Chính sách cho TC-MN chồng chéo, chính quyền chưa quan

Một phần của tài liệu xây dựng đề án phát triển mô hình và chiến lược hỗ trợ kinh doanh truyền thống và thủ công mỹ nghệ (Trang 73 - 79)

IV. NHẬN DẠNG NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP

2. Nhận dạng các vấn đề bất cập từ quá trình khảo sát nghiên cứu

2.4. Chính sách cho TC-MN chồng chéo, chính quyền chưa quan

TMDV truyền thống

19) Các hộ sản xuất truyền thống ởĐà Nẵng ít nhận được sự hỗ

trợ đào tạo về kinh nghiệm kinh doanh, các hộ ở các tỉnh MT-TN khác ít nhận được sựđào tạo về WTO từ phía chính quyền

Các hoạt động hỗ trợ của chính quyền và các bên liên quan đối với làng nghề tại Đà

Nẵng tương đối đa dạng, có 70% các hộ trả lời họ đã từng nhận được sự hỗ trợ của

các cơ quan chức năng trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong số các hộ nhận

được hỗ trợ, tỷ lệ các hộ nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm kinh doanh, tiếp thị là

ít, chỉ khoảng 9%.

Biểu đồ 34: Thống kê các hoạt động hỗ trợ hộ sản xuất truyền thống tại Đà

Đối với các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng, tỷ lệ các hộ trả lời có nhận được sự hỗ trợ

từ nhà nước là 56%, thấp hơn tỷ lệ 70% ở Đà Nẵng. Các hoạt động hỗ trợ chủ yếu

là: cho vay vốn phát triển kinh doanh, tỷ lệ 89% những hộ nhận được hỗ trợ; tập

huấn về tiếp thị, kinh doanh, tham quan học tập kinh nghiệp, tỷ lệ 50%.

Tuy nhiên, các hộ tại các địa phương này hầu như không nhận được sự hỗ trợ từ

phía nhà nước về tập huấn, đào tạo chính sách, luật pháp, WTO.

Biểu đồ 35: Thống kê các hoạt động hỗ trợ hộ sản xuất truyền thống tại MT-

20) Các hộ kinh doanh TMDV truyền thống chưa có được sự

bảo hộ thích hợp của nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế

quốc tế

Hiện nay, đối với ngành phân phối – bán lẻ nói chung và các hộ kinh doanh TMDV truyền thống nói riêng chưa có được sự quan tâm đúng mức từ phía Chính phủ. Điều này thể hiện qua một số khía cạnh:

• Chưa có 1 chiến lược tổng thể phát triển ngành phân phối bán lẻ trên phạm vi toàn quốc, các quy hoạch phân phối – bán lẻ của từng địa phương và toàn quốc chậm được xây dựng, triển khai thực hiện. Quy hoạch về mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại . Về khung pháp lý cho ngành phân phối- bán

lẻ, dự thảo Nghị định về Bán lẻ hàng hoá được Bộ Công Thương khởi thảo đã tương đối lâu và vẫn chưa được ban hành. Các văn bản pháp lý có tính chất “khung” cho ngành phân phối bán lẻ chưa được ban hành dẫn tới việc các chính sách, chiến lược hỗ trợ ngành bán lẻ nội địa chậm được ban hành, các cam kết quốc tế về bảo hộ bán lẻ nội địa không được thực hiện triệt để trong thời gian qua

• Theo Luật Đầu tư 2005 và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư 2005 ,ngoại trừ các dự án đầu tư xây dựng chợ loại 1, tất cả các dự án đầu tư trong lĩnh vực

phân phối- bán lẻ khác đều không thuộc danh mục các lĩnh vực dự án

khuyến khích đầu tư hoặc đặc biệt khuyến khích đầu tư.

• Nghị định 69/2009/NĐ-CP Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại Điều 28 về việc các chủ đầu tư phải tự thoả thuận chuyển nhượng, đền bù đối với các dự án thu hồi đất không vì lợi ích công cộng hoặc mục đích an ninh- quốc

phòng.

• Chính sách ưu đãi gần như duy nhất mà các dự án phân phối bán lẻ được hưởng là đối với các dự án phân phối- bán lẻ (xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại, kho, trung tâm logistic) tại vùng nông thôn theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Mặc dù vậy, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã có những hoạt động tích cực và

chủ động trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp TMDV trên địa bàn thành phố. Tuy

nhiên, chính sách đối với đối tượng cửa hàng truyền thống chưa thực sự được quan

tâm mặc dù đây là đối tượng chịu tác động khá lớn trước sự cạnh tranh của các

doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. Kinh phí dành cho đào tạo văn minh thương mại,

các hoạt động đào tạo khác của các Sở liên quan là rất hạn hẹp.

