Hình 1: Quy trình nghiên cứu Đề cương sơ bộ Cơ sở lý thuyết Tập hợp dữ liệu điều chỉnh Nghiên cứu sơ bộ Nghiên cứu chính thức Phân tích Đề xuất giải pháp Lập bảng số liệu các chỉ tiêu tài chính Phân tích mô phỏng Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng Phân tích sơ lược tình hình tín dụng của ngân hàng đối khách hàng HGĐ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD của khách hàng HGĐ
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LẤP VÒ
3.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN LẤP VÒ. 3.1.1 Sơ lược về tình hình kinh tế
Trong những năm gần đây, nền kinh tế huyện Lấp Vò luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, khoảng 18,5% trong năm 2009 (Theo thống kê của Cổng thông tin
điện tử tỉnh Đồng Tháp, 2011). Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020, nông nghiệp sẽ là thế mạnh kinh tế được tập trung phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá. Ngoài ra, huyện cũng chú trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
+ Đối với lĩnh vực nông nghiệp: Huyện đề ra chỉ tiêu phấn đấu năm 2012 tốc độ tăng trưởng khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp đạt 7,24%; quy hoạch và sử dụng hiệu quả diện tích đất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ để tăng vòng quay của đất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu mùa vụ
hợp lý theo hướng giảm diện tích lúa 3 vụ, tăng diện tích hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, nâng hệ số sử dụng đất lên 2,7 lần; duy trì hợp lý diện tích đất lúa, ổn định sản lượng lúa bình quân từ 165.000 tấn trở lên; nâng sản lượng thủy sản lên 50.000 tấn/năm; phục hồi và phát triển đàn gia súc lên 28.000 con, gia cầm lên trên 500.000 con. Trước đó, từ năm 2006, huyện Lấp Vò đã triển khai áp dụng mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất lúa, thay thế vụ hè thu mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 10 - 20 lần so với trồng lúa.
+ Trong lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng: Trong những năm qua, Lấp Vò
đã tập trung mọi nguồn lực xây dựng các cụm, tuyến công nghiệp, tạo sức bật cho nền kinh tế và đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Huyện đã quy hoạch và thu hút đầu tư vào 3 cụm, tuyến công nghiệp với gần 70 ha, gồm cụm công nghiệp Vàm Cống, tuyến công nghiệp Bắc sông Xáng (xã Bình Thạnh Trung), cụm công nghiệp Cồn Quạ (xã Định Yên), tập trung vào các lĩnh vực chế biến nông sản, thủy sản xuất khẩu.
+ Đối với lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ: Do nằm ở vị trí khá thuận lợi về
giao thông nên Lấp Vò có điều kiện để phát triển thương mại - dịch vụ. Từ khi quốc lộ 80 được nâng cấp mở rộng, việc giao dịch, mua bán ở thị trấn Lấp Vò ngày càng phát triển. Huyện đã quy hoạch thị trấn Lấp Vò trở thành đô thị loại IV, là trung tâm có vai trò đầu mối giao thương trên địa bàn huyện. Đồng thời quy hoạch, nâng cấp 4 xã Định Yên, Vĩnh Thạnh, Tân Khánh Trung, Mỹ An Hưng B lên đô thị loại V. Đây được kỳ vọng sẽ là những đầu mối thương mại - dịch vụ quan trọng của huyện cũng như của tỉnh.
3.1.2 Tình hình xã hội.
- Dân số: huyện Lấp Vò có 180.233 người, mật độ dân số trung bình là 733 người/km2. Dân tộc sinh sống trên địa bàn chủ yếu là người Kinh.
- Lao động: số người trong độ tuổi lao động khoảng 109.455 người, chiếm 60,73% dân số (Theo thống kê của Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp, 2011).
- Công tác y tế, giáo dục được chú trọng đặc biệt, đồng thời phát triển xây dựng và đưa vào sử dụng các khu dân cư, cụm dân cư; đẩy nhanh triển khai dự
án cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu nối thành phố Cần Thơ với tỉnh Đồng Tháp.
