Phân tích các nhóm hệ số:

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần tư vấn thiết kế viettel (Trang 77 - 90)

4. Bố cục của luận văn

3.2.2.Phân tích các nhóm hệ số:

3.2.2.1 Nhóm hệ số phản ánh khả năng thanh toán:

*Hệ số thanh toán hiện hành

Bảng 3.11: Phân tích khả năng thanh toán hiện hành

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2012 2013 2014

Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 51.985,7 56.037,3 62.348,7 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 16.576,6 11.713,3 8.155,3 Hệ số thanh toán hiện hành Lần 3,14 4,78 7,65

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TVTKVT 2012-2014.

Trong cả giai đoạn 2012-2014, hệ số thanh toán hiện hành của Công ty đạt mức rất tốt (>1) và luôn đƣợc duy trì qua các năm, đồng nghĩa cứ 1 đồng nợ ngắn hạn luôn đƣợc đảm bảo bằng hơn 1 đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty tăng từ 3,14 lần năm 2012 lên 4,78 lần năm 2013 và đạt 7,65 lần năm 2014. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của Công ty là tốt.

Nhƣ vậy khả năng thanh toán hiện hành của công ty cao sẽ giúp cho Công ty chủ động hơn các quyết định kinh doanh.

67

Hình 3.6: Khả năng thanh toán hiện hành

Nguồn: Số liệu từ bảng3.11

Thực hiện so sánh với một doanh nghiệp cùng ngành năm 2014:

Bảng 3.12: So sánh hệ số thanh toán hiện hành các doanh nghiệp cùng ngành Chỉ tiêu Đơn vị tính TTTK PVE TVXD D2 Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 62.348,7 691.392,3 501.551,0 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 8.155,3 525.637,8 430.645,3 Hệ số thanh toán hiện

hành Lần 7,65 1,32 1,16

Nhìn vào bảng so sánh giá trị trên ta thấy so với các doanh nghiệp trong ngành thì Công ty có hệ số thanh toán hiện hành rất tốt, gấp gần 6 lần so với doanh nghiệp cùng so sánh.

68

Hình 3.7 So sánh khả năng thanh toán hiện hành với doanh nghiệp trong ngành

Nguồn: Số liệu từ bảng3.12

* Hệ số thanh toán nhanh:

Bảng 3.13: Phân tích khả năng thanh toán nhanh

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2012 2013 2014 Tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho Triệu đồng 46.328,9 52.500,8 61.438,3 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 16.576,6 11.713,3 8.155,3

Hệ số thanh toán nhanh Lần 2,79 4,48 7,53

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TVTKVT 2012-2014.

Cùng với sự tăng lên của hệ số thanh toán hiện thời, hệ số thanh toán nhanh của Công ty cũng liên tục tăng lên qua các năm 2012-2014. Hệ số thanh toán nhanh của công ty trong giai đoanh này lần lƣợt là 2,79 lần, 4,48 lần và 7,53 lần. Hệ số thanh toán nhanh luôn ở mức cao (>1). Điều này cho thấy tình hình tài chính của Công ty là tốt, có khả năng thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn.

69

Hệ số này của công ty tăng ngoài lý do trên còn do tỷ trọng hàng tồn kho qua các năm giảm đáng kể ( từ 9,5% xuống còn 5,6% và 1.31% năm 2014). Việc giảm hàng tồn kho cho thấy việc tối ƣu các khoản chi phí và sử dụng nguồn đầu vào đã hiệu quả hơn.

Trong giai đoạn từ 2012 – 2014, các khoản phải thu chiếm môt tỷ trọng khá lớn trong tài sản ngắn hạn (>35%) sẽ gây khó khăn khi doanh nghiệp không thu đƣợc các khoản phải thu theo đúng hạn. Để giảm thiểu lớn nhất rủi ro, Công ty nên đƣa ra các biện pháp để sử dụng hiệu quả vốn của mình, đồng thời có các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu khả năng lợi dụng vốn của khách hàng.

Hình 3.8: Khả năng thanh toán nhanh

Nguồn: Số liệu từ bảng 3.13

Thực hiện so sánh với một doanh nghiệp cùng ngành năm 2014

Bảng 3.14: So sánh hệ số thanh toán nhanh giữa các doanh nghiệp cùng ngành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Đơn vị

tính TTTK PVE TVXD D2

Tài sản ngắn hạn - hàng tồn

kho Triệu đồng 61.438,3 170.040,8 177.681,3

Nợ ngắn hạn Triệu đồng 8.155,3 525.637,8 430.645,3

70

Thực hiện so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành trong cùng giai đoạn, chỉ số thanh toán nhanh của Công ty khá là cao. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng của doanh nghiệp.

