Nhận thức của người nuôi 1 Kinh nghi ệm của hộ nuô

Một phần của tài liệu so sánh chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở tỉnh trà vinh (Trang 35 - 37)

Vì tôm thẻ là đối tượng nuôi mới, mới được phép nuôi trong thời gian không lâu nên số năm kinh nghiệm thấp chỉ từ 1-2 năm mà phần lớn là 1 năm. Tôm sú là đối tượng nuôi lâu nên số năm kinh nghiệm cao, cao nhất là 18 năm. Mức dao động kinh nghiệm nuôi của hộ dân nuôi tôm sú nhỏ hơn tôm thẻ chân trắng, phần đông hộ nuôi tôm sú có kinh nghiệm nuôi từ 2-5 năm là chiếm đa số. Mức dao dộng ở tôm thẻ chân trắng cao hơn do đa phần hộ nuôi chỉ có kinh nghiệm 1 năm. Hình 4.10 cho thấy, số năm kinh nghiệm nuôi của hộ nuôi tôm sú có tỷ lệ cao nhất là 4-5 năm (34,48%). Kế đến là 2-3 năm và trên 10 năm đều chiếm13,79%.

0 10.34 24.14 6.90 10.34 3.45 6.9013.79 92.31 10.34 13.79 13.79 7.69 0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 >10 Tôm sú Tôm thẻ

Hình 4.12 : Số năm kinh nghiệm của hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ (%)

4.5.2 Thuận lợi

Qua khảo sát thấy rằng đối với hộ nuôi tôm sú tỷ lệ thuận lợi cao nhất là đầu ra dễ dàng (30,30%) kế đến là kinh nghiệm nuôi và điều kiện sẵn có đều chiếm 21,21%. Khi có đầu ra ổn định, người nuôi sẽ đầu tư nhiều hơn về vốn và nhân lực khi đó kinh nghiệm nuôi và điều kiệnsẵn có cũng là một thuận lợi để tăng năng suất và lợi nhuận. Tiếp đến là thuận lợi về nguồn giống (18,18%), nguồn giống ngày càng tốt hơn và chủ động hơn. Đối với tôm thẻ chân trắng tỷ lệ thuận lợi cao nhất là thời gian nuôi (53,58%), kế đến là lợi nhuận và dễ nuôi (38,46%), sau cùng là nguồn giống (7,69%), vì thời gian nuôi ngắn nên ngày càng có nhiều hộ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng nhưng do khó khăn về nguồn giống nên một số hộ còn e ngại (Bảng 4.10).

Bảng 4.10 : Thuận lợi khi thực hiện mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng

Diễngiải Tôm sú (%) Tôm thẻchân trắng

(%)

Đầu ra 30,30 0

Điều kiện sẵn có 21,21 0

Nguồn giống 18,18 7,69

Thời gian nuôi 0 53,85

Kinh nghiệm nuôi 21,21 0

Khác 10 38,46

4.5.3 Khó khăn

Chi phí làmột trong những yếu tốquyết định đến lợi nhuậncủa hộnuôi và đó là khó khăn lớn nhất đối với các hộ nuôi gặpphải.Giá cảtrên thịtrường ngày càng tăng nhanh đẩy chi phí nuôi tôm tăng lên rất mạnh, góp phần làm giảm lợi nhuậncủa người nuôi. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thìmức đầu tư chi phí càng cao hơn so với mô hình tôm sú,do đó việc chiphí tăng cao do giá cả vật tư leo thang thì gâykhó khăn rất nhiều cho người nuôi (30,30% ở tôm sú và 23,08%ở tôm thẻ chân trắng).

Một nghịch lý là giảm lợi nhuận là chi phí càng tăng cao thì giá bán tôm thương phẩm lại càng giảm. Vấn đề người nuôi bán tôm thương phẩm bị ép giá vẫn còn, và thị trường đầu ra của con tômcòn biến động nhiều. Mô hình tôm sú khảosátcó số hộ gặp khó khăn về giá cảchiếm tỷ lệcao 24,24%, tuy nhiên mô hình tôm thẻ chân trắng không có số hộ gặp khó khăn về giá cả vì những hộ nuôi diện tích lớn và qui mô cao thường có ký hợp đồng bán tôm cho nhà máy chếbiến trực tiếp.

Bên cạnh đó nguồn vốn là vấn đề nan giải cho người nuôi, chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả hai mô hình 36,36% ở tôm sú và 30,77% ở tôm thẻ chân trắng. Do đó cần có chính sách hỗ trợ vốn thích hợp cho người nuôi tránh hiện tượng vay mượn bên ngoài với lãi suất nặng. Ngoài ra, dịch bệnh và thời tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ nuôi (Hình 4.11).

Bảng 4.11:Khó khăn khi thực hiện mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng

Diễngiải Tôm sú (%) Tôm thẻchân trắng

(%)Chi phí tăng 30,30 23,08 Chi phí tăng 30,30 23,08 Giá tôm thấp 24,24 0 Vốn 36,36 30,77 Dịch bệnh 9,09 15,38 Thời tiết 0 30,77

Một phần của tài liệu so sánh chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở tỉnh trà vinh (Trang 35 - 37)