Tác động của chất thải ô nhiễm tới môi trường làng nghề

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề tái chế kim loại xã đại bái, huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 34)

- Tái chế kim loại B ụi, CO, hơi kim loại, hơ

1.3.3. Tác động của chất thải ô nhiễm tới môi trường làng nghề

1.3.3.1. Tác động tới môi trường xung quanh

Không khí làng nghề bị ô nhiễm do khói từ các lò nấu thủ công ở các làn nghề sử dụng than, củi tỏa ra nhiều bụi và các khí độc hại như CO, CO2, SO2… Nước thải sản xuất không qua xử lý, thải trực tiếp ra các ao, hồ, mương và thải ra các sông tiếp nhận. Các chất thải rắn đổ bừa bãi khắp nơi làm môi trường bị ô nhiễm, giảm năng suất cây trồng vật nuôi hoặc gây nhiễm độc theo dây chuyền thực phẩm, chất lượng sông, ao, hồ giảm sút. Có thể thấy qua một số ví dụ:

Làng nghề sơn mài Hạ Thái (Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội): Ao đình làng (rộng 5 sào) nơi tiếp nhận nước thải từ một số hộ sản xuất bị ô nhiễm tới mức cá ở ao không ăn được vì có mùi dầu, sơn (Đặng Kim Chi và cs., 2011).

Làng nghề tái chế giấy Phong Khê (Yên Phong, Bắc Ninh) thải ra hàng chục tấn chất thải rắn như xỉ than, nilon, giấy vụn. Cánh đồng Cầu Tiến 3 mẫu bỏ hoang, không thể trồng được cây gì cho năng suất cao. Hàng ngày, khoảng 300m3 nước thải không xử lý đổ ra sông Ngũ Huyện Khê gây ô nhiễm nặng (Đặng Kim Chi và cs., 2011).

Làng nghề tái chế sắt Đa Hội thải ra môi trường từ 350 – 400m3 nước thải trong đó có nươc thải các xưởng mạ chứa kim loại nặng, axit, kiềm không qua xử lý đưa vào nguồn tiếp nhận là sông Ngũ Huyện Khê. Kết quả phân tích cho thấy nước thải từ các làng nghề này có hàm lượng BOD5 vượt TCCP 7 lần, hàm ượng COD gấp 8 lần TCCP (Đặng Kim Chi và cs., 2011).

Làng nghề giết mổ gia súc Phúc Lâm (Việt Yên, Bắc Giang) có 30 lò mổ hoạt động thường xuyên, thải 9000 kg chất thải mỗi ngày. Ao làng tiếp nhận nước thải, dưới đáy có hàng tấn xương trâu bò ngâm nên 90% ao hồ không nuôi được cá. Giếng khoan có mùi tanh, nước đen, nhiễm khuẩn E.Coli cao hàng chục lần so với TCCP, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt và sản xuất.

1.3.3.2. Tác động tới sức khỏe của người lao động, dân cư làng nghề

Ô nhiễm môi trường làng nghề làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động và sinh sống tại chính làng nghềđó. So sánh giữa các khu vực làng nghề và không làm nghề cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh của các đối tượng khu vực làng nghề cao hơn hẳn so với khu vực thuần nông (BTNMT, 2008).

Theo một báo cáo của trung tâm y tế Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) về tỷ lệ bệnh tật tại làng nghềđá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng) cho thấy tỷ lệ người dân làm nghề mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với dân cư không làm nghề (bảng 1.5).

Bảng 1.5: Tỷ lệ bệnh tật tại làng nghềđá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng) tính trên tổng số dân của khu vực

TT Các loại bệnh thường gặp Người dân làm nghề (%) Dân cư không làm nghề (%) 1 Bệnh ngoài da 14 0,012 2 Đau mắt 2,3 0,24 3 Đau ngang thắt lưng 12,8 - 4 Bệnh về thần kinh 2,3 0,07 5 Bệnh dạ dày 4,6 - 6 Bệnh về thận 1,2 - 7 Bệnh vềđường hô hấp 4,6 0,13 8 Viêm đường ruột 1,2 0,43 9 Bệnh thấp khớp 4,6 0,34 10 Bệnh tim và huyết áp 1,2 0,4 11 Răng hàm mặt 1,2 0,024 12 Tai mũi họng 8,4 0,39 (Nguồn: BTNMT, 2008)

Mỗi nhóm làng nghề thường có các yếu tố nguy cơ ô nhiễm môi trường đặc trưng, vì vậy ảnh hưởng của hoạt động làng nghề đến sức khỏe người dân cũng khác nhau. Cụ thể là:

- Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ: bệnh ngoài da, viêm niêm mạc (như nấm kẽ, nấm móng, dày sừng gan bàn chân, viêm chân tóc, viêm nang lông…), đường ruột là những bệnh phổ biến

- Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: các bệnh thường gặp chủ yếu tập trung vào bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, thần kinh. Riêng ở các làng nghề thuộc da, các bệnh mắc phải là bệnh ngoài da, tiêu hóa và hô hấp.

- Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: bệnh đặc trưng của người dân và người lao động tại nhóm làng nghề này gồm bệnh về hô hấp, tiêu hóa, bệnh phụ khoa và các bệnh về mắt.

