NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ
Kết quảở bảng 3.1 (trang 26) cho thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2009, 2010, 2011 luôn đạt kết quả tốt. Năm 2010 vượt qua ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính (năm 2009), doanh thu của ngân hàng tăng 34% so với năm 2009; đến năm 2011, doanh thu lại tăng cao hơn với tốc độ tăng là 48,36%, trong đó, thu từ lãi chiếm tỉ trọng cao nhất trên 88% trong tổng doanh thu qua cả 03 năm 2009, 2010 và 2011. Nguồn thu từ lãi có xu hướng tăng nhanh qua các năm là do những năm qua kinh tế huyện phát triển nhanh, nhu cầu vốn cũng tăng nhanh. Nắm bắt được tình hình đó ngân hàng đã cố gắng sử dụng nhiều biện pháp cho vay (trong đó có việc sắp xếp lại cán bộ tín dụng phụ trách
địa bàn và tăng thời gian phụ trách địa bàn của cán bộ tín dụng) nên đã làm tăng quy mô tín dụng, thu hút thêm được nhiều khách hàng mới. Vì thế, thu nhập từ
lãi trong năm này tăng lên khá cao. Đặc biệt, thu nhập từ lãi của năm 2011 tăng trưởng rất cao, tăng đến 51,79% so với năm 2010. Mức thu nhập này tăng chủ
yếu do giai đoạn này lãi suất cho vay tăng cao, nguyên nhân là do lạm phát tăng cao - năm 2010 là 11,75%/năm, năm 2011 lên tới 18,13%/năm (Tổng cục thống kê, 2011) - đã tác động đến xu hướng tăng mạnh của lãi suất huy động ở mức 14%/năm và lãi suất cho vay trên thị trường trung bình trên 18%/năm. Mặt khác, giai đoạn này ngân hàng đã triển khai quyết liệt công tác thu nợ gốc và lãi nên thu nhập này tăng lên là phù hợp với thực tế.
26
Bảng 3.1: TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH LẤP VÒ QUA BA NĂM 2009, 2010, 2011 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Năm Chênh lệch năm 2010 so với năm 2009 Chênh lệch năm 2011 so với năm 2010 06 tháng đầu năm Chênh lệch 06 tháng đầu năm 2012 so với 06 tháng đầu năm 2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng thu nhập 42.858 57.431 85.206 14.573 34,0 27.775 48,4 46.559 51.783 5.224 11,12 - Thu từ lãi 37.973 53.639 81.421 15.666 41,26 27.782 51,79 44.197 49.213 5.016 11,35 - Thu từ dịch vụ 420 616 888 196 46,67 272 44,15 428 506 78 18,22 - Thu khác 4.465 3.176 2.897 -1.289 -28,87 -279 -8,79 1.934 2.064 130 6,72 Tổng chi phí 39.326 50.240 72.408 10.914 27,8 22.168 44,1 40.978 45.482 4.504 10,99 - Chi tiền lãi 31.222 42.208 62.016 10.986 34,18 19.808 46,92 35.247 38.902 3.655 10,37 - Chi khác 8.104 8.032 10.392 -72 -0,89 2.360 29,38 5.731 6.580 849 14,81 Tổng lợi nhuận 3.532 7.191 12.798 3.659 103,6 5.607 78,0 5.581 6.301 720 12,9
Nguồn thu từ dịch vụ (thu từ phí chuyển tiền thanh toán, thu hoạt động kinh doanh ngoại hối,…) chiếm tỷ trọng không đáng kể, nguyên nhân là do khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các hộ gia đình sản xuất kinh doanh nhỏ, họ đến ngân hàng với mục đích chủ yếu là vay tiền để sản xuất kinh doanh. Do đó, họ ít có nhu cầu sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng như: chuyển tiền, thanh toán không dùng tiền mặt,… Tuy vậy, trong năm 2010 nguồn thu này cũng tăng trên 46,67% so với cùng kỳ năm 2009 và trong năm 2011 cũng vậy, tăng trên 44% so với năm 2010, điều đó cho thấy ngân hàng đã từng bước đa dạng hóa các dịch vụ
của mình, đã chú trọng đến phát triển mở rộng nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng, vì đây là nguồn thu nhập mang lại giá trị gia tăng cao hơn và ít rủi ro hơn nhiều so với nguồn thu nhập từ lãi, ví dụ như trong năm 2011 ngân hàng đã đưa vào sử dụng dịch vụ bảo hiểm bảo an tín dụng, theo đó, ngân hàng sẽ hưởng
được khoản thu là khoảng từ 0,45% đến 0,8% trên số tiền vay mà khách hàng mua bảo hiểm. Trái ngược với sự tăng lên của khoản thu dịch vụ, các khoản thu khác (thu xử lí rủi ro tín dụng) đã có sự tụt giảm, nguyên nhân là do khoảng 80% tài sản đảm bảo của ngân hàng là đất đai, điều này đã làm cho ngân hàng gặp khó khăn nhiều trong việc phát mãi tài sản thu hồi nợ gốc và lãi khi xảy ra rủi ro tín dụng.
