Thông số về kỹ thuật

Một phần của tài liệu so sánh chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở tỉnh trà vinh (Trang 25 - 27)

Tổng lượng giống tôm sú ở mỗi hộ thả 0,25±0,40 triệu con, thấp hơn so với tổng lượng giống tôm thẻ chân trắng là 1,56 ± 3,85 triệu con. Có sự chênh lệch này là do mật độ tôm thẻ chân trắng lớn hơn tôm sú và tôm thẻ chân trắng là đối tượng mới chỉ cho phép nuôi trong vùng qui hoạch mà đa phần là các trang trại hay các hợp tác xã lớn.

Mật độ thảcủa tôm sú là 20,39±8,45 con/m2, và tôm thẻ chân trắng với mật độ thả là 87,33±51,13 con/m2. Phần lớn người nuôi mua tôm sú cỡ Post 15, tôm thẻ chân trắng cỡ Post 12 (Bảng 4.3)

Bảng 4.3: Thông số kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ

Diễngiải Tôm sú Tôm thẻ chân trắng

Số hộ 33 13

Tổng lượng giống (tr.con/hộ) 0,25 ± 0,40 1,56±3,85

Kich cỡ con giống (PL) 15 12

Mật độ thả(con/m2) 20,39±8,45 87,33±51,13

Tỷ lệ sống (%) 62,56±30,81 64,33±38,64

FCR 1,55±0,83 1,18±0,13

Cỡ tôm thu hoạch (g/con) 30,99±7,31 10,68±2,93

Sản lượng (tấn/vụ/hộ) 4,92±9,26 20,87±53,56

Năng suất (tấn/ha) 3,79±2,04 6,71±7,52

Thời gian nuôi (ngày) 137,42±16,59 82,94±15,92

Quakhảosát cho thấy thuhoạch tômởmô hình nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ có một lần, riêng mô hình nuôi tôm sú một số ít hộthuhoạch tôm 2-3 lần/vụ.Đối với tôm sú thu tỉa nhằm để hạn chế sự phân cỡtôm dễ gây hao hụt do ăn lẫn nhau trong loài. Số tôm phân cỡ có thể được bán những tôm lớn hoặc chuyển tôm nhỏ cùng kích cỡ vào nuôi chung trong ao. Tôm thẻ chân trắng do thời gian nuôi ngắn và thị trường còn hạn hẹp, chỉ bán đa phần cho thương lái nên hầu hết các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng đều không phân cỡ. Kích cỡtôm thu hoạchởtôm súlà30,99±7,31 g/convà10,68±2,93 g/con đối với tôm thẻ chân trắng, có sự chênh lệch này do thời gian sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng ngắn hơn.

Qua Bảng 4.3 cho thấy, năng suất bình quân ở mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng là6,71±7,52 tấn/ha, ở mô hình nuôi tôm sú là 3,79±2,04 tấn/ha. Tôm thẻ chân trắng nuôi với mật độ cao hơn cùng với sự quản lý chặt chẽ do nuôi trong vùng qui hoạch nên ít haohụt cho năng suất cao hơn mô hình nuôi tôm sú.

Tỷ lệ sống của tôm sú là 62,56±30,81% và 64,33±38,64% ở tôm thẻ chân trắng không sai khác về thống kê. Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng có tỷ lệ sống cao hơn tôm sú do mật độ nuôi cao hơn, đa số nuôi trong vùng qui hoạch, có trình độ kỹ thuật cao và do tôm sú có thời gian nuôi dài thường xảy ra dịch bệnh không thể kiểm soát và gặp khó khăn về thời tiết.

Do đặc điểm của loài nên thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng (82,94±15,92 ngày) ngắn hơn thời gian nuôi tôm sú (137,42±16,59 ngày). FCR của tôm sú là 1,55±0,83 và tôm thẻ là 1,18±0,13, khi FCR cao sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận.

Nhìn chung, các thông số kỹ thuật của tôm sú và tôm thẻ chân trắng không khác nhau nhiều (không có ý nghĩa thống kê). Riêng thời gian nuôi tôm sú dài hơn tôm thẻ chân trắng nên kích cỡ tôm sú thu hoạch cũng lớn hơn, nhưng năng suất tôm sú lại thấp hơn tôm thẻ chân trắng do mật độ thả của tôm thẻ cao hơn.

Một phần của tài liệu so sánh chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở tỉnh trà vinh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)