Kế toán thu nhập khác và chi phí

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kế quả trong công ty cơ khí chính xác hải vân (Trang 41)

TK 334, 338 Lương và các khoản trích theo lương TK 152, 153 Xuất NVL, CCDC cho quản lý TK 111, 112, 333(9) Phí, lệ phí, … TK 139, 159 Trích lập dự phòng TK 111, 112, 331 TK 133 CP DVMN TK 214 CP khấu hao TK 111,112,335

CP lãi vay vốn dùng cho SXKD TK 111, 112, 331 CP SCL TSCĐ có giá trị nhỏ TK 911 Kết chuyển xác định kết quả

Thu nhập khác:

TK 711 “Thu nhập khác” – dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác, các khoản doanh thu ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung thu nhập khác của doanh nghiệp, gồm:

- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;

- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;

- Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản;

- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ;

- Các khoản thuế được NSNN hoàn lại;

- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;

- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (Nếu có);

- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp;

- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.

Kết cấu và nội dung phản ánh:

Bên Nợ:

- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Bên Có:

Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.

Chi phí khác:

TK 811 “Chi phí khác” – dùng để phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp.

Chi phí khác của doanh nghiệp, gồm:

- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý và nhượng bán TSCĐ (Nếu có);

- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vậu tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;

- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; - Bị phạt thuế, truy nộp thuế;

- Các khoản chi phí khác. Kết cấu và nội dung phản ánh: Bên Nợ:

Các khoản chi phí khác phát sinh. Bên Có:

Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ. 1.3.2.2.7. Kế toán xác định kết quả kinh doanh.

Kết quả hoạt động kinh doanh:

Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong kỳ và kết quả hoạt động tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp xác định kết quả hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh = Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trong đó:

Công thức tính lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ và công thức tính doanh thu thuần:

Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng - Giảm giá hàng bán - Chiết khẩu thương mại - Hàng bán bị trả lại - Thuế TTĐB, xuất nhập khẩu, VAT theo phương

pháp trực tiếp

Kết quả hoạt động khác:

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

Sau khi xác định kết quả kinh doanh từng hoạt động trong doanh nghiệp, ta sẽ có được kết quả kinh doanh tổng hợp của doanh nghiệp như sau:

Công thức tính lợi nhuận trước thuế:

Tổng lợi nhuận trước

thuế

=

Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh

+ Lợi nhuận khác

Công thức tính lợi nhuận sau thuế:

Lợi nhuận sau thuế

TNDN =

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh

+ Lợi nhuận khác - Chi phí thuế TNDN

Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh:

Tài khoản sử dụng: TK 911, 515, 635, 711, 811, 821, 421, …

TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” – dùng để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.

Kết cấu, nội dung:

Bên Nợ: - Giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doang nghiệp - Lợi nhuận trước thuế của hoạt động kinh oanh trong kỳ - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Bên Có: - Doanh thu thuần về hàng tiêu thụ trong kỳ - Số lỗ của hoạt động kinh doanh trong kỳ

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Được mở chi tiết để xác định kết quả kinh doanh của từng hoạt động, từng sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ.

1.3.2.3. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở doanh nghiệp hạchtoán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính VAT toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính VAT theo phương pháp trực tiếp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hạch toán tương tự như trong doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, chỉ khác là doanh thu phản ánh trên TK 511, 512 và các khoản ghi nhận trên TK 531, 532 đã bao gồm cả thuế GTGT đầu ra phải nộp.

Phan Thị Nhàn – ĐH KT5 – K4 Luận văn tốt nghiệp

TK 911 TK 632 Kết chuyển GVHB TK 641, 642 Kết chuyển CPBH, CP QLDN TK 635 Kết chuyển CP hoạt động tài chính TK 811 Kết chuyển chi phí khác TK 821 Kết chuyển CP thuế TNDN TK 511, 512 Kết chuyển DTT Kết chuyển DT hoạt động tài chính TK 711 Kết chuyển thu nhập khác TK 421 Kết chuyển lỗ Kết chuyển lãi TK 515

1.3.2.4. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở doanh nghiệp hạchtoán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Đối với các doanh nghiệp hạch toán HTK theo phương pháp KKĐK chỉ khác với DN hạch toán HTK theo phương pháp KKTX trong việc xác định giá vốn thành phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành, nhập, xuất kho và tiêu thụ thành phẩm, còn việc phản ánh giá bán, doanh thu, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại thì hoàn toàn giống nhau. Vì vậy ở đây chỉ phản ánh sự khác biệt đó. Cụ thể:

Đầu kỳ kinh doanh:

- Kết chuyển trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán chưa tiêu thụ

Có TK 155, 157: Giá vốn hàng tồn kho, gửi bán đầu kỳ

Trong kỳ kinh doanh:

- Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp: Nợ TK 632

Có TK 631

- Các bút toán phản ánh giá bán, doanh thu hàng tiêu thụ, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại ghi giống như phương pháp kê khai thường xuyên.

