Con người là gốc của mọi vấn đề, chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Lấp Vò. Do đó, muốn hạn chế rủi ro, ngân hàng phải thật sự chú trọng đến đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng. Đội ngũ cán bộ này ngoài yêu cầu chung là phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi còn đòi hỏi có phẩm chất đạo đức tốt. Lãnh đạo nghiệp vụ tín dụng phải là người có năng lực chuyên môn cao, có đầu óc nhạy bén, am hiểu thị
trường và có khả năng dự báo tốt.
Tóm lại: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lấp Vò cần có sự kết hợp hoàn thiện các biện pháp nêu trên, các giải pháp đưa ra nên
được áp dụng một cách đồng bộ, có như vậy mới đảm bảo được mức độ rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất, từđó đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng thật sự hiệu quả, hoàn thành chỉ tiêu từ hội sở giao cho, bên cạnh đó còn góp phần thúc đầy nền kinh tế của huyện thực sựổn định, đẩy lùi khó khăn và phát triển bền vững.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Lấp Vò. Nó vừa là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ
yếu góp phần vào sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, nhưng cũng đồng thời là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất, có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Lấp Vò phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là những khó khăn trong công tác quản lý hiệu quả hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng. Với sự nỗ lực, phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên nhằm hạn chế
rủi ro đồng thời tăng cường hiệu quả hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh, chi nhánh đã đạt được kết quả như sau:
+ Về tình hình hoạt động kinh doanh: Qua phân tích ta kết luận thu lãi từ
hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng đem lại thu nhập cho ngân hàng. Nếu muốn đạt được lợi nhuận cao thì hoạt động tín dụng phải không ngừng được nâng cao. Đồng thời phải chú trọng đến công tác huy
động vốn để hoạt động tín dụng được mở rộng, phục vụ cho yêu cầu phát triển của ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt.
+ Về tình hình hoạt động tín dụng: Doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm từ 2009 đến 2011 và 6 tháng đầu năm 2012. Cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng. Công tác thu nợ của ngân hàng tương đối tốt thể hiện qua tốc độ tăng của doanh số thu nợ luôn xấp xỉ
tốc độ tăng của doanh số cho vay. Nhờ vào sự quan tâm và giám sát của lãnh đạo ngân hàng cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên đã đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợđúng hạn nên doanh số thu nợ mỗi năm đều tăng. Quy mô tín dụng của ngân hàng càng ngày càng được mở rộng, thể hiện qua việc dư nợ
tín dụng liên tục tăng qua các năm.
+ Về tình hình rủi ro tín dụng của khách hàng hộ gia đình: Công tác quản lý nợ quá hạn và nợ xấu được thực hiện khá tốt, dù tình hình nợ xấu có tăng liên tục qua các năm do sự biến động khó lường của nền kinh tế, nhưng tỷ lệ nợ
xấu trong tổng dư nợ từ năm 2009 đến 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 có biểu hiện giảm dần. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng vì ngân hàng đã áp dụng chính sách quản lý tín dụng chặt chẽ, quy trình thẩm định cho vay ngày càng có hiệu quả hơn nhờđó mà hạn chế được một số khách hàng làm ăn kém hiệu quả và giữ quan hệ tốt với những khách hàng lâu năm và có uy tín đối với ngân hàng. Mặc dù hệ số rủi ro tín dụng tăng cao trong năm 2011 nhưng tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát và nằm trong tỷ
lệ cho phép của ngân hàng nhà nước.
+ Về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng: kết quả kiểm định đã cho thấy độ phù hợp khá tốt của mô hình Binary logistic. Bốn nhân tố có ý nghĩa về mặt thống kê tác động đến rủi ro tín dụng của khách hàng hộ gia đình đúng quy luật kinh tế tự nhiên chứng tỏ các nghiên cứu trước cũng như các lý thuyết về rủi ro tín dụng ngân hàng hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên do thời gian và kinh phí có hạn nên số lượng mẫu nghiên cứu chưa cao và mức độ dự báo của mô hình chưa tốt lắm. Cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa dựa trên số liệu
đầy đủ hơn và chỉ ra những yếu tố mới có tác động đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng hộ gia đình. Từđó có cái nhìn tổng quan hơn cũng như các giải pháp dựa trên đó cũng mang tính hiệu quả và đồng bộ hơn.