Bên cạnh tăng doanh thu thì các khoản chi cũng tăng, trong đó chi tiền lãi bao gồm chi trả lãi tiền gửi, trả lãi vốn xin điều chuyển, trả lãi kỳ phiếu,… luôn là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu chi phí vì nguốn vốn chủ yếu của chi nhánh là nguồn vốn huy động. Dựa vào bảng 3.1 cho thấy khoản mục này đang có xu hướng tăng. Năm 2010 chi phí lãi tăng 34,18% so với năm 2009, đến năm 2011 chi phí này tăng đến 42,43% so với năm 2010 do nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng nhanh cộng thêm lãi suất huy động tăng nên ngân hàng đã phải trả một mức phí cao hơn. Bên cạnh đó, đểđáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngân hàng đã dùng tới nguồn vốn có chi phí cũng khá cao đó là vốn điều chuyển từ Hội sở chính nhằm đáp ứng thanh khoản tạm thời, điều này cũng góp phần làm cho chi phí lãi vay tăng cao.
Chi phí khác bao gồm chi phí hoạt động dịch vụ, chi dự phòng rủi ro, chi cho quản lý, chi cho nhân viên,... Chi phí này trong năm 2010 có sự thay đổi
không đáng kể, tuy nhiên lại tăng đến 29,38% trong năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng tăng mạnh, đã làm cho chi phí trích lập dự phòng rủi ro gia tăng và chi nhánh cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Bên cạnh đó trong năm 2011 đã chứng kiến cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng thương mại nhằm giành giật thị phần, giữ chân khách hàng trong khi lãi suất huy động bị giới hạn còn 14%. Do đó, để thu hút khách hàng buộc lòng ngân hàng phải tiến hành hàng các chương trình khuyến mãi, dự
thưởng. Vì vậy, các khoản chi khác cũng phát sinh nhiều hơn.
Ta thấy qua 3 năm, mặc dù chi phí tăng (trong đó chí phí lãi vay cao nhất) nhưng tốc độ tăng doanh thu là cao hơn (năm 2009, chi phí chiếm khoảng 92% doanh thu; năm 2010 và 2011 chi phí chiếm khoảng lần lượt là 87,5% và 85%). Do đó, ngân hàng hoạt động khá hiệu quả, lợi nhuận 2010 tăng 3.659 triệu so với năm 2009, chiếm tỷ trọng gần 6,4% so với doanh thu và trong năm 2011 lợi nhận tăng 5.607 triệu đồng (chiếm khoảng 6,6% doanh thu) đã khẳng định được những nổ lực của ngân hàng trong giai đoạn kinh tế khó khăn lúc bấy giờ.
Về kết quả hoạt động kinh doanh trong 06 tháng đầu năm 2012 đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Tỷ trọng các khoản mục doanh thu và chi phí không biến
động nhiều. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 tăng 12,9% so với 06 tháng đầu năm 2011. Đó là kết quả các khoản doanh thu đều tăng trong đó thu khác tăng lên 6,72%, điều này là do ngân hàng đã thu hồi được các khoản nợ quá hạn trong việc thanh lý tài sản thế chấp ở thời điểm cuối năm 2011, đầu năm 2012; tỷ trọng
đóng góp của nguồn thu từ lãi vẫn cao nhất, chiếm trên 92% và tăng lên 11,35% so với 6 tháng đầu năm 2011, có được kết quả này là do ngân hàng thực hiện tốt các biện pháp tăng trưởng dư nợ tín dụng, trong đó lãi suất cho vay thấp (13%/năm) là nguyên nhân chính thu hút khách hàng đến với ngân hàng để vay vốn. Nguồn thu từ dịch vụ tăng 18,22% nhưng tỷ trọng đóng góp của nó trong tổng doanh thu rất nhỏ, do đó, ngân hàng cần mở rộng các loại hình dịch vụ như
phát hành thẻ ATM, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền quốc tế để có thể tăng thu từ
dịch vụ. Bên cạnh đó, ngân hàng cần quan tâm đến việc cắt giảm các khoản chi phí khác, mở rộng qui mô hoạt động cả về chiều sâu và chiều rộng để chất lượng
tín dụng tốt hơn, cắt giảm được các khoản trích lập dự phòng rủi ro ngoài kế
hoạch, từđó góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
3.5 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ.
