Ngành phân phốibán lẻ chưa được Nhà nước xem là ngành cần ưu

Một phần của tài liệu xây dựng đề án phát triển mô hình và chiến lược hỗ trợ kinh doanh truyền thống và thủ công mỹ nghệ (Trang 33 - 36)

III. RÀ SOÁT KHUNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LÍ ĐỐI VỚI NGÀNH

2. Ngành phân phốibán lẻ chưa được Nhà nước xem là ngành cần ưu

phát triển

Thương mại nội địa, trong đó chủ yếu là phân phối bán lẻ hàng năm đóng góp

khoảng từ 13 đến 15% GDP, tạo công ăn việc làm cho trên 5 triệu lao động, là

trường… . Tuy nhiên trong những năm vừa qua ngành phân phối- bán lẻ chưa có được sự quan tâm đúng mức từ phía Chính phủ:

Chưa có 1 chiến lược tổng thể phát triển ngành phân phối bán lẻ trên phạm vi

toàn quốc, các quy hoạch phân phối – bán lẻ của từng địa phương và toàn quốc

chậm được xây dựng, triển khai thực hiện. Quy hoạch về mạng lưới siêu thị,

trung tâm thương mại . Về khung pháp lý cho ngành phân phối- bán lẻ, mặc dù

có nhiều đề xuất từ cộng đồng doanh nghiệp, từ AVR, tuy nhiên đến nay việc

ban hành Luật Phân phối Bán lẻ vẫn chưa được đưa vào chương trình xây dựng

Luật, Pháp lệnh của Quốc hội. Dự thảo Nghị định về Bán lẻ hàng hoá được đề

xuất đã tương đối lâu và vẫn chưa được ban hành. Các văn bản pháp lý có tính

chất “khung” cho ngành phân phối bán lẻ chưa được ban hành dẫn tới việc các

chính sách, chiến lược hỗ trợ ngành bán lẻ nội địa chậm được ban hành, các

cam kết quốc tế về bảo hộ bán lẻ nội địa không được thực hiện triệt để trong

thời gian qua.

Theo Luật Đầu tư 2005 và Nghịđịnh số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm

2006 của Chính phủ vềhướng dẫn thi hành Luật Đầu tư 2005 , ngoại trừ các dự

án đầu tư xây dựng chợ loại 1, tất cả các dựán đầu tư trong lĩnh vực phân phối-

bán lẻkhác đều không thuộc danh mục các lĩnh vực dự án khuyến khích đầu tư

hoặc đặc biệt khuyến khích đầu tư, điều này dẫn đến việc các dự án đầu tư trong lĩnh vực phân phối bán lẻ, đặc biệt là các dự án của các doanh nghiệp nội

địa không được hưởng các chính sách về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư như giảm thuế

thu nhập doanh nghiệp, giảm tiền thuê đất v.v... theo Luật Đầu tư 2005.

Do đặc thù của ngành kinh doanh dịch vụ, mặt bằng của ngành phân phối bán lẻ đòi hỏi vị trí tốt và diện tích rộng, không có các chính sách ưu đãi về đất đai

cho ngành phân phối – bán lẻ theo Luật Đất đai 2003 hiện hành. Khả năng tiếp

cận quyền sử dụng đất, mở rộng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

phân phối- bán lẻ nội địa là rất khó khăn. Tình hình còn khó khăn hơn khi Nghị

định 69/2009/NĐ-CP Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại Điều 28 về việc các chủ đầu tư phải tự thoả thuận chuyển nhượng, đền bù đối với các dự án thu hồi đất

1

Theo kết luận của Bộtrưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng tại buổi làm việc với AVR ngày 13/3/2012.

không vì lợi ích công cộng hoặc mục đích an ninh- quốc phòng. Quy định này 1

cách gián tiếp đã làm tắc nghẽn các kênh tiếp cận quyền sử dụng đất của doanh

nghiệp phân phối-bán lẻ, vô hiệu hoá các chính sách ưu đãi của Nghị định 61

dưới đây.

Chính sách ưu đãi gần như duy nhất mà các dự án phân phối bán lẻđược hưởng

là đối với các dự án phân phối- bán lẻ (xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại,

kho, trung tâm logistic) tại vùng nông thôn theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP về

Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Các

dự án này đầu tư tại khu vực nông thôn (bên ngoài địa bàn phường, quận của

các tỉnh, thành phố) được xếp vào danh mục đặc biệt ưu đãi đầu tư; được hưởng

các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo Nghị định 61 trong đó quan trọng nhất là được miễn tiền sử dụng đất khi được nhà nước giao đất, được miễn tiền thuê đất

trong trường hợp thuê đất của nhà nước, miễn tiền thuê đất đối với các công

trình phúc lợi công cộng, nhà ở của cán bộ công nhân, đất trồng cây xanh cho

dự án.

Ngoài ra, việc áp dụng các “hàng rào” bảo hộ các nhà phân phối, bán lẻ

nội địa cũng chưa thực sự hiệu quả, cụ thể là:

Chưa có quy định rõ ràng và minh bạch về ENTs. Theo như kinh nghiệm quốc

tế, ngoài ENTs, các hàng rào “kỹ thuật” khác nhằm bảo hộ các nhà bán lẻ trong

nước, đặc biệt là các nhà bán lẻ truyền thống cũng được các nước coi trọng.

Một trong những điểm yếu kém của thị trường dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt

Nam là chưa đưa ra tiêu chí rõ ràng về kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) khi

doanh nghiệp (DN) muốn mở điểm bán lẻ thứ hai trở lên. Sau 5 năm gia nhập

WTO, do không có quy định cụ thể về điều kiện xem xét cấp phép cho nhà đầu

tư nước ngoài về mở điểm bán lẻ thứ hai nên việc cấp phép hoặc từ chối cấp

phép ở các địa phương là tùy tiện. Vì vậy, cần có một “công thức” rõ ràng về

ENT tạo sự minh bạch cho môi trường đầu tư nước ngoài cũng như phát huy

công cụ ENT để bảo hộ ngành phân phối bán lẻ nội địa.

Cụ thể, ban hành quy định về “kiểm tra nhu cầu kinh tế” phải đảm bảo ba tiêu chí:

- Bảo vệ sự ổn định của hệ thống bán lẻ đã hình thành từtrước. Một đơn vị bán lẻ mới ra đời không làm giảm doanh thu, giảm thu nhập và việc làm của hộ kinh doanh cũ.

- Phải xem xét điều kiện về mật độ giao thông tập trung tại khu vực. - Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng tại khu vực đó.

Chưa thực hiện nghiêm túc danh mục “hàng hoá loại trừ lâu dài” đối với các

doanh nghiệp bán lẻ FDI; chưa phân biệt rõ ranh giới giữa bán buôn và bán lẻ

Hiện tượng các doanh nghiệp FDI kinh doanh hàng hoá trong danh mục hàng

hoá loại trừ lâu dài; GPĐT bán buôn nhưng kinh doanh bán lẻ trá hình được

phản ảnh nhiều, nhưng cơ quan chức năng chưa có biện pháp xử lý.

3. Các hoạt động hỗ trợ tiểu thương kinh doanh TMDV truyền thống và sản xuất TC-MN- Làng nghề còn thiếu- Hệ thống các cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu xây dựng đề án phát triển mô hình và chiến lược hỗ trợ kinh doanh truyền thống và thủ công mỹ nghệ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)