Nhìn chung tình hình quản trị hiệu quả hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng
ở NHNo&PTNT chi nhánh Lấp Vò đối với đối tượng khách hàng hộ gia đình trong thời gian qua đã được chú trọng và cải thiện bằng nhiều biện pháp. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, ngân hàng cần tập trung nhiều nguồn lực hơn nữa vào công tác này, nhằm đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu
đề ra.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với chính quyền các cấp
Cần có quy hoạch tổng thể trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vật nuôi, cây trồng hợp lý, phù hợp với thực tế của địa phương và nhu cầu của xã hội.
Sớm quy hoạch khu dân cư, tiến hành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhận thế chấp, xác định giá trị thế chấp trong việc cho vay của ngân hàng.
Nâng cao trình độ dân trí, xóa mù chữở nông thôn, tuyên truyền tập huấn nhằm tạo cho nhân dân có ý thức vay và sẵn sàng trả nợ vay khi đến hạn.
Tiếp tục xây dựng cơ chế một cửa, một dấu, giải quyết nhanh các thủ tục để
hộ gia đình có thể vay vốn kịp thời, giảm chi phí đi lại của người dân. Chỉ đạo các ban ngành có liên quan, tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với ngân hàng thu hồi nợ.
6.2.2. Đối với ngân hàng hội sở
Lãnh đạo ngân hàng nên phát động phong trào thi đua khen thưởng những cán bộ xuất sắc trong công tác thu nợ cũng như kỷ luật, phê bình những cán bộ
tín dụng để phát sinh nợ xấu chiếm tỷ lệ cao.
Cần tăng cường trình độ chuyên môn, đạo đức của cán bộ tín dụng để đáp
ứng các yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc thu nợ và nhằm hạn chế rủi ro do việc mở rộng quy mô tín dụng.
6.2.3. Đối với ngân hàng No&PTNT chi nhánh Lấp Vò
Hỗ trợ cho cán bộ tín dụng tại ngân hàng đi học chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ lên sau đại học, học hỏi kỹ năng và kinh nghiệm làm việc hiệu quả hơn
Siết chặt công tác quản lý cán bộ, xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức của cán bộ tín dụng, hệ thống kiểm soát chặt chẽ, làm giảm nguy cơ vi phạm đạo
đức của cán bộ.
6.2.4. Đối với khách hàng hộ gia đình tại NHNo&PTNT chi nhánh Lấp Vò.
Thực hiện đúng mục đích sử dụng vốn như khi ban đầu đã đăng ký xin vay vốn tại ngân hàng, tăng cường công tác quản lý sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Tránh việc xin vay vốn để thực hiện hoạt động tại lĩnh vực này lại chuyển sang hoạt động tại lĩnh vực khác.
Cần nâng cao ý thức tự giác học tập, trau dồi kiến thức, khuyến khích và tạo
điều kiện cho con em mình được đi học. Bên cạnh đó, nên tham gia vào các lớp tập huấn ứng dụng các mô hình tiến bộ kỹ thuật do địa phương tổ chức để nâng cao kiến thức, nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, góp phần tăng hiệu quả sử
Cần có lối sống tiết kiệm và thực hành tiết kiệm. Từ kết quả của mô hình hồi quy cho thấy, nếu như mức tiết kiệm của hộ gia đình càng cao thì rủi ro tín dụng sẽ càng thấp (xem bảng 4.6). Do đó, việc hộ gia đình sống có tiết kiệm sẽ
giảm bớt được rủi ro cho ngân hàng khi họ tham gia vay vốn, bên cạnh đó việc sống tiết kiệm sẽ giúp hộ gia đình tự chủ về nguồn vốn đồng thời sẽ hạn chế được gánh nặng trả lãi vay khi vay vốn tại ngân hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Hà Mỹ Trang (2009). Xác định nhu cầu tín dụng của hộ gia đình tại Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL chi nhánh tỉnh Trà Vinh – Phòng giao dịch thành phố Trà Vinh. Luận Văn tốt nghiệp.
