THẶNG DƯ VÀO HOÀN CẢNH VIỆT NAM
1. Nguyên tắc tôn trọng thực tiễn khách quan: đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng. trong lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- C.Mác là một trong ba nhà sáng hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác Lê nin, xây dựng học thuyết giá trị thặng dư trong giai đoạn những năm 40s và 50s của thế kỷ XIX, hiện nay sự phát triển của CNTB thế giới đã có những nét mới trong quá trình phát triển và trên thế giới xuất hiện những xu hướng và điều kiện mới, đó là:
- Kinh tế thị trường thế giới hiện nay đã phát triển ở trình độ cao
- Kinh tế tri thức của thế giới đã phát triển lao động trí tuệ, lao động quản lý ngày càng đóng vai trò rất lớn trong việc tạo ra giá trị mới (v+m)....
C.Mác cũng đã từng dự báo, khoa học sẽ trở thành LLSX trực tiếp, nhờ khoa học kỹ thuật con người sẽ ngày càng được giải phóng khỏi những lĩnh vực SX trực tiếp mà sẽ làm những chức năng điều khiển quá trình SX. Những dự báo đó đã được thời đại ngày nay xác nhận cùng với lao động thể lực, lao động trí tuệ, lao động quản lý đều là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
Trước đây, do đối lập một cách máy móc CNXH với CNTB đã thịnh hành quan điểm cho rằng trong CNXH, thậm chí cả trong TKQĐ lên CNXH không còn kinh tế hàng hóa, không còn KT thị trường, do đó cũng không còn phạm trù giá trị và giá trị thặng dư. Ngày nay, trải qua thực tiễn, Đảng ta đã nhận thức rõ rằng: “SX hàng hóa không đối lập với CNXH, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng” (ĐCSVN,
Trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gô ta, Mác nhận đinh: “xã hội trong giai đoạn thấp của CNCS, hay còn gọi là CNXH, vừa thoát thai từ xã hội TBCN, là một xã hội, về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần còn mang nặng những dấu vết của XH cũ mà nó lọt lòng ra” (Mác – Angghen toàn tập, tập 19, Nxb CTQG, H, 1995, tr 33)
Lênin cũng cho rằng: “chúng ta không thể hình dung một thứ CNXH nào khác hơn là CNXH dựa trên tất cả những bài học mà nền văn minh lơn của CNTB đã thu được”
(Lê nin toàn tập, tập 36, Nxb tiến bộ Matxcova,1977, tr334)
Vì vậy khi vận dụng học thuyết giá trị thặng dư trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt nam không thể bỏ qua những điều kiện thực tiễn của Việt Nam gắn liền với những sự phát triển của thế giới đương đại.
2. Nguyên tắc tôn trọng tính lịch sử
Sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào cũng luôn gắn liền với hoàn cảnh lịch sử của thế giới đương đại và truyền thống văn hóa của quốc gia đó.
Việt nam đang ở trong thời kỳ quá độ xây dựng phương thức sản xuất XHCN gắn với thời điểm lịch sử cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.
Tất cả những sự biến đổi phát triển của thế giới đương đại đều ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của Việt Nam.