Để tạo ra sản phẩm, trong nhà máy, công ty thường có nhiều bộ phận sản xuất. Bộ phận sản xuất được hiểu là một đơn vị sản xuất có một dây chuyền công nghệ tạo ra sản phẩm. Trong quy trình công nghệ mỗi cơ sở sản xuất đều có các bộ phận, phân xưởng sản xuất với những chức năng nhất định để tạo ra sản phẩm.
Trong giai đoạn này nhóm kiểm toán phải thiết lập được sơ đồ quy trình sản xuất của nhà máy nhằm xác định các loại chất thải tạo ra từ quá trình sản xuất có liên quan tới vật chất đầu vào và đầu ra. Do vậy các bộ phận như nồi hơi, hệ thống xử lý nước cấp, hệ thống xử lý chất thải (nước thải, rác thải, khí thải), kho chứa nguyên chứa đựng nguyên vật liệu, sản phẩm…cũng được coi là những bộ phận sản xuất.
Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất bột và giấy
Nấu
Rửa
Tẩy Trắng
Nghiền bột Gia công nguyên
liệu thô Sấy Cô đặc – đốt – xút hóa Xeo giấy Nước rửa
Hóa chất nấu, hơi nước
Nước rửa
Hóa chất tẩy
Phèn, dầu, nước, hơi nước
Hơi nước Nước ngưng
Nước thải có SS, BOD, COD cao Nước rửa co SS, BOD,
COD cao
Nước thải có độ màu, BOD, COD cao
Nước thải chứa tạp chất Nguyên liệu thô (tre, nứa, gỗ…)
Nước ngưng
Chất độn, phụ gia
Sản phẩm
Để xây dựng quy trình sản xuất nhóm kiểm toán có thể tham khảo các tài liệu về quy trình công nghệ của nhà máy kết hợp với khảo sát thực tế. Trong những trường hợp mà nội dung KTCT chỉ giới hạn ở một số bộ phận hoặc một số khâu sản xuất nhất định, vẫn cần thiết phải xây dựng sơ đồ toàn bộ quy trình sản xuất và nêu rõ những lĩnh vực kiểm toán sẽ tiến hành.
Trong khi xây dựng quy trình sản xuất cần đặc biệt chú ý tới các loại chất thải, mức thải phát sinh để có thể giảm hoặc ngăn ngừa được một cách dễ dàng trước khi chuyển sang xây dựng cân bằng vật chất. Những thay đổi này chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực và sẽ là động lực thúc đẩy các cán bộ công nhân tham gia vào chương trình kiểm toán và giảm thiểu chất thải tổng thể.