Lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kĩ thuật phát bóng cao tay trước mặt

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nam của trường THPT xuân hòa (Trang 32 - 38)

17. Nguyễn Gia Huy 4 40 TB 4 40 TB 6 60 Khá 18 Lê Đăng Luân 6 60 Khá 8 80 Tốt 8 80 Tốt

3.2.2. Lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kĩ thuật phát bóng cao tay trước mặt

của đội tuyển bóng chuyền nam Trường THPT Xuân Hoà còn chưa tốt, qua kỹ thuật phát bóng chuẩn vào ô quy định (tỉ lệ tốt đạt 16,6%, tỉ lệ khá đạt 27,7%, trung bình đạt 55,7%). Kỹ thuật phát bóng dài sâu vào vị trí cuối sân (tốt đạt 22,22%, khá đạt 27,77%, trung bình đạt 55,01%); phát bóng vào một VĐV cụ thể (tốt đạt 22,22%, khá đạt 27,77%, trung bình đạt 55,01%), từ đó ta thấy được mức độ và hiệu quả thực hiện kỹ thuật còn chưa cao. Để thực hiện tốt kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt cho đội tuyển cả trong tập luyện và thi đấu thì đổi mới phương pháp nội dung bài tập cho huấn luyện kỹ thuật phát bóng, là việc cần nghiên cứu và thực hiện càng nhanh, càng tốt.

3.2. Lựa chọn và áp dụng bài tập để nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt của đội tuyển bóng chuyền nam Trường bóng cao tay trước mặt của đội tuyển bóng chuyền nam Trường THPT Xuân Hoà

3.2.1. Cơ sở lí luận để lựa chọn các bài tập

- Các bài tập đảm bảo yêu cầu bổ trợ - nâng cao hiệu quả phát bóng (khả năng tiếp thu):

+ Đảm bảo tính nguyên tắc.

+ Phù hợp với đối tượng VĐV đội tuyển. + Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất. + Đảm bảo tính khoa học.

+ Đảm bảo tính thực tiễn. + Đảm bảo tính khả thi.

3.2.2. Lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kĩ thuật phát bóng cao tay trước mặt bóng cao tay trước mặt

Qua việc sử dụng tài liệu và tham khảo các sách liên quan đến việc huấn luyện, có các căn cứ để đưa ra các bài tập phù hợp

- Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của kĩ thuật phát bóng trong môn Bóng chuyền. + Sức nhanh + Sức mạnh + Sự biến hoá + Độ chuẩn xác

- Căn cứ vào khả năng điều kiện huấn luyện

- Căn cứ vào các nguyên tắc lựa chọn bài tập ứng dụng trong huấn luyện kỹ thuật phát bóng.

Từ các căn cứ trên với việc tham khảo tài liệu các nguồn tư liệu nghiên cứu khác nhau, các bài tập chuyên môn, trực tiếp phỏng vấn các chuyên gia và huấn luyện viên bóng chuyền đã hệ thống được một số bài tập ứng dụng trong huấn luyện và hoàn thiện kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nam Trường THPT Xuân Hoà. Các bài tập được lựa chọn đều áp dụng các tiêu chuẩn về góc độ sư phạm, các bài tập này cho phép xác định được những năng lực chung và chuyên môn cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát bóng.

Những bài tập đó là:

Nhóm 1: Bài tập củng cố và hoàn thiện kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt.

1. Bài tập gõ bóng liên tục vào tường ở các cự li khác nhau. 2. Bài tập phát bóng mạnh vào tường ở cự ly khác nhau. 3. Bài tập phát bóng chuẩn vào những ô quy định trên sân. 4. Bài tập phát bóng mạnh vào 1m cuối sân

5. Phát bóng điểm rơi trên vạch 3m.

6. Luân phiên phát bóng với các kiểu bóng bay, xoáy xuống, xoáy ngang, xoáy lên.

Nhóm 2: Các bài tập củng cố và phát triển thể lực chuyên môn. 1. Sau khi chống đẩy 15 lần, thực hiện phát bóng 15 lần.

