II. KINH NGHIỆM HỖ TRỢ CỦA NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI CÁC
2. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan đặc trưng là một quốc gia nông nghiệp và Phật giáo. Từ năm 1985 đến 1995, kinh tế Thái Lan phát triển nhanh và trở thành nước công nghiệp mới
trong đó du lịch có những điểm đến nổi tiếng như Pattaya, Bangkok, Phuket... và xuất khẩu đóng góp quan trọng vào nền kinh tế.
Thái Lan là một trong những nước sáng lập ra Tổ chức Thương mại thế giới
nên tác động đến doanh nghiệp khi hội nhập là tương đối ít, ngoài ra các doanh nghiệp cũng đã chủ động đối phó với các luật chơi của WTO. Theo Vụ Nội
và các các cơ quan nhà nước Thái Lan chỉ quản lý doanh nghiệp trên hệ thống luật và điều tiết, định hướng vĩ mô, còn sự hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh là do các hiệp hội ngành nghề với sự tham gia tự nguyện của các doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà nước còn hỗ trợ (nếu có) doanh nghiệp chủ
yếu về cung cấp thông tin và các chương trình tập huấn.
Đối với công tác quản lý, phát triển thị trường nội địa: Bộ máy quản lý nhà
nước Thái Lan không có các cơ quan tham mưu chuyên ngành địa phương như
cấp Sở ở Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ Thương mại của Thái Lan xây dựng hệ
thống cập nhật và xử lý thông tin đến từng các địa phương (ở mỗi Vụ, Cục đều có các phòng chức năng gọi là Operation Room để đảm trách công việc này). Những người này sẽ là những nhà cung cấp thông tin hằng ngày về nguồn cung, giá cả, xu hướng... của thị trường, từ đó Bộ Thương mại (thông qua Vụ Nội
thương) sẽ có những chính sách kịp thời nhằm định hướng thịtrường thông qua việc kiểm soát nguồn nguồn cung điều tiết thị trường hoặc trong trường hợp cấp bách có thể cho nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu khi cần thiết.
Đối với công tác phát triển hệ thống kinh doanh truyền thống tại Thái Lan: Ở
Thái Lan, kể từ khi hệ thống kinh doanh hiện đại xâm nhập thị trường và phát triển với tốc độ nhanh chóng, mặc dù có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của Thái Lan nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến bộ phận các
đối tượng kinh doanh truyền thống nhỏ lẻ (do năng lực cạnh tranh) và các nhà sản xuất cung cấp sản phẩm cho các hệ thống kinh doanh hiện đại này. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó, với sự hỗ trợ của Nhà nước, các đối tượng kinh doanh truyền thống nhỏ lẻ tại Thái Lan đã có những cải tiến, tự phát triển về
công nghệ, trang thiết bị và chất lượng phục vụ để có thể cạnh tranh trên thị trường và một số nơi còn cạnh tranh bằng việc kinh doanh những sản phẩm khác biệt. Bên cạnh đó, ở Thái Lan, hệ thống kinh doanh truyền thống và hiện
đại vẫn có những mối quan hệ nhất định để hỗ trợ cùng phát triển. Ví dụ như tại Tập đoàn CP, họ thường xuyên tổ chức 4 đến 5 buổi hội thảo miễn phí trong một năm về các vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện phương thức hoạt
động kinh doanh dành cho các cửa hàng truyền thống tham dự. Đổi lại, những cửa hàng, đối tượng kinh doanh truyền thống này lại là người cung cấp sản phẩm cho CP để phân phối trong hệ thống của CP đến tay người tiêu dùng. Nội dung quan trọng nhất mà Đoàn tìm hiểu và học tập được là mô hình “Mỗi làng một sản phẩm” (OTOP – One Tambon One Product) – Một chương
trình quan trọng do Chính phủ Thái Lan phát động nhằm hỗ trợ và khuyến
khích người dân nông thôn để họ có thể tự phát triển sự nghiệp cho mình thông qua hoạt động sản xuất, chế biến các sản phẩm thủ công truyền thống. Chương trình OTOP được Chính phủ Thái Lan lấy ý tưởng từ tỉnh OITA của Nhật Bản và bắt đầu đi vào thực hiện từ năm 2001. Đến nay đã có hơn 60.000 doanh
nghiệp và cơ sở tư nhân ở Thái Lan tham gia chương trình này với những sản phẩm phong phú về chất liệu, mẫu mã, đa dạng về kiểu mẫu. Mỗi làng tập trung sản xuất một sản phẩm duy nhất từ những nguyên liệu thô của chính địa
phương họ. Họ sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình để phát triển sản phẩm. Đây cũng là một thực tiễn áp dụng của Thuyết kinh tế vừa đủ tại Thái Lan.