3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Lấp Vò
được thành lập theo quyết định số 400/CP ngày 14/11/1990, được đặt tại Thị trấn Lấp Vò, dọc theo quốc lộ 80, là địa điểm giao thông thuận lợi thông thương kinh tế giữa các tỉnh khác.
Việc thành lập NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò có ý nghĩa rất lớn góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tếởđịa phương nói riêng và định hướng cả vùng nói chung. Với vai trò quan trọng như vậy, ngay sau khi ngân hàng đi vào hoạt động đã thu hút được rất nhiều khách hàng cụ thể là ở 12 xã và 1 thị trấn của huyện đều đến giao dịch tại ngân hàng. Với hơn 78% dân số ởđịa bàn hoạt động sản xuất nông nghiệp, do đó sự ra đời của ngân hàng một lần nữa mang đến sự phồn thịnh cho khách hàng và công cuộc cải cách nền kinh tế công nông ngày càng hữu hiệu và hiệu quả hơn.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Lấp Vò hoạt động chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn và nghiệp vụ của NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp, đồng thời chịu sự lãnh đạo của huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện về mục tiêu và phương hướng phát triển ởđịa phương.
Với hơn 23 năm hoạt động NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò đã trải qua những chặng đường khó khăn để đem về uy tín, sự hoàn thiện trong phong cách phục vụ và đặc biệt là đóng góp to lớn vào kinh tếởđịa phương. Tuy nhiên, trên địa bàn còn có rất nhiều ngân hàng khác cạnh tranh làm cho hoạt động của ngân hàng chịu sức ép thương trường rất mạnh. Nhưng với bề dày kinh nghiệm hơn 23 năm và được sự hướng dẫn chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò đã không ngừng phấn đấu vươn xa hơn nữa để nâng dần vị thế của mình ở địa phương để một lần nữa ngân hàng đã khẳng định vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÒNG BAN 3.3.1 Cơ cấu tổ chức
Hình 2: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò 3.3.2 Chức năng của các phòng ban.
– Giám đốc:
Là người quản lý và điều hành mọi phòng ban, mọi hoạt động của ngân hàng và là người quyết định cuối cùng trong việc xét việc cho vay.
Là người đại diện cho ngân hàng quan hệ với ngân hàng cấp trên, chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nghiệp vụ, kế hoạch kinh doanh dựa trên các quyết định trong phạm vi quyền hạn của ngân hàng.
Giám đốc Phòng Kế hoạch kinh doanh Phòng Kế toán – Ngân quỹ Phó Giám đốc Phòng hành chánh-nhân sự Phòng giao dịch Tân Mỹ
Là người chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong quan hệ trực thuộc và báo cáo kết quả lên cấp trên, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của ngân hàng.
Ban hành nội quy, quy định về điều hành và quản lý công việc trong phạm vi ngân hàng, có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, phân phối tiền lương, tiền thưởng của cán bộ công nhân viên trong đơn vị theo kết quả hoạt
động kinh doanh.
Chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo thống kê định kỳ, báo cáo đột xuất về
mọi hoạt động của ngân hàng theo quyết định của ngân hàng nhà nước và của ngân hàng cấp trên.
– Phó Giám Đốc:
Là người hỗ trợ cho Giám Đốc trong việc điều hành và quản lý một số hoạt
động của ngân hàng, do Giám Đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám
Đốc về những công việc được giao, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về những công việc của bản thân. Phó Giám Đốc được ủy quyền thay mặt Giám
Đốc giải quyết các công việc khi Giám Đốc vắng mặt.
– Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh:
Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ và trình Giám Đốc, Phó Giám Đốc phê duyệt.
Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình vay vốn của đơn vị vay vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn.
Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết, từđó, trình lên Giám Đốc để có kế hoạch cụ thể.
– Phòng Kế Toán - Ngân Quỹ:
v Phòng kế toán:
Thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của Giám Đốc hoặc người được ủy quyền.
