Sự cần thiết phải tăng cường mối quan hệ dệt-may ở Việt Nam

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của hàng may việt nam (Trang 27 - 29)

2. Liên kết dệt may, một nhân tố quan trọng

2.1.Sự cần thiết phải tăng cường mối quan hệ dệt-may ở Việt Nam

Quan hệ chiều dọc của ngành dệt may có thể biể thị như sau: Nguyên liệu Kéo sợi Dệt vải In nhuộm May

Trong thực tế, mặc dù không nhất thiết phải phát triển tất cả các khâu trong hệ thống sản xuất dệt may một cách đồng đều, nhưng nếu tạo ra được mối liên hệ chặt chẽ giữa các khâu trong điều kiện sẵn có thì sẽ có tác động to lớn trong việc đảm bảo tính chủ động, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm may Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới .

Sự cần thiết tăng cường mối quan hệ dệt may có thể thể hiện trên các khía cạnh sau đây:

- Liên kết giữa khâu dệt và khâu may có thể góp phần nâng cao chất lượng nguyên liệu cho các doanh nghiệp may do ngành dệt có thể bám sát hơn nhu cầu cửa ngành may về các nguyên liệu. Ngành may mặc, mặc dù có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh , chủ yếu vẫn thể hiện phương thức gia công xuất khẩu (CMT), do dố cần chuyển dần sang phương thức tự sản xuất và xuất khẩu (FOB) để đạt hiệu quả cao hơn. Nhưng ngoài khó khăn về nhãn mác, thương hiệu, nguồn vải và phụ liệu ổn định, kịp thời và đam bảo chất lượng cũng là một trở ngậi lớn đối với ngành dệt may hiệ nay.

- Tăng cường liên kết dệt may tạo điều kiện giảm chi phí do giảm được các chi phí trung gian. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn nếu xem xét số liệu về cơ cấu hàng dệt may nhập khẩu. Chẳng hạn, tỷ lệ vải nguyên liệu trong hàng hóa dệt-may năm 1994 là 99,9%, đến năm 1997, tỷ lệ này giảm đi nhưng vẫn ở chiếm đến 90%. Theo đánh giá của hiệp hội Dệt May Việt Nam, sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam đang đắt hơn sản phẩm cùng loại trong khu vực từ 10-15%. Do trong nước chưa chủ động được nguyên liệu hoặc nguyên liệu sản xuất trong nước có giá cao.

- Liên kết dệt may cho phép giảm bớt nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu, tăng giá trị gia tăng cho ngành dệt may và tăng đóng gốp của ngành vào nên kinh tế quốcdân.

Bảng 4. Tỷ trọng ngành dệt- may trong tổng kim nhạch xuất khẩu và nhập khẩu của nền kinh tế.

1994 1995 1997 1998 1998 2000 2001 2002

Xuất khẩu 14 16 17 15 15,1 13,1 13,2 16,7

Nhẩp khẩu 6,7 8,7 9,1 15,0 9,6 9,1 9,8 9,9

Nguồn: Viện kinh tế khoa học Hà Nội, trang 29. Viện ngiên cứu thương mại, Bộ thương mại.

Các số liệu trong bảng 4 cho thấy, mặc dù đóng góp của ngành dệt may trong xuất khẩu của cả nước đang tăng lên, nhưng phần nhập khẩu của ngành cũng tăng tương ứng. Vì vậy, tăng cường liên kết giữa dệt may là nhu cầu cấp thiết hiện nay.

- Liên kết dệt- may góp phần tạo điều kiện cung cấp vải sợi ổn định, chủ động cho may xuất khẩu. Thực tế cho thấy, việc nhập khẩu vải sợi và phụ liệu khiến cá doanh nghiệp gặp bất lợi, không chủ động được thời gian giao hàng. Vì vậy, nếu được cung cấp vải và phụ liệu ổn địnhtrong nước, các doanh nghiệp may sẽ giảm bót được rủi ro trông xuất khẩu.

- Liên kết dệt may tạo đièu kiện mở rộng thị trường của ngàn dệt từ đó tăng quy mô để đạt lợi thế về quy mô, giảm giá ngành, tăng súc cạnh tranh của ngành dệt, tăng tích lũy để tiếp tục tái đầu tư cho công nghệ mới nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành may.

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của hàng may việt nam (Trang 27 - 29)