2. Chống đẩy trên xà kép.

3. Ném bóng qua lưới (1 tay hoặc 2 tay) 4. Tại chỗ bật xa vào hố cát

5. Kéo dây cao su luân phiên hai tay 6. Ném bóng nhồi (0,5 - 1kg)

7. Nằm nâng tạ 25 kg tốc độ cao (trong 30 giây).

Nhóm 3: Các bài tập rèn luyện tâm lý

1. Bài tập thi đấu 6 người (1 bên 1 người, phát bóng; 1 bên 6 người, đỡ bóng)

2. Bài tập phát bóng cao tay trước mặt tính điểm

Trong khi tập các bài tập nhằm củng cố và phát triển thể lực chuyên môn thì đồng thời cũng bao hàm các yếu tố hoàn thiện kỹ thuật.

Sau khi hệ thống được các bài tập trên để tìm ra được các bài tập phù hợp để lựa chọn và ứng dụng vào việc huấn luyện VĐV, giúp VĐV hoàn thiện kỹ thuật góp phần nâng cao hiệu quả phát bóng cao tay trước mặt trong thi đấu. Chúng tôi đã phỏng vấn và đã lựa chọn được các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả phát bóng cao tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền trường THPT Xuân Hoà. Nội dung được thể hiện ở bảng 3.

Bảng 3: Kết quả phỏng vấn 15 chuyên gia để lựa chọn một số bài tập ứng dụng trong giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt cho đội tuyển nam Trường THPT Xuân Hoà (n = 15).

TT Nội dung phỏng vấn

Kết quả phỏng vấn Số ý kiến

Nhóm 1

1 Gõ bóng vào tường ở cự li khác nhau 7 46,66

2 Phát bóng mạnh vào tường ở các cự ly khác nhau 14 93,33 3 Phát bóng chuẩn vào những ô quy định trên sân 15 100

4 Phát bóng mạnh xoáy xuống 1m cuối sân 12 80

5 Phát bóng điểm rơi trên vạch 3m 13 86,66

6 Luân phiên phát bóng với kiểu bóng bay, xoáy xuống, xoáy ngang, xoáy lên

6 40

Nhóm 2

1 Sau khi chống đẩy 15 lần, thực hiện phát bóng 15 lần

12 80

2 Chống đẩy trên xà kép 7 46,66

3 Ném bóng qua lưới (bằng 1 tay hoặc 2 tay) 5 33,33

4 Tại chỗ bật xa vào hố cát 11 73,33

5 Kéo dây cao su luân phiên hai tay 5 33,33

6 Ném bóng nhồi (0,5 - 1kg) 13 86,66

7 Nằm nâng tạ 25kg tốc độ cao (trong 30 giây) 12 80

Nhóm 3

1 Bài tập thi đấu 6 người (1 bên 1 người, phát bóng; 1 bên 6 người, đỡ bóng)

15 100

2 Bài tập phát bóng cao tay trước mặt 13 86,66

Từ kết quả phỏng vấn thu được ở bảng 3 cho thấy để ứng dụng trong huấn luyện kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt cho đối tượng nghiên cứu, đề tài đã chọn được 10 bài tập trong 3 nhóm, đây là các bài tập chuyên môn có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn có số ý kiến đồng tình chiếm 70% trở lên. Các bài tập đó là:

1. Phát bóng mạnh vào tường ở cự li khác nhau 2. Phát bóng chuẩn vào những ô quy định trên sân. 3. Phát bóng mạnh vào 1m cuối sân

4. Phát bóng điểm rơi trên vạch 3m.

Nhóm 2: Các bài tập củng cố và phát triển thể lực chuyên môn. 1. Sau khi chống đẩy 15 lần thực hiện phát bóng 15 lần.

