2. Liên kết dệt may, một nhân tố quan trọng
2.3. Các biện pháp thúc đẩy sự lên kết dệt-may
Có nhiều chủ trương đã dược đưa ra để thúc đẩy sự liên kết này. Trong đó có một ý kiến được nhiều sự đồng tình hơn cả, đó là: Phát triển công nghiệp dệt sợi nằm trong khuôn khổ phát triển các ngành thay thế nhẩp khẩu với mục tiêu chủ yếu là đáp ứng một trong những yếu tố thượng nguồn chủ yếu của công nghiệp may mặc: bảo đảm tính chủ động và hiệu quả trong phát triển công nghiệp may mặc hiện nay vốn phụ thuộc vào nguồn vải và phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
Theo chủ trương này thì kịch bản sẽ là : chú trọng phát triển ngành sợi – dệt Việt Nam. Trên thực tế đây cũng là kịch bản mà hiện nay nước ta đang theo đuổi. “ Chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 nhằm giải quyết việc làm và nâng cao kim ngạch xuất khẩu” đã chú trọng đâu tư cho ngành dệt nhằm tạo ra nguồn vải và ohụ liệu chất lượng cao phục vụ cho may xuất khẩu, tăng tỷ trọng xuất khẩu FOB, tăng giá trị và lợi nhuận thông qua hình thức xuất khẩu nay.
Trong những năm tới, việc phát triển công nghiệp dệt sợi Việt Nam sẽ được thực hiện song song theo hai phương hướng: đầu tư chiều sâu cải tạo và nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu may mặc phục vụ nội địa hóa và xuất khẩu, đồng thời đầu tư mới xây dựng một số nhà máy kéo sợi bông và sản xuất sợi tổng hợp, dệt vải nhẹ( cho may áo sơmi), vải nặng( cho may quần âu và veston) vải tổng hợp( cho may áo jacket), dệt kim và dệt vải công nghiệp… Định hướng phát triển này sẽ góp phần tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm may mặc từ 25% hiện nay lên 50% vào năm 2005 và 75% vào năm 2010.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp may nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, mặt hàng dệt đã trở thành mặt hàng đứng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu. Nó đã giải quyết công ăn việc làm cho nhiều công nhân, đem lại nguồn thu lớn cho nhà nước.
Song hiện nay, ngành may chủ yếu xuất khẩt theo hình thức gia công ủy thác CMT, phụ thuộc nhiều vào các khách hàng nước ngoài. Việc chuyển đổi từ gia công ủy thác CMT sang xuất khẩu trực tiếp FOB đang gặp phải những trở ngại nhất định. Nếu không chuyển sang FOB, ngành may Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh và khó có thể khặng định được vị trí cũng như tên tuổi của mình trên thị trường quốc tế. Để việc chuyển đổi diễn ra nhanh chóng và thuận lợi trước hết đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp dẹt và doanh nghiệp may. Thứ hai các doanh nghiệp may cần tích cực đổi mới công nghệ, phương thức quản lý, tăng cường thiết kế mẫu mã, kiểu dáng để tạo ra tên tuổi riêng cho mình. Ở đây, không thể thiếu vai trò quan trọng của nhà nước. Việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, xây dựng các chính sách về thuế và khuyến khích thương mại hợp lý sẽ giúp cho việc xuất khẩu hàng may mặc tốt hơn, nhanh chóng hơn; thu hút nhiều hơn khách hàng cũng như các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Nước ta vừa chính thức gia nhập tổ chức thượng mại quốc tế WTO, cả nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn. Điêu đó đòi hỏi các nghiệp phải có những bước đi đúng đắn để có thể nắm láy cơ hội, đương đầu với thách thức. Trong bối cảnh chung đó, các doanh nghiệp dệt may càng cần phải liên kết chặt chẽ hơn, tự hoàn thiện, đổi mới nâng cao mình để hàng may mặc Việt Nam có thể cạnh tranh và đững vững trên thị trường thế giới.
MỤC LỤC
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY...2
1. Lịch sử phát triển ngành dệt may Việt Nam...2
2. Khái quát về ngành dệt may Viêt Nam hiện nay...4
3.1.1. Lĩnh vực dệt sợi(sợi tự nhiên sợi hóa học)...5
3.1.2. Lĩnh vực nhuộm: dệt vải, dệt kim...6
3.1.3. Lĩnh vực may...6
3.3. Rủi ro thường gặp trong sản xuất và lưu thông hàng dệt may...7
PHẦN II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY VIỆT NAM ...9
1. Thực trạng xuất khẩu của ngành may Việt Nam...9
1.1. Về kim ngạch xuất khẩu...9
1.2. Về sản phẩm...9
1.3. Về giá bán sản phẩm...10
1.4. Hệ thống phân phối sản phẩm và các chính sách liên quan...11
1.5. Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường...13
2. Các phương thức xuất khẩu gia công của ngành may Việt Nam.. 14
2.1. Gia công ủy thác theo hình thức CMT...15
2.1.1. Các doanh nghiệp may Việt Nam không phải chịu rủi ro trong qua trình sản xuất lưu thông theo hinh thức gia công CMT...15
2.1.2. Gia công CMT còn là hình thức sản xuất và phân phối phù hợp với Việt Nam...17
2.2. Xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện FOB...19
2.3. Tình hình thực hiện gia công xuất khẩu của các doanh nghiệp may Việt Nam ...21
2.4. Thực trạng chuyển đổi từ CMT sang FOB. ...22
PHẦN III. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY VIỆT NAM...24
1. Về phía các doanh nghiệp...24
1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm...24
1.2. Xác định hợp lý mức độ đa dạng hoá đối tác gia công trên các thị trường...25
1.3. Đầu tư đổi mới công nghệ...26
1.4. Định hướng chiến lược: chuyển dần từ CMT sang FOB...26
2. Liên kết dệt- may, một nhân tố quan trọng...27
2.1. Sự cần thiết phải tăng cường mối quan hệ dệt-may ở Việt Nam...27
2.2. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp dệt -may hiện nay...29
2.3. Các biện pháp thúc đẩy sự lên kết dệt-may...31