2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, NXB Hồng Đức.
3. Lưu Thanh Đức Hải (2007), “Bài giảng Nghiên Cứu Marketing”, Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh – Đại Học Cần Thơ.
4. Nguyễn Quốc Nghi (2011). Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay
đúng hạn của hộ gia đình ở khu vực nông thôn tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Khoa học của trường Đại học Cần Thơ.
5. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của thống đốc Ngân Hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của quyết định 493. 6. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân
Hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
7. Thái Văn Đại (2010), giáo trình giảng dạy Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại, Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Cần Thơ.
8. Thông tư số 15/2010/TT-NHNN ban hành ngày 16/06/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. 9. Trần Phương Hải Đăng (2011). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á chi nhánh Cần Thơ. Luận Văn tốt nghiệp.
10. Trương Đông Lộc, Nguyễn Thanh Bình (2009). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học của trường Đại học Cần Thơ.
11. Trương Đông Lộc, Đặng Thị Thảo (2011), “Ảnh hưởng của tín dụng nhỏ đến thu nhập của nông hộở tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học của trường Đại Học Cần Thơ.
12. Trương Đông Lộc, Trần Bá Duy (2008) “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”, Tạp chí Ngân hàng, số 4, tháng 2.2010. 13.Website: http://lapvo.dongthap.gov.vn/wps/portal/hlvo/!ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9MSSz Py8xBz9CP0os_jQEDc3n1AXEwN3i0BXA09LT1cDQ09Ho- AgQ_2CbEdFACz2KaE!/?WCM_PORTLET=PC_7_UTFFLUD40G8QE0I9I E01IA2S72_WCM&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/HLV O/sithlvo/sitatintucsukien/sitatinkinhte/khai+mon+rot+gia Tiếng Anh:
14. Ja Afolabi (2010). Analysis of Loan Repayment among Small Scale Farmers in Oyo State, Nigeria, Department of Agricultural Economics and Extension, Federal University of Technology Akure.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN:
Xin chào anh (chị), tôi là sinh viên thuộc khoa Kinh tế - QTKD của Trường Đại học Cần Thơ. Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của khách hàng là hộ gia đình tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lấp Vò”. Rất mong anh (chị) vui lòng dành chút thời gian để giúp tôi hoàn thành một số câu hỏi có liên quan dưới đây. Tôi chân thành cảm ơn sự cộng tác và giúp đỡ của anh (chị) và hãy yên tâm vì những câu trả lời của anh (chị) sẽ được giữ bí mật tuyệt
đối.
I. Phần quản lí
Tên chủ hộ: ……….. Phỏng vấn viên: ………...
Địa chỉ: ……… Ngày phỏng vấn: ………..… Giới tính: Nam Nữ
II. Thông tin sàng lọc
Q1: Anh (chị) vui lòng cho biết gia đình anh (chị) có từng tham gia hoạt động vay vốn tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lấp Vò không?
(1). Có àĐến câu tiếp theo (2). Không à Ngừng
III. Phần nội dung chính
Phần 1. Về thực trạng vay vốn của hộ gia đình (lần vay gần nhất)
BẢNG CÂU HỎI
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LẤP
Q1: Anh (chị) vui lòng cho biết số tiền mà gia đình anh (chị) đã vay? ………(đồng).
Q2: Anh (chị) vui lòng cho biết, anh (chị) vay vốn nhằm mục đích gì? 1. Phục vụ sản xuất nông nghiệp.
2. Phục vụ hoạt động kinh doanh 3. Chi tiêu dùng
4. Mục đích khác:………
Q3: Anh (chị) vui lòng cho biết gia đình anh (chị) đã vay vốn trong bao lâu? ………. tháng.
Q4: Anh (chị) vui lòng cho biết thực tế sử dụng vốn vay của hộ gia đình anh (chị) là gì?