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, NHNo&PTNT chi nhánh Lấp Vò luôn không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, đi đôi với mở rộng quy mô tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng cũng từng bước nâng dần chất lượng nghiệp vụ tín dụng tạo điều kiện để nâng cao vị thế với các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn. Thông qua một số các chỉ tiêu tài chính ta có thể đánh giá một cách khái quát về quy mô và hiệu quả
hoạt động tín dụng mà ngân hàng đã đạt được trong 3 năm 2009, 2010, 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 như sau:
a. Về chỉ tiêu Dư nợ / Vốn huy động:
Dựa vào kết quả phân tích ở bảng 3.2 ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng khá tốt. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2009, cứ 2,4 đồng dư nợ đã có 1 đồng vốn huy động tham gia. Đến năm 2010 tình hình huy động vốn càng hiệu quả hơn, tỷ lệ tham gia của vốn huy
động vào dư nợ tăng lên, cứ 2,31 đồng dư nợ đã có 1 đồng vốn huy động. Sang năm 2011 tiếp tục tăng cứ 1,91 đồng dư nợ đã có 1 đồng vốn huy động. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2012, mặc dù tình hình huy động vốn của ngân hàng tuy có cải thiện so với 6 tháng cùng kỳ năm 2011 nhưng do ngân hàng tăng cường hoạt động cho vay làm cho tốc độ tăng trưởng của dư nợ cao hơn nên chỉ
số vốn huy động trong tổng dư nợ tăng, bình quân 2,63 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia. Như vậy cả 3 năm qua ngân hàng đã huy động được một nguồn vốn khá lớn để phục vụ cho hoạt động tín dụng của mình được tốt hơn, vì vậy việc cho vay của ngân hàng trong phạm vi vốn mà ngân hàng đã huy động
được sẽđảm bảo khả năng chi trả các khoản tiền gửi của khách hàng.
Tuy nhiên, do tình hình kinh tế xã hội của huyện càng phát triển đòi hỏi ngân hàng có nhiều quan tâm hơn đến huy động vốn, ngân hàng nên tranh thủ
mở rộng thị phần khi các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn còn ít. Đa dạng hóa và hoàn thiện các sản phẩm tiền gửi cũng như tăng khả năng thu hút khách hàng
thông qua chiêu thị là các biện pháp ngân hàng có thể thực hiện để tăng nguồn vốn huy động, từđó góp phần giảm chi phí hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.
Bảng 3.2:ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 Vốn huy động (Triệu đồng) 151.035 190.349 224.839 140.695 157.854
Doanh số thu nợ (Triệu đồng) 647.834 783.237 810.781 423.668 496.503
Doanh số cho vay (Triệu đồng) 694.806 860.054 799.290 390.029 483.222
Dư nợ (Triệu đồng) 363.161 439.978 428.487 406.339 415.206 Dư nợ bình quân (Triệu đồng) 339.675 401.570 434.233 385.266 410.772 Nợ xấu (Triệu đồng) 6.044 8.066 7.215 7.191 6.430 Dư nợ/Vốn huy động (Lần) 2,40 2,31 1,91 2,89 2,63 Hệ số thu nợ (%) 93,24 91,07 101,44 108,62 102,75 Vòng quay vốn tín dụng (Vòng) 1,91 1,95 1,87 1,10 1,21 Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 1,66 1,83 1,68 1,77 1,55
(Nguồn: Tính toán từ số liệu phòng Kế hoạch kinh doanh của NHNo&PTNT Lấp Vò)
b. Về chỉ tiêu hệ số thu nợ:
Hệ số thu nợ của ngân hàng ở mức rất cao, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng càng chặt chẽ, cụ thể năm 2009 là 93,24%, sang năm 2010 hệ số này giảm xuống còn 91,07%, đến năm 2011 lại tăng vượt mức lên đến 101,44%. Trong năm 2010, do các khoản vay quá hạn của ngân hàng tăng, khả năng không thu hồi được cao nên hệ số thu nợ trên doanh số cho vay giảm xuống so với năm 2009. Bước sang năm 2011 để bù lại các khoản vay không thu hồi được từ năm trước, ngân hàng đã tích cực phối hợp nhiều biện pháp như phát mãi tài sản đảm bảo, nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương... nên đã thu hồi lại được các khoản nợ còn tồn đọng từ năm trước làm cho hệ số thu nợ của năm này đã vượt trên 100% (và trong 6 tháng đầu năm này là 108,62%). Trong 6 tháng đầu năm 2012 hế số thu nợ đạt 102,75%, có thể nói đây là sự nỗ lực đáng kể của cán bộ
ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro thất thoát vốn cho ngân hàng, đưa ngân hàng vào hoạt động ồn định.
