2. Liên kết dệt may, một nhân tố quan trọng
2.2. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp dệt-may hiện nay
Điểm yếu nhất của ngành dệt nước ta hiện nay là chưa đủ khả năng đáp ứng các loại vải cho các doanh nghiệp may xuất khẩu cả về số lượng, chủng loại và chất lượng. Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước thì vải Việt Nam kém hơn nhiều so với các nước trong khu vực nhưng giá thành lại cao hơn. Tỷ lệ vải trong nước có chất lượng đáp ứng được yêu cầu của ngành may xuất khẩu chỉ khoảng 10-15%, còn các nguyên phụ liệu cho ngành dệt may như xơ, sợi, hóa chất, thuốc mhuộm, phụ liệu may hầu hết là nhập của nước ngoài. Chính vì vậy mặc dù kim ngạch xuất khẩu của ngàn dệt may Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD vào năm 2001 nhưng giá trị làm ra trong nước chỉ chiếm 1/4, còn lại là vải và phụ liệu của nước ngoài. Theo đánh giá của các tổ chức liên quan, mối quan hệ dệt may ở Việt Nam hiện nay còn thấp và chưa hiệu quả.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ dệt may không hiệu quả.
Ý kiến của các doanh nghiệp dệt:
Theo ý kiến tự đánh giá về khả năng của các doanh nghiệp dệt trong cung ứng vải cho các doanh gnhiệp may, những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ thấp kém của tiêu thụ hàng hóa (vải) trong nội bộ doanh nghiệp dệt may:
- Các doanh nghiệp dệt tự cho rằng họ chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng và thiết kế mẫu mới. Đạc biệt trong các doanh nghiệp nhà nước, hoạt động marketing còn thụ động.
- Các đơn đặt hàng về mỗi loại vải củ cac doanh nghiệp may ở Việt Nam có số lượng nhỏ, mầu sắc nhiều, hoa văn phức tạp, thời gian ngắn,… gây khó khăn cho các doanh nghiệp dệt trong tổ chức sản xuất và đảm bảo giá cạnh tranh.
- Chất lượng vải chưa đáp ứng yêu cầu cầu của các doanh nghiệp may do bông, xơ, sợi chất lượng thấp, năng lực hoàn tất kém.
- Một số khách hàng nước nhoài có khuynh hướng chỉ định vải ở một nước thứ ba là cho các doanh nhgiệp dệt vải trong nước mất cơ hội tiếp cận các doanh nghiệp may.
Ý kiến của các doanh nghiệp may:
Các doanh nghiệp may mua vải của các doanh nghiệp dệt đưa ra những nguyên nhân cơ bản sau:
- Giá cả củ vải trong nước kếm sức cạnh tranh.Các sản phẩm nội địa thường có giá cao hơn các san phẩm cung loại trong khu vực từ 10-15%.
- Chất lượng vải chưa cao. Chất lượng vải chưa cao thể hiện ở nhiều điểm. Thứ nhất là độ bền: vải sợi nội địa có độ bền thấp hơn vải sợi nhập khẩu. Thứ hai là cấp độ hóa: vải trong nước có cấp độ hóa thấp. Khi khách hàn yêu cầuvải không được có chứa một loại chất hoa học nào đó thì các doanh nghiệp dệt Vệt Nam không đáp ứng được.Tứ ba là khả năng đáp ứng yêu cầu cấp đọ sản phẩm không cao. Ví dụ các doanh nghiệp trong nước không thể dệt được các loại vải như Rincòi, một laọi vải chống nhăn để may áo sơmi. Thứ tư là mầu sắc: mầu sắc của các loại vải sợi trong nước ít đa dạng.
Bên cạnh đó chất lượng vải sợi trong nước giữa các lô hàng hoắc các mể thườn không ổn định do các doanh nghiệp dêtk không có công thức chính xác về pha chế màu nhuộm, Ngoài ra, thời gian cung cấp không ổn định.
Tóm lại, mặc dù nhu cầu nguyên liệu vải sợi trong nước rất cao nhưng các doanh nghiệp dệt trong nước lại không đủ năng lực để đáp ứng.