Mục tiêu của Chương trình là tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân,
thúc đẩy nông dân ở lại làm ăn ởquê hương mình, tránh sự tập trung dân số quá
đông về các khu vực thành thị; tăng cường năng lực cho cộng đồng địa phương để có thể tự phát triển; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tận dụng và phát triển kiến thức, kinh nghiệm địa phương; khuyến khích sự sáng tạo của dân
chúng để phát triển những sản phẩm tuân theo những chuẩn mực và đặc trưng của nền văn hóa và cuộc sống tại địa phương.
Nguyên tắc của Chương trình là không trao trợ cấp cho các địa phương, các
làng nghề vì điều này không thể thúc đẩy sự tự phát triển của mỗi địa phương,
làng nghề. Chính phủ hỗ trợ họ về chính sách và công nghệ và đóng vai trò là người quản lý, giám sát kết nối các sản phẩm từ mỗi làng nghề đến với thị trường trong nước và quốc tế thông qua hệ thống mạng lưới lưu trữ và Internet
để hỗ trợ xúc tiến quá trình phát triển ở mỗi địa phương. Trong marketing, người ta thường dùng tên gọi “Tập đoàn một sản phẩm” (One product
Corporation) để nói về hoạt động đưa hàng hóa ra thị trường của các địa
phương, làng nghề trong Chương trình OTOP.
Những quan điểm chính sách chính của Chương trình OTOP gồm có:
- Phát triển sản phẩm mang tiêu chuẩn quốc tế: Các sản phẩm có thể dễ dàng
được nhận biết và có tiềm năng phân phối hiệu quả ở các thị trường địa
phương, quốc gia, khu vực và quốc tế.
- Phát triển sản phẩm mang tính độc nhất: Độc nhất nghĩa là các sản phẩm sử
phẩm. Với tinh thần kế thừa sâu sắc những kinh nghiệm của những người đi trước truyền lại từ đời này sang đời khác, các làng nghề sản xuất ra các sản phẩm có giá trị và dễ nhận biết. Do đó, tuy mang tiêu chuẩn quốc tế nhưng các
sản phẩm vẫn mang đậm nét văn hóa của địa phương và là nét nổi bật của địa
phương đó.
- Phát triển năng lực cho con người và cải tiến kỹ thuật thông qua sự hỗ trợ từ
Chính phủ.
Những chiến lược và hoạt động chính của Chương trình:
- Tận dụng nguồn tài nguyên, kiến thức và kinh nghiệm địa phương để sản xuất ra những sản phẩm mang thuộc tính địa phương nổi bật.
- Tập trung sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Hỗ trợ cho làng nghề về hoạt động marketing, đặc biệt chú trọng thường xuyên tổ chức các hội chợ triển lãm sản phẩm làng nghề trong và ngoài nước và tổ chức các trung tâm phân phối sản phẩm OTOP trên khắp đất nước.
- Đẩy mạnh giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Xúc tiến phát triển kinh tếđịa phương và kinh tế vùng.
- Thiết lập sự liên kết mạnh mẽ, chuyên nghiệp giữa các hiệp hội.
- Nhấn mạnh sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan Trung ương và địa phương
trong quá trình sản xuất cũng như mở rộng thị trường quốc gia và quốc tế cho các sản phẩm thông qua hệ thống bán lẻ và mạng Internet.
Để có được thành công của Chương trình này, ngoài việc xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp các chiến lược và hoạt động, lựa chọn phát triển các sản phẩm độc đáo, chất lượng thì bên cạnh đó còn có nhiều hoạt động thực tiễn quan trọng khác như: Lồng ghép các chương trình trong hoạt động giáo dục
(Chương trình “Trẻ em Thái tự hào là người Thái”, tổ chức các cuộc thi cho học sinh với chủ đề về sản phẩm của chính bố mẹ họ làm ra, cho học sinh trực tiếp bắt tay vào làm các sản phẩm thủ công này trong các chương trình ngoại khóa…) nhằm nâng cao ý thức của người dân đặc biệt là lớp trẻ về truyền thống và niềm tự hào đối với các làng nghề; Sự cổ vũ tinh thần từ Nhà Vua Thái Lan
hiện trang trại trồng trọt chăn nuôi và khu vực chế tác...; Thực hiện Dự án “Phát triển doanh nghiệp trẻ” (dự kiến từ ngày 29/9 đến ngày 05/10/2012 sẽ diễn ra triển lãm kết quả của Dự án)…
Trong tương lai, Chương trình OTOP sẽ tiếp tục được phát triển theo một số định hướng như: nâng cấp quá trình sản xuất thông qua nghiên cứu và phát triển, tạo giá trị tăng thêm cho sản phẩm, nâng cao hơn nữa kết nối mạng lưới thông qua Internet, kết hợp phát triển các sản phẩm OTOP gắn với du lịch, văn
hóa…