Hình 3.9: So sánh khả năng thanh toán nhanh các doanh nghiệp cùng ngành

Nguồn: Số liệu từ bảng 3.14

* Hệ số thanh toán tức thời:

Qua phân tích các chỉ số trên ta thấy việc chuyển đổi các khoản phải thu của doanh nghiệp thành tiền để chi trả các khoản nợ ngắn hạn chỉ còn là vấn đề thời gian. Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng và đặc biệt là tình hình thanh toán thông qua các trung gian tài chính (ngân hàng) chƣa phát triển thì hệ số thanh toán tức thời sẽ đƣợc quan tâm nhiều hơn.

Bảng 3.15: Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014

Tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng

tiền Triệu đồng 25,982.3 29,158.0 39,826.4

Nợ ngắn hạn Triệu đồng 16,576.6 11,713.3 8,155.3

Hệ số thanh toán tức thời Lần 1.57 2.49 4.88

71

Hình 3.10: Khả năng thanh toán tức thời

Nguồn: Số liệu từ bảng 3.15

Hệ số khả năng thanh toán tức thời vào thời điểm 2012 là 1,57 lần. Điều đó cho thấy mỗi đồng nợ ngắn hạn có thể đƣợc chi trả bằng 1,57 đồng tiền mặt . Hệ số thanh toán tức thời năm 2013 đạt mức tốt 2,49 lần, tƣơng ứng mức tăng 58,5%. Hệ số thanh toán bằng tiền đƣợc cải thiện tăng lên đáng kể trong năm 2014 đạt 4,88 lần.

Hệ số thanh toán tức thời của Công ty tƣơng đối cao, điều này đảm bảo cho việc thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, trong khi nợ ngắn hạn ngày càng giảm năm 2013 giảm 4.863,3 triệu đồng, tƣơng ứng mức giảm 29,3% so với năm 2012. Năm 2014 giảm 3.558,1 triệu đồng , tƣơng ứng mức giảm 30,4% so với năm 2013 thì việc tập trung quá nhiều nguồn vốn bằng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền sẽ làm giảm hoạt động hiệu quả của nguồn vốn. chỉ tiêu tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền tăng 36,58% so với năm 2013.Do đó, công ty cần đƣa ra các biện pháp để sử dụng nguồn vốn bằng tiền mặt một các hợp lý mà vẫn đem lại hiệu quả cao.

Bảng 3.16: So sánh khả năng thanh toán bằng tiền với doanh nghiệp cùng ngành Chỉ tiêu Đơn vị

tính TTTK PVE TVXD D2

Tiền mặt và các khoản

tƣơng đƣơng tiền Triệu đồng 39.826,36 170.040,75 177.681,26 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 8.155,27 525.637,82 430.645,29

72

Hình 3.11: Khả năng thanh toán bằng tiền

Nguồn: Số liệu từ bảng 3.16 3.2.2.2 Nhóm hệ số về đòn bẩy tài chính

* Chỉ số nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.17: Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014

Chỉ số nợ = Tổng nợ/ Tổng tài sản lần 0,28 0,18 0,12

Hệ số nợ so với VCSH lần 0,38 0,23 0,13

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TVTKVT 2012-2014

Hệ số nợ của Công ty liên tục giảm trong giai đoạn 2012-2014. Hệ số này giảm nguyên nhân là do nợ ngắn hạn của Công ty giảm khá mạnh. Hệ số nợ của Công ty luôn nhỏ hơn 75% qua các năm, theo Belverd thì tỷ lệ này là tốt, chứng tỏ việc quản lý nợ của công ty là tốt.

Hệ số nợ so với VCSH của công ty đang có xu hƣớng giảm dần. Năm 2012 hệ số này ở mức 0,38 lần, năm 2013 giảm xuống 0,23 lần và còn 0,13 lần trong năm 2013 đó là do nợ phải trả của Công ty giảm xuống, còn nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng lên trong giai đoạn này. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu thể hiện mức độ đảm bảo đối với chủ nợ bằng vốn chủ sở hữu.

73

3.2.2.3 Nhóm hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản:

Việc phân tích các chỉ số về hiệu quả sử dụng tài sản có vai trò quan trọng trong quản lý tài chính.

Bảng 3.18: Các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Vòng quay TSCĐ 10,469 8,727 9,114

Vòng quay TSLĐ 1,265 1,128 1,027

Vòng quay hàng tồn kho 7,400 8,604 16,803 Vòng quay tổng tài sản 1,119 0,990 0,914

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TVTKVT 2012-2014.