1. Phục vụ sản xuất nông nghiệp. 2. Phục vụ hoạt động kinh doanh 3. Chi tiêu dùng
4.Mục đích khác:………
Q5: Anh chị vui lòng cho biết, cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn của anh chị là ai? ………. (để biết số năm kinh nghiệm của CBTD).
Q6: Anh (chị) vui lòng cho biết, anh (chị) đã trả hết khoản vay trên trong khoảng thời gian nào dưới đây?
1. Từ khi đến hạn trảđến 90 ngày sau đó. 2. Hơn 90 ngày sau khi đến hạn trả.
Phần 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.
Q7: Anh (chị) vui lòng cho biết tuổi của chủ hộ (người đi vay)?... tuổi.
Q8: Anh chị vui lòng cho biết trình độ học vấn của chủ hộ (người đi vay)? 1. Từ lớp 9 trở lại. 2. Trên lớp 9.
Q9: Anh (chị) vui lòng cho biết, nghề nghiệp chính của chủ hộ là gì? 1. Làm nông nghiệp 2. Nghề nghiệp khác
Q10: Anh (chị) vui lòng cho biết, gia đình anh (chị) có bao nhiêu thành viên? ……….(người).
Q11: Anh (chị) vui lòng cho biết số thành viên tham gia lao động tạo thu nhập cho gia đình anh (chị) là bao nhiêu? ………...(người).
Q12: Thông tin về thu nhập của hộ gia đình?
a. Anh (chị) vui lòng cho biết, thu nhập của các thành viên ở câu Q10 (nếu các thành viên này là công chức, hoặc lao động làm thuê)?
1.……….(triệu đồng) 2……… (triệu đồng) 3.……….(triệu đồng) 4……… (triệu đồng)
………
………
b. Anh (chị) vui lòng cho biết, ngoài các khoảng thu nhập trên, hộ gia đình anh (chị) còn có khoảng thu nhập nào khác? (thu nhập từ mùa vụ, chăn nuôi,…). Thu nhập từ trồng trọt: ….………..
Thu nhập từ chăn nuôi: ………. Thu nhập khác ………. Số lượng: ………. Số lượng: ………. Giá bán: ………... Giá bán: …………... Tổng số tiền: ……… (triệu đồng/….tháng) Tổng số tiền: ... (triệu đồng/….tháng) ………. ………. ……… ………
⇒ Tổng thu nhập của hộ gia đình: ………(triệu
Q13: Thông tin về chi phí của hộ gia đình: ……….. (triệu
đồng/tháng).
Chi phí từ trồng trọt (…….m2) Chi phí từ chăn nuôi Chi phí khác
Mua giống: ………... Mua con giống: ……….
Mua phân bón: ………. + Số lượng: …………...… + Đơn giá: ………. Mua thức ăn: ………. + Số lượng: …………...… + Đơn giá: ………. Mua thuốc BVTV: …………... ………. Mua thuốc phòng bệnh: …… ………... ………... ………... ………... ………... ………... ……….. Tổng CP:………. (triệu đồng/….tháng) Tổng CP: ………. (triệu đồng/….tháng) Tổng CP: …………. (triệu đồng/….tháng)
Q14: Anh chị vui lòng cho biết, khi đến ngân hàng vay vốn, anh (chị) có sử
dụng (thế chấp) giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất hay giấy giấy chứng nhận Quyền sử dụng nhà ở không? Nếu có, thì tổng diện tích đất là bao nhiêu? (xác
định giá trị tài sản đảm bảo).
1. Có. Tổng diện tích: ……….(m2). 2. Không.
⇒ Giá trị tài sản đảm bảo: ………(triệu đồng)
Q15: Anh chị vui lòng cho biết, kể từ khi vay vốn anh (chị) nhận được bao nhiêu lần kiểm tra, giám sát của Cán bộ tín dụng? ………(lần).
Q16: Anh (chị) vui lòng cho biết, khoảng cách từ nhà anh (chị) đến ngân hàng khoảng bao nhiêu km? ……… (km).