2. Tại chỗ bật xa vào hố cát

3. Nằm nâng tạ 25 kg tốc độ cao (trong 30 giây) 4. Ném bóng nhồi (0,5 - 1kg)

Nhóm 3: Các bài tập rèn luyện tâm lý

1. Bài tập thi đấu 6 người (1 bên 1 người, phát bóng; 1 bên 6 người, đỡ bóng)

2. Bài tập phát bóng cao tay trước mặt tính điểm.

Mỗi nhóm bài tập, mỗi bài tập lại mang đến sự phát triển trong từng kĩ thuật riêng biệt, khi áp dụng các bài tập vào huấn luyện kĩ thuật cần căn cứ mục đích của từng bài tập để áp dụng cho đúng và có tác dụng triệt để. Mục đích tác dụng của các bài tập trên là:

Bài tập 1: Phát bóng mạnh vào tường ở các cự li khác nhau.

a) Mục đích: tạo cảm giác với bóng, điều chỉnh lực và độ chuẩn xác. b) Yêu cầu: Thực hiện đúng kỹ thuật phát bóng.

Bài tập 2: Phát bóng chuẩn vào những ô quy định trên sân.

a) Mục đích: Phát triển tư duy chiến thuật độ chuẩn xác và các kỹ năng ứng dụng trong thi đấu.

b) Yêu cầu: Phải điều chỉnh lực hướng bóng và điểm rơi vào đúng ô quy định.

c) Hình thức tập: Đứng sau vạch biên ngang lần lượt từng người thực hiện.

Bài tập 3: Phát bóng mạnh xoáy xuống 1m cuối sân.

a) Mục đích: gây khó khăn cho đà phát bóng và chuyền hai của đối phương.

b) Yêu cầu: Phát bóng chuẩn vào khu vực quy định.

c) Hình thức tập: Đứng sau đường biên ngang lần lượt từng người phát.

Bài tập 4: Phát bóng điểm rơi trên vạch 3m

a) Mục đích: Gây khó khăn cho đỡ phát bóng, chuyền hai và phá vỡ ý đồ chiến thuật của đối phương.

b) Yêu cầu: Điểm rơi của bóng ở trên vạch 3m.

c) Hình thức tập. Đứng sau vạch biên ngang lần lượt từng người một phát bóng.

Bài tập 5: Sau khi chống đẩy 15 lần thực hiện phát bóng 15 lần.

a) Mục đích: Phát triển sức mạnh, bền chuyên môn và khả năng phát bóng chuẩn xác khi mệt mỏi.

b) Yêu cầu: Thực hiện đủ, liên tục, không gián đoạn đúng kĩ thuật. c) Hình thức tập: Chia thành từng tổ. Số lần lặp lại 3 tổ

Bài tập 6: Tại chỗ bật xa vào hố cát a) Mục đích: Phát triển sức mạnh.

b) Yêu cầu: Bật nhảy hết sức vào hố cát

c) Hình thức tập luyện: Từng người thực hiện, sau đó ra nghỉ 2 phút để thực hiện tiếp bài tập.

Bài tập 7: Nằm nâng tạ 25 kg tốc độ cao (trong 30 giây). a) Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ.

b) Yêu cầu: Phải thu và đẩy hết tay c) Hình thức tập: Từng người thực hiện Số lần lặp lại 3 tổ

a) Mục đích: Phát triển sức mạnh b) Yêu cầu: ném hết khả năng

c) Hình thức tập luyện theo tổ, nhóm. Số lần lặp lại 3 tổ

Bài tập 9: Bài tập thi đấu 6 người (1 người phát bóng, 6 người đỡ bóng)

a) Mục đích: Tạo cảm giác, điều kiện thực thi trong thi đấu b) Yêu cầu: Phối hợp toàn đội

c) Hình thức tập: Chia thành từng đội chơi thi đấu tập

Bài tập 10: Bài tập phát bóng cao tay trước mặt tính điểm. a) Mục đích: Rèn luyện tâm lý, tạo cảm giác thi đấu

b) Yêu cầu: Phát đủ, đúng kỹ thuật theo yêu cầu của bài tập.

c) Hình thức tập: Chia sân thành từng ô và yêu cầu phát vào ô quy định. Các bài tập trên là những bài tập đã được lựa chọn và là những bài tập có tác dụng tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt cho đọi tuyển trường THPT Xuân Hoà. Dựa trên cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt là 90 - 120 phút trong một buổi tập. Các bài tập được thể hiện ở bảng 4 (phần phụ lục).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nam của trường THPT xuân hòa (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)