Quản lý hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thu lãi, trả lãi tiền vay, tiền gửi, chuyển nợ quá hạn, thu thập các thông tin phát sinh trong ngày, giao chỉ tiêu tài chính quyết toán khoản tiền lương đối với chi nhánh trực thuộc, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách nhà nước.
v Ngân quỹ:
Ngân quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày, trực tiếp trong việc thu ngân và giải ngân khi có phát sinh trong ngày. Cuối mỗi ngày, khoá sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ
ngân quỹ phát sinh mỗi ngày để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót, lên bảng cân
đối vốn và sử dụng vốn hàng ngày để trình lên Ban Giám Đốc.
– Phòng hành chánh - nhân sự:
Xây dựng các quy chế, nội quy, sắp xếp bố trí lao động tại đơn vị, nghiên cứu, đề xuất thực hiện định mức lao động, tiền lương, tiền thưởng, chế độ khoán tài chính đến người lao động, quản lý quỹ tiền lương.
3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ
Kết quảở bảng 3.1 (trang 26) cho thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2009, 2010, 2011 luôn đạt kết quả tốt. Năm 2010 vượt qua ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính (năm 2009), doanh thu của ngân hàng tăng 34% so với năm 2009; đến năm 2011, doanh thu lại tăng cao hơn với tốc độ tăng là 48,36%, trong đó, thu từ lãi chiếm tỉ trọng cao nhất trên 88% trong tổng doanh thu qua cả 03 năm 2009, 2010 và 2011. Nguồn thu từ lãi có xu hướng tăng nhanh qua các năm là do những năm qua kinh tế huyện phát triển nhanh, nhu cầu vốn cũng tăng nhanh. Nắm bắt được tình hình đó ngân hàng đã cố gắng sử dụng nhiều biện pháp cho vay (trong đó có việc sắp xếp lại cán bộ tín dụng phụ trách
địa bàn và tăng thời gian phụ trách địa bàn của cán bộ tín dụng) nên đã làm tăng quy mô tín dụng, thu hút thêm được nhiều khách hàng mới. Vì thế, thu nhập từ
lãi trong năm này tăng lên khá cao. Đặc biệt, thu nhập từ lãi của năm 2011 tăng trưởng rất cao, tăng đến 51,79% so với năm 2010. Mức thu nhập này tăng chủ
yếu do giai đoạn này lãi suất cho vay tăng cao, nguyên nhân là do lạm phát tăng cao - năm 2010 là 11,75%/năm, năm 2011 lên tới 18,13%/năm (Tổng cục thống kê, 2011) - đã tác động đến xu hướng tăng mạnh của lãi suất huy động ở mức 14%/năm và lãi suất cho vay trên thị trường trung bình trên 18%/năm. Mặt khác, giai đoạn này ngân hàng đã triển khai quyết liệt công tác thu nợ gốc và lãi nên thu nhập này tăng lên là phù hợp với thực tế.