Mặc dù hệ số thu nợ của ngân hàng ở mức cao, nhưng không thể chỉ dựa vào chỉ tiêu này để đánh giá chủ quan về hoạt hiệu quả động tín dụng của ngân hàng nhưng thông qua chỉ tiêu này cho thấy ngân hàng hoạt động khá tốt trong công tác thu hồi nợ cho vay.
c. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:
Qua 3 năm ta thấy vòng quay vốn tín dụng có những biến động như sau: năm 2009 là 1,91 vòng, năm 2010 là 1,95 vòng, năm 2011 là 1,87 vòng và 6 tháng đầu năm 2011 là 1,1 vòng, 6 tháng đầu năm 2012 là 1,21 vòng. Trong năm 2011, mặc dù doanh số thu nợ tăng nhưng tốc độ tăng lại chậm hơn so với tốc độ
tăng của dư nợ bình quân, làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm xuống còn 1,87 vòng. Yếu tố góp phần làm cho vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng tăng lên qua các năm 2009, 2010 và 6 tháng đầu năm 2011, 2012 là do ngân hàng đã tập trung mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh và chủ yếu là tín dụng ngắn hạn, hơn nữa do chất lượng tín dụng ngày càng được quan tâm nên các hộ
sản xuất kinh doanh này sử dụng vốn vay khá hiệu quả, nhu cầu vốn ngày càng cao để mở rộng quy mô hoạt động của mình. Do đó, việc trả nợ cho ngân hàng luôn được đảm bảo đúng và đủ nhằm giữ uy tín và quan hệ lâu dài đối với ngân hàng. Đồng thời, cũng là do sự nổ lực hết mình của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợđến hạn. Tất cả những yếu tố này đã góp phần thúc đẩy doanh số
thu nợ và dư nợ bình quân tăng lên kéo theo vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng cũng tăng.
d. Chỉ tiêu nợ xấu/Tổng dư nợ:
Đối với NHNo&PTNT chi nhánh Lấp Vò tỷ lệ nợ xấu an toàn được quy
định là dưới 2%. Nhìn vào bảng 3.2 (trang 30) ta thấy tỷ lệ nợ xấu có sự biến
động qua các năm. Trong năm 2009, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ khá thấp (1,66%), đó là biểu hiện hoạt động tín dụng của ngân hàng rất hiệu quả. Đến năm 2010, công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, ngân hàng có một số yếu kém về
mặt quản lý cán bộ tín dụng, cán bộ tín dụng vi phạm quy tắc ngân hàng, không thẩm định kỹ khách hàng trước khi giải ngân cho vay… dẫn đến các khoản nợ
quá hạn chuyển sang nợ xấu làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên đến 1,83%. Trong năm 2011, tỷ lệ này giảm dần xuống còn 1,68%, có được kết quả này là do ngân hàng
quyết tâm khắc phục nợ xấu, đặc biệt là đã thực hiện tốt công tác thẩm định khách hàng vay vốn và giám sát các khoản vay.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, tỷ số nợ xấu đã giảm xuống còn 1,55%, điều này cho thấy ngân hàng đã thực sự quyết tâm khắc phục nợ xấu và đã thành công. Tuy các tỷ số này có xu hướng giảm dần (năm 2011 là 1,68% so với 1,83% trong năm 2010 và trong 6 tháng đầu năm 2012 1,55% so với 1,77% trong 6 tháng đầu năm 2011), nhưng để hiệu quả hoạt động tín dụng ngày càng cao, ngân hàng cần có những biện pháp để làm cho chất lượng tín dụng luôn được cải thiện,