Hình 3.12: Hiệu quả sử dụng tài sản

Nguồn: Số liệu từ bảng 3.18

* Vòng quay tài sản cố định - TSCĐ:

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định có xu hƣớng giảm dần trong giai đoạn 2012-2014. Năm 2012, một đồng tài sản cố định tạo ra 10,4699 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2013, tốc độ giảm của doanh thu thuần lớn nên vòng quay của tài sản cố định giảm còn 8,727 và có nhích lên nhẹ trong năm 2014 đạt 9,114.

* Vòng quay tài sản lƣu động - TSLĐ:

Vòng quay tài sản lƣu động có xu hƣớng giảm trong các năm. Năm 2012 , vòng quay tài sản lƣu động là 1,265 nghĩa là một đồng tài sản lƣu động tạo ra 1,265

74

đồng doanh thu thuần. Năm 2013, hệ số này giảm còn 1,128 tƣơng đƣơng mức giảm 10,85% nguyên nhân là do doanh thu thuần năm 2013 giảm 5,5% so với năm 2102 và giảm tiếp 0,2% so với năm 2013. Trong khi đó tài sản lƣu động bình quân năm 2013 tăng 5,9 % so với năm 2012 và tăng 9,5% so với năm 2013.

Mặc dù vòng quay tài sản lƣu động >0, nhƣng hệ số này thấp , chứng tỏ tài sản lƣu động của Công ty chƣa sử dụng đầy đủ mặc dù có giá trị khá cao.

* Vòng quay tổng tài sản:

Vòng quay sử dụng tài sản tƣơng đối nhỏ, chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản tƣơng đối nhỏ và có xu hƣớng giảm dần . Chỉ tiêu này lần lƣợt qua các năm là 1,119, 0,99 và 0,914. Do đó Công ty cần đặc biệt lƣu ý đến việc sử dụng hiệu quả tài sản cố định và tài sản lƣu động, trong đó cần lƣu tâm đến hiệu quả sử dụng tiền mặt, và các khoản phải thu.

* Vòng quay hàng tồn kho:

Vòng quay hàng tồn kho của công ty là khá lớn và có xu hƣớng tăng mạnh, năm 2012 đạt 7,4, năm 2013 đạt 8,604 , tăng 16,3% so với năm 2012, và tăng 95,3% so với năm 2013 đạt 16,803. Điều đó cho thấy việc Công ty quản lý hàng tồn kho là rất tốt, tốc độ xoay vòng hàng tồn kho đƣợc tăng lên đáng kể.

3.2.2.4 Nhóm hệ số phản ánh khả năng sinh lợi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ta xem xét một số chỉ tiêu trong bảng dƣới đây:

Bảng 3.19: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 19,48% 19,33% 21,06% Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) 21,80% 19,13% 19,26% Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

(ROE) 29,14% 22,76% 20,85%

Sức sinh lợi căn bản (BEP) 29,14% 25,54% 24,74%

75

Hình 3.13: Các hệ số phản ánh khả năng sinh lời

Nguồn: Số liệu từ bảng 3.19

* Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này khá cao lần lƣợt là 19,48%, 19,33%, 21,06%. Năm 2013, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm nhẹ . Tuy nhiên đến năm 2014, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng là do lợi nhuận sau thuế tăng 1.034,8 triệu tƣơng ứng mức tăng 8,8% so với năm 2013. Tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế cao hơn so với tốc độ giảm của doanh thu thuần, đây chính là lý do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2014 tăng lên và đạt 21,06%.

Qua chỉ số trên ta thấy khả năng sinh lợi của hoạt động kinh doanh đƣợc cải thiện hơn năm trƣớc.

Cùng so sánh với các công ty cùng ngành về hiệu quả sinh lời trong năm 2014,

Bảng 3.20. So sánh giá trị ROS giữa các doanh nghiệp cùng ngành

Chỉ tiêu Đơn vị tính TVTK PVE TVXD D2

Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 12.808,77 25.743,33 36.187,24 Doanh thu thuần Triệu đồng 60,811.11 557,064.18 392,773.82

Chỉ tiêu ROS Lần 21.06 4.62 9.21

Từ bảng phân tích trên ta thấy chỉ số ROS của Công ty tốt hơn so với hai doanh nghiệp cùng ngành cùng thời điểm.

76 * Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản (ROA):

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là khá cao. Tuy nhiên lại giảm trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014. Năm 2012 đạt 21,8% và giảm trong năm 2013 còn 19,13%. Tỷ số này cũng không thay đổi nhiều, năm 2014 đạt 19,26%.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho biết 100 đồng đầu tƣ vào tổng tài sản thì mang lại cho Công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Mặc dù hệ số cao, tuy nhiên Ccông ty cũng nên chú ý sử dụng hiệu quả tài sản của mình để ngày một mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Cùng so sánh chỉ số ROA của Công ty với 2 doanh nghiệp trong cùng ngành tại thời điểm năm 2014.