26
Bảng 3.1: TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH LẤP VÒ QUA BA NĂM 2009, 2010, 2011 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Năm Chênh lệch năm 2010 so với năm 2009 Chênh lệch năm 2011 so với năm 2010 06 tháng đầu năm Chênh lệch 06 tháng đầu năm 2012 so với 06 tháng đầu năm 2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng thu nhập 42.858 57.431 85.206 14.573 34,0 27.775 48,4 46.559 51.783 5.224 11,12 - Thu từ lãi 37.973 53.639 81.421 15.666 41,26 27.782 51,79 44.197 49.213 5.016 11,35 - Thu từ dịch vụ 420 616 888 196 46,67 272 44,15 428 506 78 18,22 - Thu khác 4.465 3.176 2.897 -1.289 -28,87 -279 -8,79 1.934 2.064 130 6,72 Tổng chi phí 39.326 50.240 72.408 10.914 27,8 22.168 44,1 40.978 45.482 4.504 10,99 - Chi tiền lãi 31.222 42.208 62.016 10.986 34,18 19.808 46,92 35.247 38.902 3.655 10,37 - Chi khác 8.104 8.032 10.392 -72 -0,89 2.360 29,38 5.731 6.580 849 14,81 Tổng lợi nhuận 3.532 7.191 12.798 3.659 103,6 5.607 78,0 5.581 6.301 720 12,9
Nguồn thu từ dịch vụ (thu từ phí chuyển tiền thanh toán, thu hoạt động kinh doanh ngoại hối,…) chiếm tỷ trọng không đáng kể, nguyên nhân là do khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các hộ gia đình sản xuất kinh doanh nhỏ, họ đến ngân hàng với mục đích chủ yếu là vay tiền để sản xuất kinh doanh. Do đó, họ ít có nhu cầu sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng như: chuyển tiền, thanh toán không dùng tiền mặt,… Tuy vậy, trong năm 2010 nguồn thu này cũng tăng trên 46,67% so với cùng kỳ năm 2009 và trong năm 2011 cũng vậy, tăng trên 44% so với năm 2010, điều đó cho thấy ngân hàng đã từng bước đa dạng hóa các dịch vụ
của mình, đã chú trọng đến phát triển mở rộng nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng, vì đây là nguồn thu nhập mang lại giá trị gia tăng cao hơn và ít rủi ro hơn nhiều so với nguồn thu nhập từ lãi, ví dụ như trong năm 2011 ngân hàng đã đưa vào sử dụng dịch vụ bảo hiểm bảo an tín dụng, theo đó, ngân hàng sẽ hưởng
được khoản thu là khoảng từ 0,45% đến 0,8% trên số tiền vay mà khách hàng mua bảo hiểm. Trái ngược với sự tăng lên của khoản thu dịch vụ, các khoản thu khác (thu xử lí rủi ro tín dụng) đã có sự tụt giảm, nguyên nhân là do khoảng 80% tài sản đảm bảo của ngân hàng là đất đai, điều này đã làm cho ngân hàng gặp khó khăn nhiều trong việc phát mãi tài sản thu hồi nợ gốc và lãi khi xảy ra rủi ro tín dụng.
Bên cạnh tăng doanh thu thì các khoản chi cũng tăng, trong đó chi tiền lãi bao gồm chi trả lãi tiền gửi, trả lãi vốn xin điều chuyển, trả lãi kỳ phiếu,… luôn là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu chi phí vì nguốn vốn chủ yếu của chi nhánh là nguồn vốn huy động. Dựa vào bảng 3.1 cho thấy khoản mục này đang có xu hướng tăng. Năm 2010 chi phí lãi tăng 34,18% so với năm 2009, đến năm 2011 chi phí này tăng đến 42,43% so với năm 2010 do nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng nhanh cộng thêm lãi suất huy động tăng nên ngân hàng đã phải trả một mức phí cao hơn. Bên cạnh đó, đểđáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngân hàng đã dùng tới nguồn vốn có chi phí cũng khá cao đó là vốn điều chuyển từ Hội sở chính nhằm đáp ứng thanh khoản tạm thời, điều này cũng góp phần làm cho chi phí lãi vay tăng cao.
Chi phí khác bao gồm chi phí hoạt động dịch vụ, chi dự phòng rủi ro, chi cho quản lý, chi cho nhân viên,... Chi phí này trong năm 2010 có sự thay đổi
không đáng kể, tuy nhiên lại tăng đến 29,38% trong năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng tăng mạnh, đã làm cho chi phí trích lập dự phòng rủi ro gia tăng và chi nhánh cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Bên cạnh đó trong năm 2011 đã chứng kiến cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng thương mại nhằm giành giật thị phần, giữ chân khách hàng trong khi lãi suất huy động bị giới hạn còn 14%. Do đó, để thu hút khách hàng buộc lòng ngân hàng phải tiến hành hàng các chương trình khuyến mãi, dự