- Giá vốn của hàng bán bị trả lại:

Nợ TK 631: Kiểm nhận nhập kho hay đang gửi tại kho người mua Nợ TK 138(8), 334: Người nhận phạm lỗi bồi thường

Nợ TK 111, 112: Bán phế liệu thu hồi bằng tiền

Có TK 632: Giá vốn hàng bán bị trả lại đã xử lý

Cuối kỳ kinh doanh:

- Kết chuyển giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ chưa tiêu thụ trong kỳ: Nợ TK 157, 155

Đồng thời kết chuyển giá vốn hàng đã xác định tiêu thụ trong kỳ theo công thức sau: Trị giá vốn tiêu thụ trong kỳ = Trị giá vốn tồn đầu kỳ + Tổng giá thành thành phẩm nhập trong kỳ - Trị giá thành phẩm tồn cuối kỳ Kết quả tính toán được, ghi:

Nợ TK 911

Có TK 632

- Các bút toán kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại,... tương tự như phương pháp KKTX.

1.4. Các hình thức ghi sổ kế toán.

1.4.1. Hình thức Nhật ký chung.

Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung.

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức kế toán nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: + Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt.

+ Sổ cái

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung (trường hợp mở sổ Nhật ký đặc biệt) được mô tả qua sơ đồ dưới đây:

Ghi chú: : ghi hàng ngày : Ghi đối chiếu

: :Ghi cuối tháng,định kỳ.

1.4.2. Hình thức Chứng từ ghi sổ.

Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.

Đặc trưng cơ bản của hinh thức kế toán chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm.

+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ cái.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng lại, có cùng một nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số liệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Sổ Nhật ký đặc biệt

Chứng từ kế toán

Sổ Nhật ký chung

Sổ thẻ hạch toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ Cái

Bảng cân đối tài khoản

Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán. + Chứng từ ghi sổ.

+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. + Sổ cái

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ:

1.4.3. Hình thức Nhật ký chứng từ.

Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ.

+ Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ.

+ Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế.

Phan Thị Nhàn – ĐH KT5 – K4 Luận văn tốt nghiệp

Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu

Chứng từ kế toán

Chứng từ ghi sổ Sổ cái

Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính

Sổ, thẻ hạch toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.

+ Sử dụng các mẫu, sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính.

Hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ gồm các loại sổ kế toán sau: + Nhật ký chứng từ.

+ Bảng kê + Sổ cái

+ Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ:

1.4.4. Hình thức Nhật ký sổ cái. Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Sổ (thẻ kế toán chi tiết Nhật ký - chứng từ Sổ cái

Báo cáo tài chính Bảng kê

Bảng tổng hợp chi tiết

Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký – Sổ cái

Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế, trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ cái. Căn cứ để ghi vào Nhật ký sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.

Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái gồm các loại sổ kế toán sau: + Nhật ký – Sổ cái

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái:

1.4.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính.

Kế toán máy vi tính là quá trình áp dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin kế toán, nhằm biến đổi dữ liệu kế toán thành những thông tin kế toán đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin. Đó là một phần thuộc hệ thống thông tin quản lý doang nghiệp, hệ thống thông tin kế toán dựa trên máy gồm đầy đủ các yếu tố cần có của một hệ thống thông tin kế toán hiện đại:

Phan Thị Nhàn – ĐH KT5 – K4 Luận văn tốt nghiệp

Ghi chú:

Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu, kiểm tra:

Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp kế toán chứng từcùng loại Sổ, thẻ kế toán chitiết Sổ quỹ

Bảng tổng hợp chitiết Nhật ký - Sổ Cái

- Phần thiết bị cứng - Phần mềm

- Con người điều hành và sử dụng

Trong đó phần mềm kế toán là toàn bộ chương trình dùng để xử lý tự động các thông tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lí thông tin trên chứng từ theo quy trình của kế toán sau đó in ra các sổ sách kế toán và báo cáo kế toán. Phần mềm kế toán chính là công cụ tự động hoá công tác xử lý các thông tin kế toán trong các đơn vị. Khi áp dụng phần mềm kế toán thì bộ phận kế toán trong đơn vị không phải thưc hiện thủ công mà chỉ phải thực hiện các công việc phân loại, bổ sung thông tin vào chứng từ gốc, nhập dữ liệu từ chứng từ vào máy, phân tích số liệu trên các sổ, báo cáo kế toán để có thể đưa quyết định phù hợp.

Sơ đồ hình thức kế toán trên máy vi tính

Trên đây là toàn bộ những lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại. Qua đó hiểu được sự cần thiết phải

Sổ kế toán Sổ tổng hợp Sổ chi tiết Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Báo cáo: - BCTC, BCQT - Báo cáo thuế

PHẦN MỀM KẾ TOÁN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoàn thiện cũng như đặc điểm của nghiệp vụ kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, làm rõ về các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán tiền hàng khi trao đổi.

Làm rõ việc hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh với kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp về giá vốn, về các loại doanh thu và chi phí có liên quan. Thông qua 5 hình thức ghi sổ đó là hình thức Nhật ký chung, Nhật ký – chứng từ, Nhật ký sổ cái, Chứng từ ghi sổ và hình thức kế toán trên máy vi tính.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kế quả trong công ty cơ khí chính xác hải vân (Trang 41)