hiện nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI, VII mang lại, trong các kỳ đại hội VIII, IX, X và XI, Đảng ta đã thể hiện tinh thần nhất quán thực hiện quan điểm về mặt kinh tế là quyết tâm xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Mục tiêu của của việc xây dựng phát triển kinh tế thị trường ở nước ta nhằm: Giải phóng sức sản xuất xã hội, phát triển LLSX xã hội, nâng cao năng suất lao động, động

viên mọi người lao động, mọi thành phần kinh tế thi đua sáng tạo ra giá trị mới (v + m), góp phần thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”.

Thực tiễn sự phát triển mạnh mẽ của đất nước sau gần 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối đổi mới.

+ Thừa nhận nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ...) là khách quan. Mỗi thành phần kinh tế dựa trên nền tảng sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Trong nền kinh tế thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam tất yếu còn tồn tại hình thức sở hữu tư nhân về TLSX, điều này hoàn toàn phù hợp với trình độ phát triển của trình độ LLSX còn thấp kém. Như vậy, trong nền kinh tế thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt nam trong một mức độ nhất định còn tồn tại quan hệ bóc lột kinh tế đối với người lao động (trong thành phần kinh tế TB tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).

+ Tuy nhiên, nhà nước XHCN Việt nam hoàn toàn có thể kiểm soát được các thành phần kinh tế phi XHCN vì:

* Trong nền kinh tế thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam tuy còn tồn tại nhiều thành phần nhưng thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nhà nước dựa vào thành phần kinh tế nhà nước để định hướng phát triển nền kinh tế theo mục tiêu của mình.

*Các doanh nghiệp tư nhân ở Việt nam có đặc điểm khác, đó là, tất cả đều được hình thành phát triển trong điều kiện QHSX thống trị không phải là QHSX TBCN, mà là QHSX định hướng XHCN, là sản phẩm của công cuộc đổi mới do ĐCS Việt nam lãnh đạo. Vì vậy, kinh tế tư nhân không hoàn toàn do quy luật giá trị thặng dư chi phối, nên không thể mang tính chất TBCN như dưới xã hội tư bản.

*Nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường Việt nam vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước XHCN Việt nam dựa vào các công cụ: chiến lược phát triển, kế hoạch, hệ thống pháp luật, hệ thống chính sách, đặc biệt là các chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại...

Tóm lại: trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam, các doanh nghiệp tư nhân không hoàn toàn giống kinh tế tư nhân trong chế độ tư bản và cũng không hoàn toàn chịu sự chi phối của quy luật giá trị thặng dư. Do đó, việc thừa nhận sự tiến bộ hợp pháp của KT tư nhân và khuyến khích nó phát triển là chủ trương đúng đắn, ngày càng tạo ra nhiều giá trị mới cho xã hội (làm giàu), khuyến khích sự phát triển kinh tế xã hội, chứ không phải khuyến khích bóc lột.

Đảng ta đã và đang vận dụng linh hoạt sáng tạo học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác nói riêng và những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin nói chung vào công cuộc xây dựng phát triển nền kinh tế đất nước cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đó cũng là thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế, đảm bảo cho mọi công dân Việt Nam (cả trong nước và kiều bào ở nước ngoài) tích cực tham gia sáng tạo nhiều giá trị mới làm giàu hợp pháp cho bản thân và đất nước, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,

văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

6. Bộ GD&ĐT, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa mác -

Lenin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội năm 2009

7. Bộ GD&ĐT, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội năm 2006

8. Đảng cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ

quá độ lên CNXH, NXB sự thật, HN, 1991.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, HN,1986

10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VII, (Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000),NXB Sự thật,

HN,1991

11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX, X, NXB chính trị quốc gia, HN, 2006.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX, X, NXB chính trị quốc gia, HN, 2011.

---

CHUYÊN ĐỀ 4

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂNTRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Một phần của tài liệu chuyên đề thi tốt nghiệp chính trị học phần những quan điểm chủ nghĩa mác lê nin (Trang 35 - 40)