- Làng nghề tái chế phế liệu: các bệnh thường gặp là bệnh về hô hấp, bệnh thần kinh và đặc biệt tỷ lệ người mắc bệnh ung thư tương đối cao.

- Làng nghề thủ công, mỹ nghệ, thêu ren: bệnh về đường hô hấp và bệnh ngoài da là những bệnh đặc trưng tại nhóm làng nghề này. Tỷ lệ mắc bệnh tại một số làng nghề thể hiện ở bảng 1.6. Bảng 1.6: Một số bệnh thường gặp tại các làng nghề Làng nghề Ngành sản xuất Tỷ lệ mắc bệnh (%) Đường hô hấp Suy nhược thần kinh Ngoài da Đau lưng mãn Đường ruột Bệnh khác Đông Mai - Hưng Yên Tái chế chì 65,6 71,7 - 46,9 29 Nhiễm độc chì 100% Văn Môn – Bắc Ninh Tái chế kim loại 64,4 54,5 23,1 - - - Vân Hà – Bắc Giang Sản xuất rượu 44,4 - 68,5 - 58,8 - (Nguồn: BTNMT, 2008)

Một số làng nghề có đặc thù sản xuất dẫn tới các bệnh mãn tính nguy hiểm như ung thư, quái thai, nhiễm độc kim loại nặng. Đặc biệt là các làng nghề tái chế nhựa, tái chế chì, kim loại, thuộc da... Riêng đối với phụ nữ, ảnh hưởng tới sức khỏe càng rõ rệt như gây rối loạn phụ khoa, đau lưng, đau thần kinh… Đối với trẻ em, tỷ lệ viêm đường hô hấp rất cao, 80-90% tại các làng nghề tái chế chất thải, đặc biệt là với làng nghề tái chế chì Đông Mai, 25 trẻ em bị di chứng ngớ ngẩn, thọt chân, bại liệt, mù…(BTNMT, 2008).

Ô nhiễm môi trường làng nghề còn làm suy giảm tuổi thọ người dân. Trong thời gian gần đây, tại nhiều làng nghề, tỷ lện người mắc bệnh (đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi lao động) đang có xu hướng tăng cao. Theo các kết quả nghiên cứu của Tổng cục môi trường (2008) cho thấy tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình của toàn quốc và so với làng không nghề tuổi thọ này cũng thấp hơn từ 5-10 năm (BTNMT, 2008).

Theo báo cáo của Cục bảo vệ môi trường trong “Chương trình điều tra, đánh giá tác động sức khỏe môi trường tại làng nghềđúc cơ khí Tống Xá (Nam Định)” tại làng nghềđúc cơ khí Tống Xá (Nam Định), tuổi thọ trung bình của người dân là 60 tuổi, thấp hơn khoảng gần 10 tuổi so với bình quân chung toàn quốc. Trung bình mỗi người dân nơi đây phải đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế khoảng 2,5 lần/năm và có xu hướng tập trung vào những người trong độ tuổi lao động. Những bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất là bệnh hệ hô hấp, bệnh tai mũi họng và bệnh hệ tiêu hóa; đặc biệt có đến 67% chị em phụ nữ mắc bệnh phụ khoa. Đó cũng là các bệnh có liên quan khá mật thiết với ô nhiễm môi trường. Cũng theo chương trình này, số người bị chết do ung thư phổi, gan, dạ dày tại làng nghề này từ năm 2000 đến nay chiếm tỷ lệ rất cao (25,5%), cao hơn do các bệnh khác. Đa số các ca trẻ chết sơ sinh đều là bị dị tật bẩm sinh hoặc đẻ non. Đây có thể là hậu quả do ô nhiễm môi trường của sản xuất làng nghề gây ra (BTNMT, 2008)

1.3.3.3. Tác động đối với phát triển kinh tế

Ô nhiễm môi trường do sản xuất và hoạt động xã hội gây ra bao giờ cũng gây ra các thiệt hại kinh tế dù lớn hay nhỏ. Xét riêng về ô nhiễm do sản xuất ở

các làng nghề nước ta hiện nay, các thiệt hại kinh tế chủ yếu là:

- Ô nhiễm môi trường làng nghề gây tác hại xấu tới sức khỏe người lao động và cộng đồng dân cư làng xã, làm tăng chi phí khám, chữa bệnh, làm giảm năng suất lao động, mất ngày công lao động do nghỉốm đau và chết non…

- Ô nhiễm môi trường không khí làng nghề, đặc biệt là khí thải từ các lò nung gạch ngói, nung vôi thủ công, làm giảm năng suất sản xuất nông nghiệp đối với các đồng ruộng, vườn tược xung quanh, nhất là khí thải đúng vào thời kỳ cây trổ bông, ra hoa kết quả. Ô nhiễm môi trường nước làng nghề đã làm nhiều ao, hồ, sông ngòi trước đây là nơi nuôi trồng rau, nuôi cá, nay phải bỏ hoang… Cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu lượng giá các thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra đối với sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

- Ô nhiễm môi trường làng nghề làm giảm sức thu hút đối với du lịch, giảm lượng khách du lịch và dẫn đến các thiệt hại về kinh tế.

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề tái chế kim loại xã đại bái, huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)