Hoạt động hỗ trợ của chính quyền đối với các hộ chủ yếu là tập huấn về thuế khóa,

chính sách, luật pháp. Các hoạt động về tìm hiểu thông tin thị trường, sản phẩm

mới, giá cả, thị hiếu người tiêu dùng chủ yếu là do các chủ hộ từ tìm hiểu theo kinh

nghiệm và phản hồi của khách hàng. Tuy nhiên, với thực tế là các hộ kinh doanh

TMDV có mối liên hệ bó hẹp trong phạm vi giữa các tiểu thương với nhau, việc

không có sự hỗ trợ của nhà nước trong việc tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh khiến

cho tầm nhìn của các chủ hộ có nhiều mặt hạn chế.

Biểu đồ 36: Kênh tìm hiểu thông tin về kinh doanh của các hộ kinh doanh TMDV tại Đà Nẵng

21) Chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa ngành Công Thương

và Nông nghiêp-Phát triển nông thôn

Nghị định số 134/2004/NĐ-CP và Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ chưa tách bạch rõ ràng chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực công

nghiệp nông thôn giữa Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) với Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như giữa Sở Công nghiệp (nay là Sở Công

thương) với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các địa phương.

22) Nguồn lực hỗ trợ sản xuất cho các hộ sản xuất truyền thống thiếu tập trung

- Các Thông tư hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành có nhiều điểm còn thiếu và bất cập như: hướng dẫn nội dung khuyến công, phát triển nghề, làng nghề còn

chung chung, chưa xác định rõ, cụ thể các nội dung, hình thức thực hiện; chưa

hướng dẫn rõ và thiếu các định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, đơn giá làm căn

cứ thiết kế, lập dự toán kinh phí cho các dự án khuyến công, phát triển nghề, làng

nghề; một số mức chi cụ thể đang áp dụng thấp không phù hợp nên việc lập, thẩm

định, phê duyệt các đề án còn chậm, triển khai một số hoạt động phát triển nghề,

làng nghề còn gặp khó khăn;

- Chưa xây dựng và ban hành được bộ tiêu chuẩn quy định về mức hỗ trợ kinh phí

- Chưa ban hành được văn bản hướng dẫn quy trình thống nhất về quản lý, đánh giá

các dự án khuyến công;

- Mạng lưới cán bộ quản lý và thực hiện công tác phát triển nghề, làng nghề mới có

ở cấp tỉnh, thành phố; Đối với cấp huyện với hàng chục làng nghề, hàng trăm

doanh nghiệp cũng chỉ có tối đa là 2 biên chế cho lĩnh vực quản lý nhà nước về

công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; ở nhiều làng nghề, xã nghề có doanh thu hàng

trăm tỷ đồng với hàng nghìn hộ sản xuất nhưng chưa có người chuyên phụ trách

công tác quản lý nhà nước về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Vì vậy việc

truyền đạt, phổ biến, thực thi các cơ chế chính sách, việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm

tra, giám sát việc phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở các

làng, các xã còn phụ thuộc vào sự nhiệt tình với khả năng ít chuyên môn của lãnh

đạo xã, thôn.

- Bên cạnh đó vẫn còn thiếu một số chính sách như: dựbáo năng lực và nhu cầu thị

trường, chính sách bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, tổ chức phối hợp liên kết

chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất… cho dù các chính sách này không mang tính bắt buộc nhưng cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến việc phát triển nghề và làng nghề trên

địa bàn thành phố.

23) Thu hút đầu tư hạ tầng cho phân phối bán lẻ truyền thống không hiệu quả

PHẦN III: KHUNG LOGIC ĐỀ ÁN MÔ HÌNH HỖ TRỢ HỘ KINH DOANH

THỦ CÔNG - MỸ NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤTRUYỀN THỐNG

TẠI ĐÀ NẴNG, MỞ RỘNG TỚI MỘT SỐ TỈNH MIỀN TRUNG - TÂY

NGUYÊN

Một phần của tài liệu xây dựng đề án phát triển mô hình và chiến lược hỗ trợ kinh doanh truyền thống và thủ công mỹ nghệ (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)