Bảng 3.21. So sánh giá trị ROA giữa các doanh nghiệp cùng ngành

Chỉ tiêu Đơn vị tính TVTK PVE TVXD D2

Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 12,808.77 25,743.33 36,187.24 Tài sản bình quân Triệu đồng 66,506,13 845,994.14 447,984.1

Chỉ tiêu ROA Lần 19.26 3.04 8.08

Từ bảng phân tích trên ta thấy chỉ số ROA của Công ty tốt hơn so với hai doanh nghiệp cùng ngành cùng thời điểm.

* Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có sự thay đổi đáng kể. Năm 2012 là 29,14%, năm 2013 giảm còn 22,76%. Nguyên nhân ROE năm 2013 giảm là do lợi nhuận sau thuế giảm, trong khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng . Bƣớc sang năm 2014, ROE giảm còn 20,85%. Mặc dù lợi nhuận sau thuế năm 2014 có tăng 8,8% so với năm 2013, tuy nhiên tốc độ tăng của vố chủ sở hữu lại cao hơn rất nhiều 18,8%

Xem xét số liệu của các doanh nghiệp cùng ngành tại thời điểm năm 2014, ta thấy chỉ số của ROE của Công ty vẫn tốt hai doanh nghiệp cùng so sánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

77

Bảng 3.22. So sánh giá trị ROE giữa các doanh nghiệp cùng ngành

Chỉ tiêu Đơn vị tính TVTK PVE TVXD D2

Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 12,808.77 25,743.33 36,187.24 Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 56.576,82 318.145,96 113.077,17

Chỉ tiêu ROE Lần 22,64 8,09 32,02

3.2.2.5 Phân tích Dupont:

Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số Dupont thực chất chính là phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất ngƣời ta dùng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích dựa vào chỉ số Dupont sẽ giúp ta kết hợp đánh giá tổng hợp khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đồng thời giúp ta đề xuất những biện pháp để gia tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.

Nhƣ vậy, vấn đề mấu chốt có ảnh hƣởng trực tiếp tới ROE ở đây chính là Hệ số nợ Rd (Rd = D/A). Ta có bảng so sánh sau:

Bảng 3.23 : So sánh ROE và hệ số nợ Rd

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

ROE 29,1% 22,8% 20,9%

Hệ số nợ 27,8% 18,5% 11,7%

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TVTKVT 2012-2014.

Hình 3.14: Phân tích biến động ROE và hệ số nợ Rd

78

Rd và ROE biến động cùng chiều và giảm qua các năm. Khi Rd biến động giảm từ 27,8% xuống 18,5% và 11,7% thì ROE cũng giảm từ 29,1% xuống 22,83% và 20,9%. Nguyên nhân làm cho Rd giảm là do nợ phải trả trong năm 2014 giảm so với 2013 và 2012, các biện pháp quản lý công nợ tốt cũng nhƣ chủ động về nguồn đầu tƣ nên các khoản nợ phải trả đã giảm rất tốt trong khi hiệu quả vẫn tốt. Còn lý do làm ROE giảm thì do lý do tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu.

3.2.2.6 Đánh giá rủi ro phá sản: Phân tích điểm Z

Áp dụng tính chỉ số phá sản (chỉ số điểm Z) để có thể thấy đƣợc sự an toàn của Tổng Công ty, ta có bảng số liệu cụ thể sau:

Bảng 3.24. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro phá sản

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014

Doanh thu bán hàng Triệu đồng 64.487,9 60.909,1 60.811,1 Tổng tài sản Triệu đồng 59.676,9 63.434,0 69.578,3 EBIT Triệu đồng 16.790,39 15.724,07 16.452,09 LNST Triệu đồng 12.560,6 11.774,0 12.808,8 Giá trị cổ phiêu ƣớc tính ngoài thị trƣờng Đồng 17.850 17.359 18.005 Giá trị vốn hóa thị trƣờng Triệu đồng 28.560 27.774 28.808

Lợi nhuận giữ lại Triệu đồng 10.160,6 9.374,0 10.408,8

Vốn lƣu động Triệu đồng 35.409,1 44.323,9 54.193,5 X1 Đơn vị 0,59 0,70 0,18 X2 Đơn vị 0,17 0,15 0,15

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần tư vấn thiết kế viettel (Trang 77 - 90)